Đánh giá chung về chương trình ISO của công ty.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về việc chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản 1994 sang phiên bản 2000 tại tại công ty điện cơ thống nhất (Trang 38 - 43)

4.1Những thành tựu đã đạt được

-Các cuộc họp của lãnh đạo và ban thường trực ISO hàng tuần đã góp phần gải quyết kịp thời các vướng mắc xung quanh vẫn đề chất lượng của công ty

-Hàng tháng các báo cáo về tình hình chất lượng sản phẩm tại các phân xưởng được thu thập sử lý và gửi tới phòng KCS, kỹ thuật giám đốc để có những giải pháp kịp thời. Giúp cho lãnh đạo có cái nhìn tổng quan về tình

hình chất lượng của công ty.

-Công cụ thống kê là biểu đồ Pareto và sơ đồ nhân quả bước đầu đã đem lại hiệu quả trong việc xác định các nguyên nhân gây ra sai hỏng và nơi sảy ra để có biện pháp khắc phục

-Đã gắn được quyền lợi, trách nhiệm của từng người với từng công việc cụ thể trong việc tạo ra các chỉ tiêu chất lượng

-Các hướng dẫn công việc đã giúp cho người lao động thực hiện công việc của mình tốt hơn góp phần tăng năng suất lao động

-Điều kiện làm việc của người lao động được cải thiện đáng kể, mặt bằng sản xuất tại các phân xưởng, nhà kho được xắp xếp lại gọn gàng ngăn nắp và sạch sẽ hơn

-Trình độ và công tác quản lý chất lượng được nâng lên 1 bước

Bảng 8: Tỷ lệ sản phẩm sai hỏng

T Tên loại Tỷ lệ sai hỏng ( % )

2004 2005 1 QB 225 4,3 3,1 2 QB 300 3,5 2,4 3 QB 400 3 1,9 4 Quạt đứng 2,7 1,7 5 Quạt treo tường 3,2 1,5 6 Quạt trần 1,4m 2,5 1,4

( Nguồn: Báo cáo chất lượng phòng KCS) 4 2.9 3.2 2.1 2.3 1.4 3.4 2.5 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 Khi ch­a ¸p dông ISO Sau khi ¸p dông ISO

(Nguồn: Báo cáo chất lượng phòng KCS)

-Qua biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ sản phẩm sai hỏng không phù hợp giảm đáng kể so với trước khi áp dụng ISO

-Số lượng khách hàng yêu cầu bảo hành, sửa chữa giảm hẳn. Trong năm 2004 mỗi tuần trung bình có từ 10- 15 lượt khách hàng gọi điện yêu cầu sửa chữa, bảo hành thì 4 tháng đầu năm 2005 chỉ có 5- 7 lượt.

4.2 Những vấn đề tồn tại

-Vai trò của cấp lãnh đạo: Chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý chất lượng trong việc chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tham gia xây dựng các văn bản

Chưa lôi cuốn được mọi người trong doanh nghiệp tham gia vào hệ thống quản lý chất lượng do đó hiệu quả của việc áp dụng hệ thống còn nhiều hạn chế

-Đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung gian( Các trưởng bộ phận phòng ban, phân xưởng) chưa có sự trao đổi hợp tác trong các lĩnh vực có liên quan với nhau để giải quyết.

Việc vận hành hệ thống văn bản còn thụ động, ít có những đóng góp trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản

Đào tạo cho cán bộ và công nhân trong đơn vị mình phụ trách hiểu và thực hiện tốt ISO chưa thường xuyên

-Hoạt động khắc phục phòng ngừa sản phẩm không phù hợp mới dừng lại ở khâu khắc phục sự việc đã xảy ra, kế hoạch phòng ngừa còn hạn chế

-Những qui định trong việc mua hàng, theo dõi đánh giá các nhà cung ứng và việc xem xét giải quyết thoả mãn nhu cầu khách hàng sử lý thông tin còn rời rạc

Phần III

NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÁC DỤNG VÀ HIỆU QUẢ HIỆU QUẢ

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO9000:2000 ISO9000:2000

TẠI CÔNG TY ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT1. Cơ sở của việc chuyển đổi. 1. Cơ sở của việc chuyển đổi.

4. Như chúng ta đã biết nhu cầu của khách hàng luôn đổi theo không gian và thời gian và đòi hỏi chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày một hoàn thiện hơn. Do đó, tổ chức ( doanh nghiệp ) luôn luôn phải nắm bắt nhu cầu của khách hàng và thoả mãn nhu cầu đó một cách tốt nhất với chi phí kinh tế nhất, việc đo độ thoả mãn của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ là rất khó khăn và khó thực hiện một cách trực tiếp. Tuy nhiên, có thể đánh giá gián tiếp sự thoả mãn và hài lòng của khách hàng thông qua: Số khách hàng mua lặp lại, niềm tự hào về danh tiếng khi mua và sử dụng một nhãn hiệu sản phẩm... Khách hàng đánh giá về chất lượng của sản phẩm thông qua việc đánh giá hệ thống QLCL mà doanh nghiệp áp dụng cũng như những cam kết mà tổ chức đưa ra. Như vậy áp dụng tổ chức hệ thống QLCL tiên tiến không ngừng cải tiến và hoàn thiện hệ chất lượng để thoả mãn ngày một tốt hơn nhu cầu khách hàng là một tính yếu khách quan cho mọi doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường. Mặt khác sự cải tiến không ngừng hệ QLCL là đòi hỏi của bản thân từng doanh nghiệp, luôn luôn cải tiến không ngừng hệ chất lượng sẽ đem lại những lợi ích: - Thoả mãm ngày một tốt hơn nhu cầu khách hàng ( nhu cầu này luôn biến đổi) - Tiết kiệm được chi phí và nguồn lực hạ giá thành sản phẩm do giảm tỷ lệ

sai hỏng, sản phẩm không phù hợp.

- Nâng cao 1 bước trình độ quản lý, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tổ chức, làm cho mọi người trong tổ chức gắn kết với nhau, ngày càng gắn bó với công việc được giao gắn bó với tổ chức thông qua việc

thoả mãn trong lao động.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về việc chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản 1994 sang phiên bản 2000 tại tại công ty điện cơ thống nhất (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w