Tình hình thực hiện công tác bồi thường:

Một phần của tài liệu Công tác giám định bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (Trang 49 - 56)

II. Thực trạng Công tác giám định bồi thườngtrong nghiệp vụ bảo

B ng 2.1 Doanh thu các nghi bo him x ec gi i ti Pjico và Công ty (2001 ạ

2.3. Tình hình thực hiện công tác bồi thường:

Bồi thường là khâu cuối cùng của một nghiệp vụ bảo hiểm là mốc đánh giá chất lượng của sản phẩm bảo hiểm.

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, giấy tờ do cán bộ giám định và chủ xe cung cấp, cán bộ bồi thường sẽ tiến hành kiểm tra lại hồ sơ xem đã đầy đủ và hợp lệ chưa, nếu thấy thiếu cán bộ bồi thường sẽ yêu cầu các bên liên quan cung cấp thêm để đảm bảo đầy đủ cơ sở cho việc trình duyệt bồi thường. Để trình trưởng phòng duyệt chi bồi thường cán bộ bồi thường làm đơn đề nghị bồi

thường trong đó ghi rõ tình tiết tai nạn, mức độ thiệt hại và mức độ bồi thường. Nội dung của tờ trình duyệt bao gồm:

- Số hồ sơ và loại nghiệp vụ bảo hiểm. - Biển số xe bị tai nạn.

- Các giấy tờ của chủ xe: Bằng lái, giấy đăng ký, giấy chứng nhận bảo hiểm( số hiệu thời gian bảo hiểm)

- Mức trách nhiệm của Công ty Bảo hiểm - Địa điểm, ngày giờ xảy ra tai nạn.

- Nguyên nhân xảy ra tai nạn (Do lái xe, chủ xe khai có nhận xét của giám định viên đã giám định)

- ý kiến của cán bộ giám định

- Đề xuất bồi thường của cán bộ bồi thường: Phải nêu rõ mức độ thiệt hại, số tiền phải thanh toán, số tiền đã thanh toán (nếu trường hợp chi trả nhiều lần). Để lập được tờ trình một cách chính xác đòi hỏi cán bộ bồi thường phải hết sức thận trọng khi xem xét hồ sơ và phải căn cứ trên tất cả các giấy tờ thu thập được như: thông báo tai nạn, giấy tờ của công an và các biên bản giám định của giám định viên và bảng báo giá của xưởng sửa chữa.

Sau khi trình trưởng phòng duyệt chi bồi thường, cán bộ bồi thường sẽ liên lạc với chủ xe để ký nhận tiền bồi thường của phòng trong trường hợp được duyệt chi bồi thường. Thời gian tối đa để Công ty duyệt chi bồi thường cho khách là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ bồi thường hợp lệ và hợp pháp. Trường hợp phải xác minh hồ sơ thì chậm nhất không quá 30 ngày. Thực tế phòng giám định bồi thường tiến hành chi trả tiền bồi thường rất nhanh và thuận lợi, có những trường hợp chỉ trong vòng 3 ngày đã hoàn tất thủ tục bồi thường và tiến hành bồi thường tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nhất là những khách hàng ở xa không bị mất thời gian đi lại. Phòng luôn tạo điều kiện thanh toán tiền bồi thường nhanh nhất để hạn chế chi phí đi lại. Với tác phong phục vụ nhanh, kịp thời này phòng đã tạo được lòng tin với khách hàng của mình.

Đối với những thiệt hại nhẹ, khi tiến hành giám định xong cán bộ giám định thường tiến hành thoả thuận với chủ xe các khắc phục thiệt hại và phương hướng sửa chữa thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Phòng thường đặt hàng tại các cơ sở sản xuất có uy tín trong khi cần thay thế các bộ phận của xe như: gương, kính, đèn, lốp,….Phòng chỉ cần gọi điện đến các cơ sở này sẽ mang ngay những sản phẩm đảm bảo chất lượng đến để lắp đặt cho khách hàng của Công ty. Trong trường hợp tai nạn mà chủ xe phải sửa chữa ngay để có phương tiện lưu hành ngay thì chủ xe tự đem đến các cơ sở sửa chữa mà phòng chỉ định. Các cơ sở sửa chữa này đã ký kết hợp đồng với phòng từ trước, việc này sẽ tránh tình trạng gian lận, trục lợi trong bảo hiểm. Ngoài ra việc chỉ định xuống các xưởng sửa chữa còn có ưu điểm là đảm bảo chất lượng sửa chữa và có bảo hành trong thời gian 6 tháng đến 1 năm. Đối với những xe thiệt hại không nằm trong phân cấp của phòng thì phòng sẽ báo với Công ty để phối hợp cùng nhau đưa ra phương án giải quyết hợp lý, nếu sửa chữa thay thế thì cũng tiến hành như trên.

