Nguyên nhân của những tồn tại trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng đối với sản phẩm trong ngành sữa Việt Nam (Trang 43 - 51)

IV. Đánh giá chung về thực trạng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong ngành

2.Nguyên nhân của những tồn tại trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

hợp hành động của các ngành, các cấp thuộc các cơ quan thực thi pháp luật, thông tin chưa đầy đủ, giáo dục chưa đồng bộ, đặc biệt ý thức tự bảo vệ của người tiêu dùng chưa cao.

2. Nguyên nhân của những tồn tại trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dùng

2.1. Với cơ quan quản lý Nhà nước :

Hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa hoàn chỉnh: Luật bảo vệ người tiêu dùng chưa có. Các nghị định hướng dẫn chưa chi tiết và cụ thể để có thể đi vào cuộc sống. Các thủ tục hành chính về khiếu nại, tố cáo còn rườm rà, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức khi muốn khiếu nại tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bộ máy bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa thực sự hoàn thiện và chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan trong công tác phối hợp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ còn yếu, thiếu cán bộ chuyên trách, cán bộ thiếu kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm về cả xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… cho đến kinh nghiệm xử lý vụ việc cụ thể. Mối liên hệ ngược giữa các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn chưa được duy trì, sự phối hợp còn lỏng lẻo.

Việc nâng cao công tác quản lý chất lượng chưa được chú trọng, không thường xuyên.

2.2. Với các cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

Hoạt động tổ chức tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa thực sự phát huy hiệu quả; hướng dẫn triển khai

công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương chưa sâu sát; không có phương án hỗ trợ văn phòng khiếu nại của người tiêu dùng. Sự phối hợp với Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương và địa phương chưa chặt chẽ.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: công tác chỉ đạo, đôn đốc các tổ chức cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn chưa được quan tâm đúng mức. Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không thường xuyên và còn nhiều tiêu cực, chưa có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan có liên quan.

Các cơ quan chuyên ngành: chưa có những đóng góp lớn trong việc xây dựng văn bản pháp luật, tác động vào chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Công tác thông tin tuyên truyền- giáo dục về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp, tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi quyền hạn hoặc chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý chưa thực sự có hiệu quả.

Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng VSATTP chưa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, không đáp ứng được lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, giám sát tình hình ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm và có nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm. Công tác thông tin và giáo dục và truyền thông VSATTP tại cộng đồng còn yếu và chưa có các văn bản quy phạm pháp luật cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Chưa có hệ thống kiểm nghiệm VSATTP tại các Bộ, ngành và phạm vi trên cả nước, mạng thông tin về nhu cầu kiểm nghiệm và quản lý kết quả kiểm nghiệm, cũng như các mô hình điểm bảo đảm VSATTP vận dụng nguyên tắc của các hệ thống quản lý tiên tiến, hợp tác quốc tế về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm và mức đầu tư cho công tác VSATTP từ trung ương đến địa phương chưa đươc nâng cao.

Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam – VINASTAS: Ngân sách chi cho các hoạt động quảng bá, tuyên truyền và trả lương cho nhân viên còn hạn hẹp. Thành viên của Hội còn hạn chế về năng lực, trình độ và hiểu biết về quyền lợi và trách nhiệm của người tiêu dùng. Mức độ tuyên truyền, thông tin, hướng dẫn người tiêu dùng dưới các hình thức còn hạn chế do chưa có sự phối hợp với các cơ quan truyền thông, chưa có trang thông tin riêng để tuyên truyền, phổ biến thông tin tới người tiêu dùng, chưa có kế hoạch kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước về những chủ trương, chính sách, phương hướng kế hoạch và biện pháp nhằm phát triển hơn nữa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đối với Doanh nghiệp: Các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa nói riêng ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao, đặc biệt là Luật doanh nghiệp, Luật cạnh tranh, Luật dân sự, Luật thương mại, Luật sở hữu trí tuệ; pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh đo lường, Pháp lệnh chất lương hàng hoá. các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, phải thông tin quảng cáo chính xác và trung thực. Doanh nghiệp chưa chú trọng công tác nâng cao chất lượng hàng hoá.Doanh nghiệp chưa quan tâm, chú trọng lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người tiêu dùng, đặc biệt trong việc thực hiện cam kết bảo hành, giải quyết khiếu nại từ phía người tiêu dùng. Chưa phối hợp và tham gia chống lại các hành vi lừa dối người tiêu dùng như sản xuất kinh doanh hàng giả , hàng nhái, hàng kém chất lượng…và phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc phát hiện, thanh tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, quy định về ghi nhãn hàng hoá, nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đối với người tiêu dùng: những hiểu biết cơ bản về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng còn hạn chế. Không tích cực tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm do Cục Quản lý cạnh tranh và các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng tổ chức để có thể phân biệt hàng giả, hàng thật, hàng kém chất lượng; đồng thời nâng

cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của mình, và thu thập thông tin mới về tình hình vi phạm quyền của người tiêu dùng. Người tiêu dùng cũng không cân nhắc kỹ càng trước khi mua những hàng không rõ nguồn gốc hay có những dấu hiệu của hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng. Vẫn còn tâm lý thích dùng hàng rẻ tiền mà chưa chú ý tới chất lượng sản phẩm và sự ảnh hưởng tới môi trường sống và thuần phong mỹ tục của dân tộc, gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của mình và cộng đồng. Tâm lý e ngại đến các cơ quan và tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để đưa ra ý kiến phê bình hay kiến nghị về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và lên tiếng bảo vệ mình thông qua các cơ quan ngôn luận. Chưa có ý thức tố cáo với các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về hành vi của tổ chức, các nhân sản xuất, kinh doanh xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, những hành vi vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm của cơ quan Nhà nước hay viên chức chịu trách nhiệm về bảo về người tiêu dùng. Hiểu biết của người tiêu dùng còn hạn chế về các thủ tục hành chính liên quan tới khiếu nại, tố cáo các hành vi gian lận thương mại; Không có sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng trong quá trình khiếu nại, tố cáo. Hơn nữa người tiêu dùng chưa quen với việc đòi bồi hoàn, bồi thường thiệt hại, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với việc sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, thông tin, quảng cáo sai sự thật.

Chương III. Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng

I.Với cơ quan quản lý Nhà nước

Đối với bất kỳ một xã hội pháp quyền nào, một lĩnh vực, một đối tượng nào đó cần phải được quy định bằng luật pháp. Để bảo vệ người tiêu dùng các nước đều ban hành luật bảo vệ người tiêu dùng. Ở Việt Nam hiện nay, Luật bảo

vệ người tiêu dùng chưa có, đây là một bất cập cần được khắc phục. Vì trên cơ sở Luật và các văn bản dưới Luật, các văn bản quy phạm khác điều chỉnh thì các cơ quan thực thi pháp luật mới có cơ sở triển khai thực hiện, sức mạnh của bộ máy chính quyền mới phát huy tác dụng. Việc thiếu các văn bản pháp luật điều chỉnh các yếu tố thị trường, trong đó quyền lợi người tiêu dùng là một trong những bất lợi của chúng ta, ảnh hưởng lớn tới sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp cũng như cả nền kinh tế, nhất là trong điều kiện đã trở thành thành viên của WTO.

* Các nghị định hướng dẫn cần phải cụ thể hơn để có khả năng thực thi cao.

Cần phải bổ sung, sửa đổi Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng lên thành Luật cho phù hợp với tình hình mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Bên cạnh đó cần nâng cao tính minh bạch của Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời tạo hành lang pháp lý thuận lợi để góp phần phát triển môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người kinh doanh, người tiêu dùng, phát huy tối đa năng lực của mọi thành phần kinh tế phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại nói chung và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng nói riêng của Việt Nam.

* Đơn giản hoá các thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và các hành vi gian lận thương mại nói riêng, vi phạm tới quyền lợi của người tiêu dùng.

* Nâng cao năng lực của bộ máy bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Cơ quan được giao nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Thương Mại thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là Cục Quản lý cạnh tranh đã thành lập Ban Bảo vệ người tiêu dùng, nhưng đội ngũ cán bộ

còn rất hạn chế, công việc luôn trong tình trạng quá tải. Nguồn nhân lực và tài chính hạn chế của bộ máy bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng là những khó khăn rất lớn cho việc nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ở các địa phương, tình hình cũng không khả quan hơn. Tình trạng cán bộ kiêm nhiệm, thậm chí một số nơi không có cán bộ chuyên trách, cán bộ thiếu kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm về cả xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… cho đến kinh nghiệm xử lý vụ việc cụ thể. Điều này đã làm cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa thực sự có hiệu quả. Để nâng cao năng lực cho bộ máy bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần phải ưu tiên và triển khai cho những việc sau:

* Kiện toàn bộ máy bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm Cục quản lý cạnh tranh và hệ thống các Sở Thương mại / Sở Thương mại- Du lịch các tỉnh, thành phố (phấn đấu có cán bộ, chuyên viên chuyên trách công tác bảo vệ người tiêu dùng) cho đến các cơ quan khác có liên quan. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ hết sức không những cho Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng trung ương và địa phương để mở rộng phạm vi của các hội và văn phòng khiếu nại đã được thành lập mà còn phải hỗ trợ cho việc thành lập và phát triển các hội và văn phòng khiếu nại ở các khu vực mà điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.

* Đào tạo nguồn nhân lực và cải thiện cơ sở vật chất cũng như tăng thêm kinh phí hoạt động thích đáng cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chú trọng tăng cường năng lực thực thi và đào tạo cán bộ làm công tác bảo vệ người tiêu dùng không chỉ tại các tỉnh, thành phố lớn mà còn cho các vùng sâu, vùng xa về các kiến thức, kinh nghiệm cơ bản và cập nhật những yêu cầu, đòi hỏi của thời kỳ mới như hội nhhập kinh tế quốc tế và bảo vệ người tiêu dùng.

* Thiết lập một hệ thống liên lạc giữa Cục Quản lý cạnh tranh, các Sở Thương mại và du lịch, hội Bảo vệ người tiêu dùng trung ương cũng như địa phương và duy trì sự ủng hộ, hợp tác của các cơ quan liên quan như Quản lý thị trường, tiêu chuẩn đo lường- chất lượng, tài nguyên – môi trường… - công tác

bảo vệ người tiêu dùng đòi hỏi sự phối hợp liên ngành do liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như cạnh tranh, quản lý thị trường, đo lường, chất lượng, vệ sinh anh toàn thực phẩm… Hơn nữa, đặc thù của công tác bảo vệ người tiêu dùng là cần ưu tiên cho việc cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các quyền và trách nhiệm của họ. Do đó, công tác bảo vệ người tiêu dùng không chỉ đòi hỏỉ sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan mà còn cần sự tham gia của các cơ quan thông tin đại chúng cũng như chính bản thân người tiêu dùng cũng đạt hiệu quả cao nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tăng cường công tác quản lý chất lượng hàng hoá dịch vụ

Ở đây thực chất là làm cho chất lượng hàng hoá, dịch vụ đưa đến tay người tiêu dùng được bảo đảm đúng như giá trị của nó, chống lại thủ đoạn “ treo đầu dê bán thịt chó” của một số nhà sản xuất hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Có nhiều biện pháp để tăng cường công tác quản lý như: tăng thêm quyền cho các tổ chức đo lường chất lượng, Cục Quản lý cạnh tranh, các cơ quan thanh tra, giám sát, quản lý thị trường,… Công tác quản lý chất lượng hàng hoá, dịch vụ được nâng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo chhất lượng sản phẩm hàng hoá cho người tiêu dùng, đảm bảo việc thực hiện tốt hơn hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

* Xây dựng và phát triển mạng lưới giám sát thực thi pháp luật nhiều chiều, nhiều tầng

Việc xây dựng mạng lưới giám sát thực thi pháp luật nhiều chiều, nhiều tầng đối với việc quản lý chất lượng hàng hoá, dịch vụ, nhằm bảo vệ người tiêu dùng là hết sức quan trọng. Mạng lưới này không chỉ gồm các cơ quan thực thi pháp luật mà còn phải gồm các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan báo chí truyền thông, các hội đoàn. Có như vậy mới có thể đấu tranh hiệu quả chống lại nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, chống lừa đảo trong đo lường,… bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong thời gian gần đây, với hoạt động tích cực của cơ quan báo chí và truyền thông, các hội đoàn, nhiều

việc làm khuất tất nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực đã bị phát hiện. Điều đó chứng minh rằng, chỉ khi có mạng lưới giám sát nhiều chiều, nhiều tầng, cộng với sự vào cuộc của mọi tầng trong xã hội thì quyền lợi của người tiêu dùng mới được

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng đối với sản phẩm trong ngành sữa Việt Nam (Trang 43 - 51)