II. Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng nhìn từ góc độ quản lý Nhà nước
2. Những vấn đề còn tồn tại
2.1. Luật không đồng bộ kém hiệu lực:
Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã bộc lộ những hạn chế và bất cập như tính khả thi của pháp lệnh và nghị định hướng dẫn chưa cao, nhiều quan điểm khá chung chung khó thực thi, một số điềm chưa mang tính cập nhật hoặc chưa bao quát được những vấn đề liên quan đến tự do hóa thương mại và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam. Đặc biệt là sau khi chúng ta trở thành thành viên chính thức của WTO, chưa có các chế tài đủ mạnh cho cơ quan bảo vệ người tiêu dùng(luật pháp các nước Mỹ, Malaysia,… đều trao thẩm quyền xử phạt cho cơ quan bảo vệ người tiêu dùng.
- Do các cơ quan nghiên cứu pháp luật, các cơ quan lập pháp của trung ương không theo kịp sự phát triển nhanh chóng của thị trường, của cuộc sống xã hôi, nên đã không kịp thời trong việc ban hành cho một hệ thống pháp luật đồng bộ có khả năng điều chình các vấn đề kinh tế xã hội, bảo vệ quyền lợi chính đánh của người tiêu dùng. Mặc dù đến nay,đã có khá nhiều văn bản pháp lý chứa đựng một số nội dung liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng còn rời rạc, chồng chéo, phủ định nhau, chưa có sự gắn kết thành một hệ thống đồng bộ để điều chỉnh các yếu tố về quyền lợi người tiêu dùng. Sự rời rạc thiếu tình hệ thống đó đã tạo ra nhiều kẽ hở nghiêm trọng để một số cá nhân, tổ chức kinh tế vẫn “lách”được, tránh được luật pháp khi vi phạm quyền của người
tiêu dùng. Đây cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật, dẫn tới vừa giảm uy quyền của pháp luật vừa làm giảm hiệu lực của các cơ quan thực thi pháp luật.
Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng mặc dù được ban hành từ năm 1999, qua 7 năm nhưng vẫn chưa thể đi vào cuộc sống bởi nội đung của nó cũng như nghị định hướng dẫn thi hành quá chung chung, mới chỉ mang tính nguyên tắc; một vài nghị định khác lại rải rác ở một số nghị định có liên quan như luật dân sự, luật thương mại, luật cạnh tranh…nên trong nhiều vụ việc các cơ quan quản lý không biết căn cứ vào luật nào ; pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã trở thành chiếc áo quá chật so với thực tiễn phát triển của thị trường.Do đó cần phải được nâng lên thành luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với những chế tài đủ mạnh chứ không phải chỉ là nêu nguyên tắc chung.
2.2. Hoạt động của các cơ quan giám sát, thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng còn hạn chế:
- Mạng lưới giám sát hành chính chưa mạnh, hoạt động quan liêu, bị chi phối bởi nhiều cơ quan khác
- Đấu tranh chống hàng giả nhìn chung chưa hiệu quả,mang nặng tính phong trào, hình thức.
- Mạng lưới giám sát xã hội chưa có thực quyền, chưa thực sự phát huy hiệu quả hoạt động, ở nhiều địa phương việc thành lập các hiệp hội người tiêu dùng còn mang tính hình thức, Hội người tiêu dùng chưa phát huy được các sáng kiến tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức, cũng như chưa có biện pháp thích hợp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Thiếu sự đồng bộ giữa các cơ quan lập pháp cũng như hành pháp trong việc thực hiện các quy phạm pháp luật, thậm chí chưa thực hiện đầy đủ chức năng của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật.
2.3.Sự yếu kém trong nhận thức và phối hợp hoạt động của các ngành, các cấp thuộc các cơ quan thực thi pháp luật.
- Thực tiễn cho thấy, sau hơn ba năm pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm (2003) có hiệu lực Hà Nội mới chỉ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho 526 cơ sở, Lâm Đồng 567 cơ sở còn các tỉnh thành phố khác hầu như không thực hiện. Trên toàn quốc mới có 572.777 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm được cấp giấy phép kinh doanh. Như vậy số cơ sở đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hợp pháp chỉ mới đạt 0.3% còn 99.7% cơ sở chưa được kiểm tra, kiểm soát, đồng nghĩa với việc bị thả nổi hay kiểm sóat một phần. Thực tế cho thấy, tất cả các vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra đều liên quan đến các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa có giấy phép chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Công tác thanh tra, kiểm soát kém hiệu quả, không thường xuyên, mang tính hình thức của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới chất lượng hàng hóa không đảm bảo và không tương xứng với giá trị thực của nó.
2.4. Thông tin chưa đầy đủ, giáo dục chưa đồng bộ.
- Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục đối với người sản xuất kinh doanh cũng như đối với người tiêu dùng về ý thức, trách nhiệm đối với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn hạn chế. Việc công bố đưa ra những vụ việc xâm phạm, gây thiệt hại cho người tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng còn chưa nhiều, chưa thường xuyên. Đặc biệt, việc công bố các văn bản liên quan đến người tiêu dùng, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với quyền lợi người tiêu dùng, các khuynh hướng hình phạt…trên báo chí phát thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin khác còn hạn chế, chưa thỏa đáng, chưa tạo ra được hiệu quả giáo dục cao, chưa tạo ra được chuyển biến về nhận thức trong
mỗi cá nhân và tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như trong chính bản thân người tiêu dùng.