Quy định đối tượng phải mua bảo hiểm các khoản tín dụng:

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong NHTM Việt Nam (Trang 53 - 54)

2. Một số biện pháp hạn chế và phòng ngừa RRTD: 1 Điều chỉnh chính sách tín dụng:

2.8.Quy định đối tượng phải mua bảo hiểm các khoản tín dụng:

Để đảm bảo an toàn cho các khoản tín dụng, một hình thức rất được ưa chuộng hiện nay là mua bảo hiểm cho các khoản tín dụng.

Rủi ro tín dụng là điều không mong muốn của các NHTM và thậm chí là của khách hàng khi họ không thể lường trước được những sự việc khách quan xảy ra như lạm phát, kinh tế suy thoái…

Chẳng hạn như một khách hàng rất có uy tín cũng có thể mắc phải rủi ro tín dụng khi ông ta bị chết hoặc tàn phế. Hoặc là hỏa hoạn, lũ lụt cũng có thể làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp. Trong những trường hợp như vậy công ty bảo hiểm sẽ trả cho Ngân hàng khoản nợ của khách hàng giúp Ngân hàng tránh được tổn thất. Các NHTM cần phải xác định những loại hình người vay phải được bảo hiểm.

Hình thức bảo đảm ngày càng trở nên phổ biến là HĐBH nhân thọ. Nó sẽ thanh toán nốt số tiền nợ ngân hàng khi người vay chết. Hoặc giá trị tiền mặt của HĐBH nhân thọ cũng được đưa ra làm TSBĐ.

Hiện nay xuất hiện một hình thức bào hiểm hơi khác. Đó là tái bảo hiểm. Nếu người vay không thể trả nợ thì tái bảo hiểm thanh toán toàn bộ và công ty bảo hiểm có quyền đòi nợ dựa trên giấy chứng nhận nợ của khách hàng. Tuy nhiên phí tái bảo hiểm là khá cao. Chính sách cho vay của ngân hàng cần quy định rõ đối tượng của tái bảo hiểm.

Tóm lại, để hạn chế rủi ro tín dụng ở mức tối thiểu, nâng cao khả năng sinh lời của các NHTM là một đề tài các nhà quản trị ngân hàng đã và đang nghiên cứu không ngừng để đạt được tỉ lệ rủi ro như mong muốn. Hy vọng với những giải pháp trên đây kết hợp với các mô hình lượng hóa rủi ro sẽ giúp các NHTM nâng cao năng lực canh tranh trên TTTC khu vực.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong NHTM Việt Nam (Trang 53 - 54)