Nhận xét qua kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ của các nước

Một phần của tài liệu Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 33 - 34)

của các nước

Qua tìm hiểu thị trường TPCP của một số quốc gia tiêu biểu trong khu vực và trên thế giới, cho phép rút ra một số kinh nghiệm quý báu trong quá trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện thị trường TPCP, như sau:

- Thứ nhất, các quốc gia có tiềm năng và tốc độ phát triển kinh tế khác nhau đều sử dụng thị trường TPCP để huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển; thông qua thị trường TPCP họ thực hiện các chính sách tài chính quốc gia. TPCP được phát hành với nhiều loại, gồm nhiều kỳ hạn khác nhau, mỗi một loại lại có vai trò nhất định đối với nền kinh tế. Tín phiếu kho bạc vừa có vai trò huy động vốn để bù đắp thiếu hụt NSNN, vừa là công cụ của thị trường tiền tệ. Trái phiếu kho bạc là công cụ huy động vốn vừa để bù đắp thiếu hụt NSNN và đầu tư phát triển kinh tế. Trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu do các cơ quan Chính phủ phát hành ngoài mục đích huy động vốn cho đầu tư phát triển nó còn làm phong phú và tạo thêm hàng hoá cho thị trường vốn.

- Thứ hai, hoạt động phát hành trái phiếu được tiến hành công khai, có lịch phát hành và phương pháp phát hành cụ thể; hình thức phát hành TPCP trên thị trường sơ cấp được thực hiện thông qua đấu thầu cạnh tranh và bảo lãnh phát hành. Ở các nước phát triển, quy trình phát hành đã được chuẩn hoá và là khuôn mẫu cho các thị trường khác; đối với các nước đang phát triển hệ thống phân phối trái phiếu sơ cấp còn chưa hoàn thiện bởi những hạn chế về hệ thống tài chính nói chung và các định chế về trung gian tài chính nói riêng.

- Thứ ba, việc cho phép chính quyền địa phương cấp nào được phép phát hành trái phiếu và cơ quan Chính phủ nào được phát hành trái phiếu còn tuỳ thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia và khả năng phát triển của thị trường tài chính.

- Thứ tư, để thúc đẩy thị trường TPCP phát triển, Chính phủ vừa đóng vai trò là người hoạch định chính sách, vừa là người quản lý, đồng thời là nhà phát hành lớn; để phát triển thị trường TPCP phải duy trì được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý rõ ràng; xác định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của chủ thể phát hành, đồng thời xây dựng được hệ thống phân phối trái phiếu trên thị trường sơ cấp và hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức làm chức năng của nhà tạo lập thị trường.

Một phần của tài liệu Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w