Một số kiến nghị tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong NHTM Việt Nam (Trang 54 - 58)

Thương mại Việt Nam

3.1 Kiến nghị với NHNN

3.1.1 NHNH cần hoàn thiện các văn bản quy định về phân loại nợ

Trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng cũng như quy định về các tỷ lệ bao đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung.

Hiện nay việc phân loại nợ và trích lập , sử dụng dự phòng để lý rủi ro tín dụng được thực hiện theo quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN của thống đốc Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ban hành ngày 22/4/2005 là một quyết định cần thiết, hợp lý trong việc hướng dẫn hoạt động tín dung của NHTM. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng còn chưa rõ việc phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Vì vậy, thời gian tới NHNN cần ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể thực hiện quyết định 493 đồng thời nghiên cứu, hoàn thiện các quy định giúp các NHTM hạn chế được rủi ro trong hoạt động quản lý của NHNN cũng dễ dàng hơn.

3.1.2 Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng

Trung tâm thông tin ín dụng là tổ chức chuyên thu thập, cung cấp thông tin về rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp các ngân hàng hay nhà đầu tư muốn có được các thông tin phải bỏ tiền ra mua.

Hiện nay, ở Việt Nam NHNN cũng có trung tâm thông tin tín dụng CIC. Tuy nhiên, trung tâm này chỉ thực hiện cung cấp thông tin về các doanh nghiệp một cách sơ sài, không cập nhật. Vì vậy, hiệu quả đem lại chưa cao. Để giải quyết vấn đề này, NHNN nên đưa ra những quy định bắt buộc các nhà hàng cung cấp thường tin đầy đủ, chi tiết hơn. NHNN nên tổ chức trung tâm này dưới dạng các công ty hoạt động độc lập cạnh tranh lẫn nhau làm cho cung cấp có chất lượng giúp các NHNN hạn chế rủi ro tín dụng.

3.2. Kiến nghị với chính phủ.

3.2.1. Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý.

Hiện nay, các NHTMVN đang chịu sự điều chỉnh của luật các tổ chức tín dụng. Sau nhiều năm đi vào hoạt động, luật này có một số điểm không còn phù hợp với sự biến động nhanh chóng của các NHTM nữa.

Nhà nước nên đổi mới và hoàn thiện hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra Nhà nước cũng cần có những biện pháp nhằm đảm bảo môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp và NHTM

3.2.2.Chấn chỉnh hoạt động của hệ thống doanh nghiệp

Trong vài năm gần đây, hệ thống doanh nghiệp đang góp phần rất lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, hoạt động ngày một đi vào nề nếp. Tuy nhiên,vẫn còn tồn tại một số vấn đề nhức nhối trong các doanh nghiệp hiện nay như tình trạng trốn thuế, lậu thuế diễn ra khá phức tạp, các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh chưa bài bản. Điều này khiến cho hoạt động cho vay của NHTM gặp nhiều rủi ro. Vì vậy, trong

thời gian tới chính phủ một mặt cần tạo điều kiện, mặt khác chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp đó.

Trước hết, Chính Phủ cần đổi mới trong việc cấp phép kinh doanh đảm bảo các doanh nghiệp phải đủ điều kiện về vốn, năng lực của cán bộ điều hành và phương án kinh doanh, tăng cường công tác kiểm tra giám soát sau khi cấp phép.

Đồng thời, Nhà nước cũng cần tăng cường kiểm toán bắt buộc từ đó phát hiện sai sót, gian lận. Nếu doanh nghiệp làm ăn tốt cần khuyến khích và nhân rộng mô hình, ngược lại cũng cần có thái độ xử lý kiên quyết.

Tuy nhiên,việc quản lý Nhà nước cũng cần đổi mới theo hướng tăng tính tự chủ trong doanh nghiệp không nên can thiệp quá sâu mà chỉ quản lý ở tầm vĩ mô.

KẾT LUẬN

Như vậy, có thể nói rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động của NHTM, tồn tại khách quan và không thể tránh khỏi. Rủi ro tín dụng có thể được tạo ra từ nhân tố khách quan (môi trường kinh doanh) hay nhân tố chủ quan (ngân hàng, khách hàng). Nó không chỉ làm suy giảm nền kinh tế mà còn ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng: làm uy tín của ngân hàng bị suy giảm, khả năng cạnh tranh thấp đi, lợi nhuận giảm, thậm chí có thể gây phá sản ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay khi rủi ro tín dụng còn cao ở hầu hết các NHTM, các ngân hàng cần có chính sách quản trị rủi ro tín dụng hợp lý để giảm tối thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Do vậy, yêu cầu đặt ra hiện nay đối với các NHTM nước ta là cần phải xây dựng được chính sách quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển của ngân hàng mình. Đồng thời, Nhà nước và Chính phủ cũng cần phải có những quy định, chính sách hợp lý để giúp các NHTM giảm tối thiểu rủi ro tín dụng. Và nếu các ngân hàng có thể quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả thì chắc chắn trong tương lai các NHTM Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong NHTM Việt Nam (Trang 54 - 58)