Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp xe máy dạng IKD ở công ty điện máy và xe đạp (Trang 32 - 34)

I. Giới thiệu tổng quan về công ty TODIMAX

3.Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng

* Ban giám đốc công ty có trách nhiệm kết hợp chặt chẽ với Ban chấp hành Đảng uỷ và tổ chức công đoàn triển khai Nghị quyết của Đảng uỷ trong việc định hớng kinh doanh, tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và giải quyết tháo gỡ khó khăn đa đơn vị dần vào thế ổn định.

Giám đốc công ty trực tiếp điều hành công tác tổ chức cán bộ, công tác tổ chức kinh doanh và quản lý tài chính của công ty đồng thời chịu trách nhiệm tr- ớc Nhà nớc về kết quả mọi mặt của công ty.

* Phòng tổ chức hành chính.

- Giúp giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, quản lý cơ sở vật chất, phơng tiện tổ chức phục vụ các cán bộ và cơ sở làm việc của cán bộ công nhân viên.

- Đề xuất các phơng án tổ chức bộ máy công tác cán bộ sắp xếp, quản lý và sử dụng lao động, các phơng án về phân cấp quản lý thuộc thẩm quyền đối với các đơn vị trực thuộc phù hợp với mô hình tổ chức của công ty.

- Phối hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn, phụ nữ giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với ngời lao động, thực hiện kỷ luật lao động trong đơn vị, đề xuất các biện pháp và hình thức khen thởng, kỷ luật đối với ngời lao động nhằm động viên những cá nhân tập thể có thành tích tốt và ngăn ngừa mọi hoạt động tiêu cực trong công ty.

- Trởng phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm điều hành hoạt động của phòng và chịu trách nhiệm trớc giám đốc về kết quả hoạt động, thực hiện nhiệm vụ của phòng.

* Các phòng kinh doanh, phòng quản lý kho và cơ sở vật chất.

- Giúp giám đốc trong việc tìm nguồn hàng, tìm đối tác kinh doanh, tìm thị trờng tiêu thụ, mở rộng mặt hàng theo nhiệm vụ đã phân công. Xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh tháng, quí, năm lập phơng án kinh doanh, phơng án khai thác cơ sở vật chất, kho tàng và đảm bảo hiệu quả.

- Mọi hoạt động kinh doanh, dịch vụ của các phòng đều phải đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, không vi phạm pháp luật, không để tồn đọng dây da kéo dài gây hậu quả xấu cho công tác quản lý.

- Riêng về hàng hoá xuất nhập khẩu phòng nào, đơn vị nào có phơng án đợc ký duyệt, phòng đó đơn vị đó có trách nhiệm hoàn tất thủ tục hải quan, tờ khai hải quan đợc vào sổ quản lý tại bộ phận quản lý trớc khi trình giám đốc và gửi phòng

kế toán 01 bản để kết hợp việc đôn đốc, theo dõi việc tiếp nhận xuất nhập hàng hoá, thực hiện các nghiệp vụ quản lý trong và sau bán hàng.

- Trởng phòng của các phòng kinh doanh, quản lý cơ sở vật chất chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của phòng mình và trực tiếp báo cáo giám đốc về các phơng án kinh doanh, kết quả hợp đồng kinh tế hiệu quả kinh doanh từng lô hàng và các biện pháp xử lý tồn đọng (nếu có). Định kỳ tháng, quí, báo cáo giám đốc tiến độ và thực hiện kế hoạch đợc giao cho các phòng.

* Phòng tài chính - kế toán.

- Giúp giám đốc trong khâu quản lý toàn công ty, tổ chức hạch toán đầy đủ và đúng pháp lệnh thống kê - kế toán của Nhà nớc. Định kỳ báo cáo kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của đơn vị cho giám đốc và cơ quan quản lý cấp trên theo yêu cầu quản lý của Nhà nớc.

- Kết hợp với các phòng, ban chức năng và các đơn vị trực thuộc trong việc xây dựng kế hoạch tài chính của đơn vị đề xuất các biện pháp và giám sát việc thực hiện kế hoạch đó. Theo dõi tiến độ thực hiện các hợp đồng kinh tế, xuất nhập hoá đơn bằng chứng từ, đôn đốc việc thu nộp tiền hàng, tiền thuế theo luật định và hoàn tất các thủ tục hành chính khi kết thúc thơng vụ.

- Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các phơng án kinh doanh của các phòng kinh doanh từ khi ứng tiền cho đến khi kết thúc thơng vụ, đề xuất các phơng án, góp ý kiến với giám đốc để giải quyết kịp thời các vớng mắc phát sinh trong kinh doanh.

- Trởng phòng tài chính - kế toán có trách nhiệm bố trí cán bộ nhân viên trong phòng phù hợp với năng lực chuyên môn của mỗi ngời đảm bảo nâng cao chất lợng của công tác hạch toán - kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý của hoạt động kinh doanh. Chịu trách nhiệm trớc giám đốc và cơ quan quản lý cấp trên về toàn bộ hoạt động tài chính của đơn vị.

* Ban thanh tra bảo vệ.

- Giúp giám đốc trong việc thanh tra kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị, đảm bảo an toàn về tài sản, hàng hoá và trật tự trong cơ quan.

- Phát hiện các vụ tiêu cực, đề xuất các biện pháp xử lý ngăn ngừa đề phòng đảm bảo sự nghiêm minh trong việc chấp hành các chính sách chế độ của Nhà nớc của công ty về quản lý tài chính, quản lý kinh doanh và kỷ luật lao động.

- Trởng ban thanh tra, bảo vệ có trách nhiệm báo cáo giám đốc về kết quả thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, đề xuất các biện pháp đối với những sự việc đã làm rõ.

* Các cửa hàng trực thuộc công ty.

- Có trách nhiệm tổ chức mạng lới bán lẻ tại đơn vị, tổ chức khai thác kinh doanh các mặt hàng thuộc danh mục đợc phép kinh doanh của đơn vị theo hình thức kết hợp bán lẻ với bán buôn vừa và nhỏ.

- Trởng các cửa hàng có trách nhiệm tổ chức bộ máy hoạt động cửa hàng, bố trí sắp xếp lao động hợp lý, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả.

* Giám đốc các xí nghiệp trực thuộc:

- Giám đốc các xí nghiệp, trung tâm, chi nhánh trực thuộc công ty trực tiếp điều hành hoạt động của đơn vị mình theo đúng điều lệ về tổ chức bộ máy và hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, đúng quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ đã đợc phân cấp và chịu trách nhiệm trớc giám đốc công ty về mọi hoạt động của đơn vị do mình quản lý và điều hành.

- Ngoại sự phân cấp về quản lý và điều hành đơn vị giám đốc các xí nghiệp, trung tâm, chi nhánh có thể đề nghị giám đốc công ty uỷ quyền trong một số lĩnh vực phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ và phải chịu trách nhiệm trớc giám đốc công ty về sự uỷ quyền đó.

- Định kỳ báo cáo kết quả kinh doanh và các mặt hoạt động khác của đơn vị, kiến nghị các biện pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn nhằm phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp xe máy dạng IKD ở công ty điện máy và xe đạp (Trang 32 - 34)