Nguyên nhân thuộc về khách hàng:

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong NHTM Việt Nam (Trang 42 - 46)

2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ở Việt Nam: 1 Nguyên nhân do môi trường kinh tế:

2.3.Nguyên nhân thuộc về khách hàng:

Năng lực khách hàng yếu kém: Năng lực quản trị của doanh nghiệp có tác động lớn và là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu, các ngân hàng thương mại khi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vay vốn sẽ ít gặp phải rủi ro tín dụng hơn

là cho các doanh nghiệp khác vay. Đó là vì các doanh nghiệp nước ngoài có chất lượng quản trị doanh nghiệp, môi trường kiểm soát nội bộ, dự án kinh doanh được xây dựng rất cụ thể, rõ ràng và cẩn trọng. Một vài khoản vay có thể phải gia hạn khi môi trường kinh doanh gặp khó khăn như giá nguyên vật liệu tăng, chu kỳ kinh tế đi xuống, doanh nghiệp có trình độ năng lực quản trị cao luôn biết làm điều tốt nhất cho doanh nghiệp mình, thời hạn cho vay có thể phải kéo dài nhưng khả năng trả nợ vẫn được đảm bảo.

Nước ta đang trong giai đoạn tăng trưỏng mạnh, nhiều doanh nghiệp hoạt động phải dựa vào vốn vay ngân hàng, vì thế một biến động nhỏ của lãi suất cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn tài chính. Thêm vào đó là sự lạc hậu nhanh chóng của máy móc thiết bị khiến cho năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao dẫn đến sản phẩm không tiêu thụ được, doanh nghiệp bị thua lỗ không còn đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Hiện nay, nhiều chủ doanh nghiệp do hám lợi một cách thiểu hiểu biết, đã vay vốn ngân hàng vào kinh doanh bất động sản, đất đai - một lĩnh vực kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro. Do thiếu hiểu biết nên khả năng bị thua lỗ rất cao gây thiệt hại cho ngân hàng.

Mặt khác, ở nước ta hiện nay,các nhà quản trị doanh nghiệp vẫn chưa có được những kiến thức sâu rộng về vấn đề quản trị nên năng lực quản lý còn rất yếu kém. Hiện nay chúng ta mới quan tâm nhiều hơn tới việc đào tạo đội ngũ những người làm nghề quản trị kinh doanh, làm nghề giám đốc, vì vậy không ít những doanh nghiệp khởi đầu bằng những dự án khả quan, với một kỳ vọng tốt đẹp nhưng không bao lâu lại đi đến phá sản, kéo theo những khoản nợ khó đòi của một hoặc một số ngân hàng thương mại nào đó.

Rủi ro do triển vọng ngành: Triển vọng ngành phát triển hay bão hoà là yếu tố cần phải xem xét để có quyết định đầu tư cho đúng đắn. Nhiều

doanh nghiệp nước ta nhận thấy kinh tế tăng trưởng cao nên đã vay vốn ngân hàng để đầu tư quá mức vào hàng xa xỉ, hàng bền vững. Nhưng thực tế hàng này vẫn chưa bán được nhiều, dẫn đến nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ không thể trả nợ cho ngân hàng.

Rủi ro do thiếu thích nghi cạnh tranh: Cạnh tranh là yếu tố tất yếu của nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế nước ta đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ, phức tạp thậm chí thiếu lành mạnh. Vì vậy, rủi ro do thiếu cạnh tranh là vô cùng lớn và có tính phổ biến: kể cả doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn.

Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa, cạnh tranh không chỉ ở trong nước mà còn cả ở nước ngoài.

Yếu tố thương hiệu và khả năng cạnh tranh có ảnh hưởng lớn tới sự thành công của hàng hoá, sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường, nhiều ngân hàng đã tài trợ vốn lưu động dưới dạng hạn mức mà không cần đánh giá kỹ từng món vay cụ thể. Khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ khó có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập, vay vốn ngân hàng nhưng do khả năng cạnh tranh yếu kém cũng không thu được lợi nhuận và khoản vốn vay ngân hàng trở thành những khoản nợ khó đòi.

Thiếu đa dạng hoá trong kinh doanh: Đa dạng hoá trong kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp giảm rủi ro khi phụ thuộc vào một vài đối tác và ngành hàng nhất định. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang đâu tư chuyên sâu về một loại mặt hàng. Khi ngành hàng đó gặp khó khăn, doanh nghiệp có nguy cơ đổ vỡ rất cao và gây rủi ro tín dụng cho những ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn.

Rủi ro do tư cách của người vay kém: Không ít những chủ doanh nghiệp hoặc cá nhân vay vốn không chỉ kém về năng lực quản trị, điều hành mà còn kém về tư cách – xét theo góc độ ý muốn hoàn trả nợ vay.

Mặc dù đa số người vay đều mong muốn trả được nợ ngân hàng từ hiệu qủa hoạt động kinh doanh của mình nhưng bên canh đó vẫn có rất nhiều người muốn chiếm đoạt vốn ngân hàng. Họ tim mọi cách lừa gạt cán bộ ngân hàng, đưa ra những triển vọng không có thật của dự án, chuẩn bị những bộ hồ sơ hoàn chỉnh và chu đáo nhất khiến cho nhiều cán bộ ngân hàng có phán đoán sai lầm. Sau khi lấy được vốn ngân hàng họ có thể bỏ trốn, để lại cho ngân hàng những khoản nợ không thể thu hồi được.

Thậm chí có nhiều người vay vốn ngân hàng, kinh doanh có lãi nhưng vẫn chây ì không chịu trả nợ cho ngân hàng, họ cố gắng sử dụng nguồn vốn của ngân hàng càng lâu càng tốt.

Như vậy, có thể nói rủi ro tín dụng ở Việt Nam không chỉ từ môi trường kinh doanh mà còn từ chính ngân hàng và khách hàng đi vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong NHTM Việt Nam (Trang 42 - 46)