Tuy nhiên trong một số trường hợp mặc dù thiệt hại không nghiêm trọng , dễ đánh giá nhưng cần giải quyết khắc phục hậu quả nhanh chóng mà chủ xe yêu cầu tự sửa chữa hoặc tai nạn xảy ra ở xa phải tiến hành sửa chữa xong mới đưa về được. Trên cơ sở đánh giá thiệt hại cán bộ phòng sẽ tính toán số tiền bồi thường sau khi thoả thuận với khách hàng phương thức thanh toán. Trường hợp này rất dễ xảy ra trục lợi bảo hiểm. Do đó công tác giám định phải thật tốt và cán bộ bồi thường phải hết sức nhanh nhậy trong quá trình xem xét hồ sơ.

Trường hợp tổn thất toàn bộ, tổn thất toàn bộ ước tính, sau khi báo cáo xin ý kiến Công ty về việc giải quyết, phòng sẽ tiếp tục xử lý đối với các vụ tai nạn này. Thông thường trường hợp này Công ty tiến hành bồi thương bằng tiền (không vượt quá giá trị của xe trước khi xảy ra tai nạn).

Trường hợp liên quan đến các Công ty Bảo hiểm khác như bảo hiểm trùng, thế quyền đòi người thứ ba. Đối với bảo hiểm trùng thì phòng sẽ giải quyết theo tỷ lệ trách nhiệm của mỗi bên. Trường hợp đòi người thứ ba mà

người này tham gia bảo hiểm ở một Công ty Bảo hiểm khác thì phòng tiến hành bồi thường cho toàn bộ đối tượng bảo hiểm của mình sau đó tiến hành đòi người thứ ba (các Công ty Bảo hiểm khác) sau khi cung cấp đầy đủ giấy tờ, bằng chứng về trách nhiệm của người thứ ba…

Bảng 2.4: Tình hình chi bồi thường của Pjico và toàn Công ty (2001-2005) Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng STBT của toàn công ty (1) triệu đồng 166.298 215.753 305.197 412.016 585062 Tổng STBT của PJico (2) triệu đồng 46.067 62.362 91.559 124520 161875 STBT các nghiệp vụ BHXCG tại PJico. (3) triệu đồng 7.025 9.115 14.382 17.364 21.128 STBT nghiệp vụ BHVCXCG tại PJico. (4) triệu đồng 4.903 7.011 10.293 12.768 16.203 Tỷ lệ STBT của Pjico

so với toàn công ty (5) =(2)/ (1) % 27,70 28,80 30,00 30,23 27,67 Tỷ lệ STBT các nghiệp vụ BHXCG tại pjico so với tổng STBT tại pjico (6) = (3)/ (2) % 15,24 14,61 15,70 13,94 13,05 Tỷ lệ STBT nghiệp vụ BHVCXCG tại pjico so với STBT nghiệp vụ BHXCG tại pjico (7) = (4)/ (3) % 69,79 76,91 71,56 73,53 76,69

(Nguồn: Phòng giám định bồi thường Pjico )

STBT : Số tiền bồi thường BHXCG: Bảo hiểm xe cơ giới

BHVCXCG: bảo hiểm vật chất xe cơ giới

Qua bảng trên có thể thấy bình quân hàng năm Pjico chi bồi thường các nghiệp vụ bảo hiểm chiếm khoảng hơn 73,70% tổng chi toàn Công ty. Công ty Pjico Năm 2001 chi bồi thường là 46.067 triệu đồng, chiếm 27,70% tỷ lệ chi

