1.Cục Quản lý cạnh tranh
Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan trực thuộc Bộ Thương Mại thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Để nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Cục nên không ngừng tích cực triển khai một số biện pháp sau đây:
Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
Hướng dẫn triển khai công tác bảo vệ người tiêu dùng tại các tỉnh, thành phố.
Xây dựng phương án hỗ trợ văn phòng khiếu nại của người tiêu dùng.
Phối hợp chặt chẽ với Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng TW và các Hội địa phương để đẩy mạnh hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Một số biện pháp để phát triển cơ quan và mạng lưới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tương lai: Bộ Thương Mại tiếp tục hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai công tác của các Sở Thương mại / Sở Thương mại- du lịch. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật bảo vệ người tiêu dùng…thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Xây dựng và cung cấp thông tin về công tác bảo vệ người tiêu dùng trên website của Cục Quản lý cạnh tranh. Thúc đẩy việc đưa nội dung tiêu dùng tiết kiệm bền vững vào chương trình giáo dục trong trường học. Để làm được điều này, bên cạnh những nỗ lực của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Thương Mại, và các Sở Thương Mại / Sở Thương Mại – Du lịch, sự phối hợp chặt chẽ tích cực của các Bộ, Ngành, cơ quan báo chí, các tổ chức bảo về người tiêu dùng cũng như chính bàn thân người tiêu dùng.
Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn.
Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan có liên quan trong hoạt động động kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các kíên nghị về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi quyền hạn hoặc chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
3. Các cơ quan chuyên ngành
Các cơ quan chuyên ngành bao gồm các cơ quan có liên quan như Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Văn hoá thông tin, Bộ Công nghiệp…
Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Thương Mại hơn nữa để thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:
- Góp ý kiến cho các văn bản pháp luật của Nhà nước không những là nghĩa vụ và quyền lợi của các cơ quan chuyên ngành mà với các hội bảo vệ người tiêu dùng còn là trách nhiệm với người tiêu dùng, một phương tiện để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tác động vào chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước là một cách bảo vệ người tiêu dùng từ gốc và có tác dụng bao trùm, rộng khắp và lâu dài.
- Xây dựng trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật của phạm vi ngành, lĩnh vực của mình quản lý có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục- truyền thông về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi ngành, lĩnh vực mà mình quản lý.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp.
Trong thời gian tới, các cơ quan chuyên ngành nên tăng cường năng lực quản lý và xây dựng hệ thống tổ chức quản lý về sinh an toàn thực thẩm (VSATTP). Một số giải pháp có thể thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hoá, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng VSATTP phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Giám sát tình hình ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm và có nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm. Xây dựng hệ thỗng giám sát ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm và tham gia hệ thống giám sát ô nhiễm thực phẩm và ngộ độc thực phẩm quốc tế.
Đẩy mạnh công tác thông tin và giáo dục và truyền thông VSATTP tại cộng đồng: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về VSATTP và các văn bản quy phạm pháp luật cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Xã hội hoá công tác truyền thông VSATTP và phát triển đội ngũ cộng tác viên tuyên truyền về VSATTP.
Xây dựng và phát triển hệ thống kiểm nghiệm VSATTP tại các Bộ, ngành và phạm vi trên cả nước. Xây dựng mạng thông tin về nhu cầu kiểm nghiệm và quản lý kết quả kiểm nghiệm.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra thanh tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP
Tăng cường các hoạt dộng phối hợp liên ngành trong hoạt động kiểm soát VSATTP và xây dựng các mô hình điểm bảo đảm VSATTP vận dụng nguyên tắc của các hệ thống quản lý tiên tiến; mở rộng áp dụng các mô hình trong các cơ sở sản xuất và cộng đồng.
Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phục vụ công tác quản lý VSATTP. Tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm. Nâng cao mức đầu tư cho công tác VSATTP từ trung ương đến địa phương.
4. Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam – VINASTAS
Nâng cao hoạt động hiệu quả hoạt động của hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam – VINASTAS để giải quyết vấn đề bảo vệ người tiêu dùng
Nghiên cứu tổ chức hoạt động cho mọi thành viên của Hội : hoạt dộng của ban chấp hành Hội cần gắn kết tốt hơn với các ngành hữu quan thông qua các đại diện trong Hội, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp: Nhà nước và nhân dân. Hoạt động của các chi hội và hội viên: vận động hướng dẫn người tiêu dùng biết cách tự bảo vệ trong tiêu dùng tham gia các hoạt dộng nâng cao nhận thức trong tiêu dùng, biết cách tố cáo các hoạt đọng vi phạm quyền của người tiêu dùng.
Phối hợp các hoạt động đời sống văn hoá ở khu dân cư. Đưa vào quy chế xây dựng khu phố văn hoá nội dung về bảo vệ người tiêu dùng, chống buôn bán không trung thực có hại cho người tiêu dùng.
Phối hợp hợp lý các hoạt động khuyến khích nhà sản xuất kinh doanh lành mạnh có trách nhiệm và thông tin trung thực cho người tiêu dùng.
Tăng cường sự hỗ trợ, phối hợp giữa các thành viên trong liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh; tranh thủ sự hỗ trợ và phối hợp của các thành viên VINASTAS.
Tăng cường hoạt động của văn phòng khiếu nại của người tiêu dùng, phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết có hiệu quả các khiếu nại.
Thông tin giáo dục cho người tiêu dùng cần tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, mở rộng cả nội dung và hình thức để đạt hiệu quả hơn.
Tạo nguồn thu cho Hội thông qua hoạt động nhận viện trợ của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để có ngân sách chi cho các hoạt động quảng bá, tuyên truyền và trả lương cho nhân viên, đồng thời thu hút các thành viên trẻ tuổi có năng lực, trình độ, và hiểu biết về quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng.
Tăng cường, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, thông tin, hướng dẫn người tiêu dùng dưới nhiều hình thức: bài viết, trả lời phỏng vấn đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, biên soạn các bản hướng dẫn gửi các Hội địa phương, tổ chức các cuộc hội thảo, triển lãm…
Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng để đưa tới người tiêu dùng nhiều thông tin chính xác, kịp thời và đúng đắn về các vấn đề liên quan tới người tiêu dùng.
Thường xuyên tổ chức các cuộc họp báo nhằm thông tin về các hoạt động của Hội và của Cục Quản lý cạnh tranh trong việc đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cần coi trọng hơn nữa công tác phản biện xã hội, trước hết là phản biện cho các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; tham gia ý kiến vào sửa đổi và bổ sung các quy định pháp luật đối với luật tiêu chuẩn và
quy chuẩn, luật về chất lượng hàng hoá, nghị đình và thông tư hướng dẫn về ghi nhãn hàng hoá.
Hội tham gia và kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước về những chủ trương, chính sách, phương hướng kế hoạch và biện pháp nhằm phất triển hơn nữa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .
Hội đại diện cho người tiêu dùng trong các khiếu nại, tranh chấp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ trong truờng hơpự được uỷ nhiệm. Khi quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm thì hội trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình thực hiện việc khiếu nại,tố cáo, khởi kiện theo quy định của phấp luật về khiếu nại , tố cáo.
Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng , tiếp nhận các khiếu nại của người tiêu dùng và tổ chức hoà giải với tổ chức,các cá nhân sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của người tiêu dùng, Hội hướng dẫn, giúp đỡ họ đưa khiếu nại tới cá cơ quan có thẩm quyền dể giải quyết theo quy định của pháp luật.
5. Đối với Doanh nghiệp
Trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh hiện nay, quyền lợi của người tiêu dùng phải được đặt lên hàng đầu, có lúc còn cao hơn cả lợi nhuận của doanh nghiệp, là điều kiện “ sống còn” của doanh nghiệp. Cho dù với phạm vi nào thì cũng phải đảm bảo mục tiêu đã đề ra là sản phẩm được chọn phải đúng thực chất, chất lượng và an toàn .
Các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa nói riêng cần phải tuân thủ pháp luật, đặc biệt là Luật doanh nghiệp, Luật cạnh tranh, Luật dân sự, Luật thương mại, Luật sở hữu trí tuệ; Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh đo lường, Pháp lệnh chất lương hàng hoá. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, phải thông tin quảng cáo chính xác và trung thực; đồng thời phải giải quyết kịp thời mọi khiếu nại của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
Quy chuẩn Việt Nam quy định các chỉ tiêu và mức giới hạn của đặc trưng kỹ thuật và yêu cầu quản lý nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh, sức khoẻ con người, bảo vệ động thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia,quyền lợi người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác .
Doanh nghiệp cần kiện toàn tổ chức và đẩy mạnh hoạt động công nhận và hoạt động chứng nhận sự phù hợp : tổ chức công nhận và các tổ chức chứng nhận sự phù hợp thông lệ quốc tế và phục vụ tốt các yêu cầu của cơ quan Nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá nói chung và sản phẩm sữa nói riêng nói cũng như yêu cầu sản xuất kinh doanh được quốc tế thừa nhận.
* Hoàn thiện về cơ chế, phương thức và tổ chức bảo đảm khả năng kiểm soát tốt đối với chất lượng hàng hoá nói chung và hàng nhập khẩu, phòng ngừa và ngăn chặn hàng hoá kém chất lượng không bảo đam an toàn, chống gian lận thương mại, không làm ảnh hưởng tói hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.
* Xây dựng các trung tâm, phòng thí nghiệm mang tầm quốc gia và quốc tế đủ năng lực để thử nghiệm chất lượng hàng hoá nói chung và chất lượng sản phẩm sữa nói riêng, bảo đảm có thể thử nghiệm, phân tích, đánh giá được chất lượng của hàng hoá cũng như những rủi ro , nguy cơ tiềm ẩn của chúng đối với con người và môi trường.
* Xây dựng cho doanh nghiệp một văn hoá kinh doanh lành mạnh , cần nhìn nhận người tiêu dùng như là một nhân toó cho sự pát triển bền vững xủa chính bản thân doanh nghiệp cũng như toàn xã hội.
Doanh nghiệp cần tăng cường giúp đỡ người tiêu dùng hiểu rõ về pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có thêm thông tin khi lựa chọn , sủ dụng hang hoá dịch vụ; cách thức bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Doanh nghiệp phải chú trọng lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người tiêu dùng, đặc biệt trong việc thực hiện cam kết bảo hành, giải quyết khiếu nại từ phía người tiêu dùng.
Tham gia chống lại các hành vi lừa dối người tiêu dùng như sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng…Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc phát hiện, thanh tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, quy định về ghi nhãn hàng hoá, nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .
6. Đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng phải có những hiểu biết cơ bản về quyền và nghĩa vụ của mình một cách toàn diện: người tiêu dùng cần tự bảo vệ mình trong việc tiêu dùng hàng hoá dịch vụ gây tổn hại tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục, gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của mình và cộng đồng.
* Tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm do Cục Quản lý cạnh tranh và các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng tổ chức để có thể phân biệt hàng giả, hàng thật, hàng kém chất lượng; đồng thời nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của mình, và thu thập thông tin mới về tình hình vi phạm quyền của người tiêu dùng.
* Người tiêu dùng cũng cần cân nhắc kỹ càng trước khi mua những hàng không rõ nguồn gốc hay có những dấu hiệu của hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng. Không tiêu dùng các hàng hoá, dịch vụ kém chất lượng, các sản phẩm gây tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục, gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của mình và cộng đồng.
* Phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, các hành vi gian dối về đo lường, chất lượng, nhãn hiệu hàng hoá, giá cả và các hành vi lừa dối khác của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ, gây thiệt hại cho mình và cộng đồng theo quy định của pháp luật. Đưa ra ý kiến phê bình hay kiến nghị về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và lên tiếng bảo vệ mình thông qua các cơ quan ngôn luận, cũng như tố cáo với các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về hành vi của tổ chức, các nhân sản xuất, kinh doanh xâm phạm quyền lợi người tiêu
dùng, những hành vi vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm của cơ quan Nhà nước hay viên chức chịu trách nhiệm về bảo về người tiêu dùng. Người tiêu dùng cần tự ý thức bảo vệ quyền lợi của mình trước các thủ đoạn lừa đảo, ép buộc từ phía các nhà sản xuất hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Hiểu về các thủ tục hành chính liên quan tới khiếu nại, tố cáo các hành vi gian lận thương mại. Cần