Đánh giá hoạt động của thị trường sơ cấp

Một phần của tài liệu Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 55 - 58)

KẾT QUẢ ĐẤU THẦU TPCP QUA TTGDCK GIAI ĐOẠN 2000

2.2.2.Đánh giá hoạt động của thị trường sơ cấp

2.2.2.1. Những kết quả đạt được

- Thứ nhất, đối với lĩnh vực NSNN: Trong cơ chế kế hoạch hoá trước đây NSNN luôn ở trong tình trạng bội chi (bội chi bị động) và giải pháp chính để cân đối NSNN trong thời kỳ này là phát hành tiền, do đó dẫn đến tình trạng nền kinh tế chậm phát triển, lạm phát tăng nhanh. Kể từ những năm 1990 cho đến nay thu NSNN về cơ bản đã đảm bảo trang trải chi thường xuyên của Nhà nước. Trước nhu cầu chi cho

đầu tư phát triển ngày càng cao, Chính phủ đã chủ động hơn trong việc điều hành NSNN, mạnh dạn chủ chương bội chi chủ động với các nguồn bù đắp là vay nợ trong và ngoài nước; trong đó vay trong nước thông qua việc phát hành TPCP ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn bù đắp thiếu hụt NSNN từ đó Chính phủ chủ động hơn trong quá trình điều hành NSNN và hạn chế việc phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt NSNN.

Bên cạnh việc đấu thầu tín phiếu kho bạc qua NHNN để huy động vốn cho NSNN; Chính phủ còn phát hành trái phiếu công trình; trái phiếu đầu tư; công trái xây dựng tổ quốc với khối lượng huy động hàng chục nghìn tỷ đồng, góp phần không nhỏ vào việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Trong năm 2003 và năm 2004 Chính phủ đã huy động được trên 10.066 tỷ đồng (đã tính cả số huy động bằng ngoại tệ), đạt gần 107% kế hoạch huy động vốn từ nguồn trái phiếu giao thông thuỷ lợi để đầu tư cho các công trình giao thông thuỷ lợi quan trọng của đất nước. Trong giai đoạn 2001 đến 2010, Chính phủ Việt Nam thực hiện chủ trương thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt, khống chế bội chi NSNN ở mức dưới 5% GDP, trong đó vay trong nước chiếm khoảng 60%, do nhu cầu huy động vốn để bù đắp thiếu hụt NSNN và nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngày càng tăng; vì vậy, Chính phủ chủ trương phát triển thị trường TPCP trong nước. Đa dạng hoá các loại TPCP, trong đó tín phiếu kho bạc được xem là một công cụ hữu hiệu trong việc điều hành NSNN, đồng thời là công cụ quan trọng để NHNN điều tiết lượng tiền cung ứng trong lưu thông.

- Thứ hai, đối với thị trường tiền tệ: Từ tháng 6/1995 Bộ Tài chính đã không

phát hành tín phiếu KBNN dưới hình thức bán lẻ thay vào đó là loại tín phiếu kho bạc đấu thầu qua NHNN theo phương thức chiết khấu. Từ tháng 6/1995 đến tháng 12/2004 Bộ Tài chính đã phối hợp với NHNN tổ chức được 388 phiên đấu thầu tín phiếu với doanh số phát hành 59.499,8 tỷ đồng. Tín phiếu kho bạc đấu thầu qua NHNN là một trong những công cụ quan trọng để NHNN thực thi chính sách tiền tệ của mình. Tín phiếu kho bạc là hình thức huy động vốn ngắn hạn, có độ rủi ro không

đáng kể, là hàng hoá có chất lượng cao trên thị trường tiền tệ. Bên cạnh việc điều hành chính sách tiền tệ, NHNN đã cho ra đời thị trường mở vào tháng 7/2001 là một bước đi mới trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường. Thông qua đây, NHNN đã chủ động hơn trong việc mua, bán các loại tín phiếu KBNN để điều tiết khối lượng tiền cung ứng. Hiện nay nghiệp vụ thị trường mở thực hiện 2 lần/ 1 tuần, với 22 thành viên tham gia, trong đó chỉ có 8 thành viên tham gia thường xuyên, kể từ khi đi vào hoạt động tháng 7/2000 đến nay, nghiệp vụ thị trường mở trở thành một công cụ gián tiếp quan trọng của chính sách tiền tệ; khối lượng giao dịch ngày càng tăng, cụ thể: Tổng doanh số giao dịch năm 2004 là 61.936 tỷ đồng, năm 2003 là 21.183 tỷ đồng, năm 2002 là 8.945 tỷ đồng, năm 2001 là 3.933 tỷ đồng. Hoạt động đấu thầu tín phiếu kho bạc qua NHNN đã mang lại những kết quả thiết thực, thị trường đã từng bước đi vào ổn định và phát triển; khối lượng tín phiếu đấu thầu tăng dần qua các năm và là nguồn chủ yếu để bù đắp thiếu hụt NSNN; cơ chế đấu thầu đã tạo ra một cơ hội cạnh tranh mới và đầy hẫp dẫn đối với các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường này.

- Thứ ba, đối với thị trường phát hành: Đa dạng hoá các loại TPCP, quy trình

phát hành và thanh toán ngày càng được hoàn thiện hơn. Gắn liền với quá trình ra đời, hoạt động và phát triển của hệ thống KBNN; các loại TPCP ngày càng đa dạng và phong phú; cụ thể, từ năm 1990-1995 Bộ Tài chính (KBNN) chủ yếu phát hành tín phiếu KBNN; cuối năm 1995 bắt đầu áp dụng hình thức đấu thầu tín phiếu KBNN qua NHNN. Từ năm 1996-2005 có các loại trái phiếu mới như trái phiếu công trình; trái phiếu kho bạc; công trái XDTQ; trái phiếu chính quyền địa phương; trái phiếu do cơ quan Chính phủ bảo lãnh. Từ năm 2000 đã áp dụng và tổ chức đấu thầu TPKB (loại kỳ hạn 5 năm) qua TTGDCK và nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, riêng năm 2004 KBNN đã tổ chức được 15 phiên bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ huy động được 1.470 tỷ đồng (trong đó huy động cho NSNN là 1.205 tỷ đồng, cho công trình giao thông thuỷ lợi 265 tỷ đồng). Kỳ hạn của trái phiếu Chính phủ được thay đổi cho

phù hợp, đáp ứng nhu cầu đầu tư của công chúng và nhu cầu huy động vốn trung và dài hạn của Nhà nước; trước năm 1999 TPCP chủ yếu có 2 loại kỳ hạn: 1 năm và 2 năm. Từ cuối năm 1999 đến nay có thêm nhiều loại kỳ hạn 5 năm và 7 năm; từ 2003 trở đi loại TPCP có kỳ hạn 5 năm trở lên chiếm 55% tổng dư nợ, với các mức lãi suất hợp lý, hẫp dẫn đối với công chúng đầu tư. Hình thức phát hành trái phiếu cũng đa dạng hơn, có loại chứng chỉ, có loại ghi sổ, loại có ghi tên và loại không ghi tên tạo cho công chúng đầu tư có nhiều cơ hội lựa chọn, giảm tối đa chi phí phát hành.

- Thứ tư, đối với khuôn khổ pháp lý: Cơ chế chính sách và phương thức tổ

chức quản lý huy động vốn bằng TPCP ngày càng được hoàn thiện hơn. Trước năm 1995 việc phát hành trái phiếu được thực thi theo các Quyết định của Bộ Tài chính, chưa có văn bản pháp luật nào quy định. Nhưng bắt đầu từ năm 1995 đã có Nghị định số 72/CP (1995); Nghị định 01/2000/ NĐ-CP về Quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ; Nghị định 141/2003/NĐ-CP; Pháp lệnh số 12/1999/PL-UBTVQH10 về phát hành công trái xây dựng tổ quốc, công tác kế hoạch hoá và tổ chức thực hiện huy động trái phiếu Chính phủ đã được cải tiến. Như vậy, thông qua việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách đã tạo ra được khuôn khổ pháp lý cho hoạt động phát hành, giao dịch TPCP, điều hành và quản lý hoạt động của thị trường TPCP nói riêng và thị trường trái phiếu nói chung.

Một phần của tài liệu Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 55 - 58)