bồi thường toàn Công ty, trong đó chi cho các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là 7.025 triệu đồng chiếm 15,24% tổng chi bồi thường; chi cho bảo hiểm vật chất xe cơ giới là 4.903 chiếm 69,79% thực chi các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Năm 2002 số tiền chi bồi thường của toàn Công ty là 215.753 tăng 29,74% so với năm 2001, Công ty Pjico chi bồi thường là 62.362 triệu đồng chiếm 28,80%, trong đó Công ty chi bồi thường cho các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là 9.115 chiếm 14,61 tổng chi bồi thường của Công ty, chi bồi thường cho nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là 7.011 chiếm 76,91% chi cho các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Năm 2003 Công ty Pjico chi cho bồi thường là 305.197 triệu đồng, tăng 41,46% so với năm 2002; trong đó Công ty Pjico chi 91.559 triệu đồng, chi cho các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là 14.382 triệu đồng, trong đó 10.293 triệu đồng là chi cho nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới chiếm 71,56%. Trong năm 2004 và 2005 tổng số tiền chi bồi thường tiếp tục tăng lần lượt là 36% và 30% với số tiền lần lượt là 124.520 và 161875 triệu đồng như vậy năm 2005 tăng ít hơn năm 2004 về trị tuyệt đối là 6%. Trong đó năm 2004 và năm 2005 chi cho các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là 17.364 và 21.128 triệu đồng. Trong đó năm 2004 và 2005 chi 12.768 và 16.203 triệu đồng là chi cho nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới chiếm 13,99% và 13,05% so với tông chi bồi thường của công ty. Và tỷ lệ chi cho bảo hiểm vật chất xe cơ giới so với bảo hiểm xe cơ giới lần lượt là 73,53% và 76,69%. Như vậy số tiền chi bồi thường mà Công ty Pjico nói chung và toàn Công ty Pjico nói riêng chi trả ngày càng tăng nguyên nhân do doanh thu tăng, số người tham gia bảo hiểm tăng nên, do vậy xác suất bị tai nạn tăng nên kéo theo chi bồi thường tăng.

Bảng 2.5. Tình hình giải quyết bồi thường tại Công ty Pjico (2001-2005)

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số xe tham gia (1) Chiếc 11.250 12.256 14.360 15.736 17.235 SV khiếu nại (2) Vụ 987 1.132 1.287 1.412 1.537 SV bồi thường (3) B.H vật chất xe cơ giới Vụ 968 643 1.119 706 1.253 752 1.407 801 1.518 865

Số tiền bồi thường các

nghiệp vụ BHXCG (4) Triệu 7.025 9.115 14.382 17.364 21.128 Số tiền bồi thường

nghiệp vụ BHVCXCG (5)

Triệu 4.903 7.011 10.293 12.768 16.203

Tỷ lệ bồi thường(6)=(3)/

(2) % 98,07 98,85 97,35 99,65 98,76 Số tiền bồi thường bình

quân 1 vụ (7)=(4)/(3)

triệu

/vụ 7,257 8,145 11,478 13,858 13,920

(Nguồn: Phòng giám định bồi thường Pjico )

SV : Số vụ

Bảng trên cho thấy số vụ khiếu nại tăng, số tiền chi bồi thường của Công ty hàng năm cũng tăng. Năm 2001 tổng số tiền bồi thường là 7.025 triệu đồng số tiền bồi thường bình quân 1 vụ là 7,257 triệu đồng, và tỷ lệ bồi thường đạt 98,07%. Năm 2002 tổng số tiền bồi thường các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là 9.115 triệu đồng tăng so với năm 2001 là 29,75% hay tăng tuyệt đối 2.090

triệu đồng, số tiền bồi thường bình quân 1 vụ là 8,145 triệu đồng, tăng 12,24% so với năm 2001 về giá trị tuyệt đối là 0,888 triệu đồng. Về tỷ lệ giải quyết bồi thường là 98,85%. Năm 2003 tổng số tiền bồi thường là 14.382 triệu đồng tăng 57,78% so với năm 2002 và số tiền bồi thường bình quân 1 vụ là 11,478 triệu đồng tăng so với năm 2002 là 40,9% hay là tăng tuyệt đối là 3,333 triệu đồng 1 vụ. Trong năm 2004 và 2005 tổng số tiền bồi thường lần lượt là 17.364 và 21.128 triệu đồng. Năm 2005 tăng 21,68% so với năm 2004. Về số tiền bồi thường bình quân mỗi vụ là 13,858% và 13,920%. Về tỷ lệ bồi thường lần lượt là 99,65% và 98,76%. Tỷ lệ bồi thường của Công ty cũng tăng hàng năm trung bình 5 năm qua tỷ lệ này là 98,54%, nếu như năm 2001 tỷ lệ này là 98,07% thì năm 2002 tỷ lệ này là 98,85 %, năm 2003 tỷ lệ này là 99,65% tăng so với năm 2003 là 2,3%. Năm 2005 tỷ lệ bồi thường là 98,76%.

Một phần của tài liệu Công tác giám định bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w