Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ công tác thẩm định

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định TCDA tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (Trang 75 - 76)

các dự án đã tiến hàng thẩm định, đặc biệt đối với các dự án kém hiệu quả phải gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ…để cán bộ có thể rút ra những bài học bổ ích.

Ngoài ra, ngân hàng cũng cần có những quy định, chế tài xử lý nghiêm khắc đối với những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, mưu lợi cá nhân gây thất thoát, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụcông tác thẩm định công tác thẩm định

Thông tin thu thập được là rất quan trọng đối với quá trình thẩm định. Các thông tin không chính xác có thể làm sai lệch kết quả thẩm định dẫn tới các quyết định cho vay không hiệu quả. Chính vì vậy nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định cần phải chính xác, chân thực, có độ tin cậy cao. Để nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin, cán bộ thẩm định cần chú trọng tới một số vấn đề sau:

Đối với thông tin do khách hàng cung cấp, đặc biệt là các báo cáo tài chính thì cần yêu cầu các thông tin đã được kiểm toán hoặc ngân hàng cũng có thể tự thuê công ty kiểm toán độc lập tiến hành kiểm toán các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đối với những dự án mà nhu cầu vay vốn lớn thì điều này là rất quan trọng, nhằm tránh những thông tin không minh bạch và thiếu chính xác do doanh nghiệp cung cấp. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay các cá nhân, việc tiến hành thuê các công ty kiểm toán sẽ rất tốn chi phí. Chính vì vậy các khách hàng nhỏ sẽ không tìm đến ngân hàng để vay vốn, mà sẽ tìm đến một ngân hàng khác có yêu cầu thấp hơn.

Đối với các thông tin mà cán bộ tín dụng thu thập cần được tổng hợp từ nhiều nguồn: từ khách hàng, thông tin nội bộ ngân hàng, thông tin từ CIC, báo chí, internet…Nếu chỉ dựa vào một nguồn thông tin thì độ chính xác không cao, và cán bộ tín dụng sẽ không có được cái nhìn đa chiều về vấn đề cần thẩm định. Tuy nhiên việc dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau có thể có những chênh lệch, vì vậy cán bộ tín dụng cần phải tiến hành so sánh, điều chỉnh để có được nguồn thông tin chính xác và hiệu quả. Việc phân tích thông tin phải được xem xét, đánh giá dựa trên cơ sở khoa học như các phương pháp toán, thống kê… chứ không được chỉ dựa trên những đánh giá chủ quan của cán bộ thẩm định.

Ngoài ra các thông tin thu thập cần phải được lưu trữ lại làm cơ sở thống kê cho các dự án sau đó, nhằm tránh tình trạng phải tiến hàng thu thập lại các thông tin khi có dự án tương tự, gây lãng phí về thời gian và tiền bạc.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định TCDA tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w