MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM
3.2. NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN QUA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
Trong Nghị quyết của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, đã chỉ rõ mục tiêu tổng quát trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta giai đoạn 2001 đến 2010 là: Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Muốn đạt được các mục tiêu chiến lược nói trên, một trong những nhân tố có tính quyết định là phải có vốn để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, trong đó vốn trong nước đóng vai trò chủ đạo, nguồn vốn vay nước ngoài cũng rất quan trọng. Theo quyết sách chỉ đạo của các kỳ đại hội Đảng gần đây cho thấy một trong những tiền đề thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải tạo ra được nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế, huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Để thực hiện được các mục tiêu đã đề ra cần phải có những giải pháp tích cực để huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong nước và ngoài nước đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phấn đấu đưa tổng GDP tăng gấp đôi năm 2000, đạt khoảng 930 nghìn tỷ đồng vào năm 2010. Trong giai đoạn 2001-2010, theo nhận định và đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hệ số ICOR (hệ số giữa tốc độ gia tăng vốn đầu tư với tốc độ gia tăng GDP) của nước ta là 4 - 4,2, tổng số vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn này vào khoảng 155-165 tỷ USD, trong đó nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 65% (100-105 tỷ USD); nguồn vốn nước ngoài khoảng 35% (55- 60 tỷ USD) tốc độ đầu tư tăng bình quân hàng năm từ 10 - 12% nâng tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội đạt mức 30- 32% GDP. Theo tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, nhu cầu huy động vốn cho các chương trình phát triển kinh tế giai đoạn 2001- 2005 Việt Nam cần khoảng 850 - 980 nghìn tỷ đồng. Nhu cầu đầu tư trên được đáp ứng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó nguồn vốn trong nước đóng vai trò quan trọng. Tổng vốn đầu tư xã hội và tỷ trọng vốn đầu tư giai đoạn 2001-2005 như sau: