* Vai trò của lãnh đạo trong việc xây dựng và duy trì hoạt động của nhóm chất lượng:
• Họ tham khảo ý kiến, hướng dẫn phân phát sách tham khảo và lắng nghe ý kiến của công nhân.
• Tiến hành các khóa đào tạo về nhóm chất lượng.
• Hình thành bộ phận thường trực nhóm chất lượng: bộ phận này có nhiệm vụ theo dõi tình hình công việc nhóm chất lượng.
Hàng tháng tổ chức hội nghị nhóm chất lượng ở đó các nhóm chất lượng báo cáo những thành tích mà nhóm đã thực hiện, tạo nên sự thi đua giữa các nhóm. Khen thưởng đối với các nhóm có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của công ty. Đồng thời giúp đỡ các nhóm hoạt động chưa có hiệu quả.
Trong nhiều trường hợp các nhóm được thưởng bằng các bữa ăn trưa miễn phí lại bếp ăn của công ty.
Giải pháp 5 : Xây dựng và vận hành phòng chất lượng
Chuyển đổi phòng KCS thành phòng chất lượng
• Hiện nay phòng KCS gồm 26 người, trong đó 21 người tham gia kiểm tra sản phẩm trực tiếp tại phân xưởng 1 người phụ trách gia công ngoài và 4 người
làm việc tại văn phòng (1 trưởng phòng, 1 phó phòng và hai nhân viên)
• Công ty nên chuyển đổi phòng KCS thành phòng chất lượng và rút xuống còn từ 7 đến 10 người bởi vì khi hệ thống quản lý chất lượng đi vào hoạt động ổn định, người lao động đã được gắn quyền lợi và trách nhiệm, tự chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình tạo ra. Do đó không cần phải có nhiều người làm công tác kiểm tra chất lượng những sản phẩm cụ thể mà cần những người kiểm tra, kiểm soát, giám sát quá trình tạo ra sản phẩm.
• Hiện tại công ty đang duy trì Ban thường trực ISO bao gồm các trưởng phòng ban, phân xưởng do phó giám đóc phụ trách kỹ thuật (QMR) làm trưởng ban. Chức năng của Ban thường trực ISO nên chuyển cho Phòng chất lượng, đồng thời các trưởng phòng ban, phân xưởng vẫn được duy trì làm quan sát viên. Hàng tuần nên duy trì cuộc họp giữa phòng chất lượng và các phòng ban, phân xưởng để thực hiện chức năng quản lý chéo.
Chức năng, nhiệm vụ của Phòng chất lượng