NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY SỰ RA ĐỜI CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 36 - 39)

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM

2.1. NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY SỰ RA ĐỜI CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM

Ở VIỆT NAM

2.1. NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY SỰ RA ĐỜI CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁIPHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM

Trong điều kiện hội nhập và mở cửa nền kinh tế, cùng với việc phát triển nền kinh tế, thị trường tài chính ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Thị trường TPCP là một bộ phận của thị trường tài chính, do vậy quá trình cải cách hệ thống tài chính cũng gắn liền với sự hình thành và phát triển của thị trường TPCP xuất phát từ các lý do sau:

- Thứ nhất, việc hình thành và phát triển thị trường TPCP xuất phát từ yêu

cầu, đòi hỏi thực thi của chính sách tài khoá; ở đây thị trường TPCP với chức năng chủ yếu là huy động vốn để bù đắp thiếu hụt NSNN. Trước đây, trong thời kỳ kế hoạch hoá, nền kinh tế nước ta còn chưa phát triển, nhu cầu chi cho đầu tư phát triển chưa cao; nền kinh tế của chúng ta luôn nhận được sự trợ giúp từ các nước thuộc khối XHCN. Nguồn thu của NSNN chủ yếu đảm bảo cho các khoản chi để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước, an ninh quốc phòng. Trong thời kỳ này, để bù đắp thiếu hụt của NSNN, đảm bảo các khoản chi của NSNN chúng ta đã thực hiện chính

sách phát hành tiền; như vậy, vô hình trung chính chúng ta đã kìm hãm việc tích tụ và tập trung vốn trong các doanh nghiệp và hậu quả là lạm phát siêu mã đã diễn ra.

Sau năm 1991, Việt nam đã có những thay đổi đáng kể đối với chính sách tài khoá như bổ sung, sửa đổi một số sắc thuế cho phù hợp với điều kiện cụ thể, cải cách hệ thống doanh nghiệp đã làm cho số thu NSNN tăng lên. Tỷ lệ động viên GDP vào NSNN giai đoạn 1991 - 1995 là 21,6% GDP, giai đoạn 1996-2000 đạt 20,6% GDP, giai đoạn 2001-2004 đạt 22,425 % GDP (trong khi đó kế hoạch 5 năm 2001- 2005 đề ra là 21% GDP). Bội chi NSNN thời kỳ 1991-1995 là 4,3% GDP; thời kỳ 1996 - 2000 bội chi NSNN giảm xuống 4,1% GDP; bội chi NSNN thời kỳ 2001- 2005 so với GDP đã kiềm chế được ở mức dưới 5%.

Trong các năm đầu thập niên 90 để phát triển kinh tế Việt Nam cần có vốn mà vốn vay nước ngoài bị hạn chế; do vậy, việc huy động vốn dưới hình thức phát hành TPCP trở nên quan trọng và cấp thiết; huy động vốn trong nước không những bù đắp thiếu hụt NSNN mà còn góp phần giải quyết tiền mặt cho các nhu cầu chi tiêu của Chính phủ. Chính vì vậy, bắt đầu từ năm 1991 Chính phủ đã phát hành các loại tín phiếu, trái phiếu kho bạc để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư. Đến 1995 Chính phủ đã đưa ra chủ trương huy động vốn trong nước thông qua việc phát hành TPCP với quy mô lớn hơn nhằm huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển.

- Thứ hai, thị trường TPCP là một trong những công cụ để điều hành chính sách tiền tệ; trong khi đó chính sách tiền tệ lại có tác động đến việc hình thành thị trường TPCP trên hai góc độ: Tạo một môi trường để khuyến khích các tầng lớp dân cư, doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí để tập trung nguồn vốn cho đầu tư phát triển; đồng thời cải cách việc điều hành chính sách tiền tệ đòi hỏi Chính phủ phải phát hành các loại TPCP (tín phiếu kho bạc) để làm công cụ cho thị trường mở. Trong những năm qua NHNN đã từng bước hoàn thiện cách điều hành chính sách tiền tệ, ngoài những công cụ thực thi truyền thống như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cho vay

chiết khấu, NHNN còn thực hiện điều hành chính sách tiền tệ bằng các công cụ như lãi suất, tỷ giá hối đoái và hoạt động của thị trường mở để điều hành chính sách tiền tệ với mục đích là tạo ra một môi trường ổn định, phát triển sản xuất, khuyến khích đầu tư và tiêu dùng.

Giai đoạn từ năm 1992-1995 NHNN áp dụng chính sách lãi suất thực dương; tiếp đến từ năm 1996 - tháng 7/2000 ngân hàng vẫn áp dụng cơ chế lãi suất thực dương, nhưng được nới lỏng hơn với việc cho phép thực hiện cơ chế lãi suất trần cho vay có áp dụng khác nhau giữa thành thị và nông thôn. Đến tháng 8/2000 NHNN áp dụng cơ chế lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng đồng Việt Nam và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ. Từ tháng 8/2000 – tháng 5/2002 lãi suất cơ bản được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với những diễn biến trên thị trường. Bắt đầu từ tháng 6/2002, NHNN áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong việc kinh doanh tiền tệ.

Hoạt động nghiệp vụ của thị trường mở cũng từng bước mang lại những kết quả khả quan, từ tháng 6/1995 NHNN đã thực hiện việc tổ chức đấu thầu tín phiếu kho bạc với mục đích huy động vốn cho NSNN và cung cấp hàng hoá với chất lượng cao cho thị trường tiền tệ. Hoạt động của thị trường mở chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2000 mục đích là hoàn thiện và đồng bộ hoá thị trường tiền tệ; hàng hoá của thị trường mở trong thời kỳ này chủ yếu là TPCP (tín phiếu kho bạc) và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Việc điều hành chính sách tiền tệ cùng với việc thực thi chính sách tài khoá đã thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường TPCP. Sự có mặt của thị trường tiền tệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn thông qua hình thức phát hành TPCP, góp phần ổn định vĩ mô nền kinh tế và hạn chế lạm phát. Mặt khác thông qua phát hành tín phiếu kho bạc (đấu thầu qua NHNN) giúp cho phía NHNN có được công cụ hữu ích thực thi chính sách tiền tệ.

- Thứ ba, trước yêu cầu của việc phát triển thị trường vốn, để phát triển thị

trường vốn cần tạo ra những hàng hoá có chất lượng cao cung cấp cho thị trường. Hoạt động chủ yếu của thị trường vốn thời gian qua chủ yếu là nghiệp vụ huy động

tiền gửi, cho vay. Sự thiếu vắng thị trường TPCP làm giảm khả năng huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế và không tạo ra các cơ hội đầu tư cho các tầng lớp dân cư. Trước yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển hệ thống tài chính đòi hỏi cần phải có một thị trường vốn để huy động các nguồn vốn dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế; trong đó có việc hình thành và phát triển thị trường TPCP mục đích để đa dạng hoá và hoàn thiện hoạt động tín dụng. Tháng 7/2000 thị trường chứng khoán của Việt Nam đã chính thức được thành lập với sự đi vào hoạt động của Trung tâm GDCK thành phố Hồ Chí Minh; hàng hoá của những buổi đầu giao dịch là cổ phiếu của các doanh nghiệp được cổ phần hoá từ các doanh nghiệp Nhà nước. Mặc dù các loại TPCP đang lưu hành với khối lượng khá lớn, nhưng chủ yếu là tín phiếu và trái phiếu kho bạc ngắn hạn; do phát hành bán lẻ nên các loại trái phiếu kho bạc chưa có đủ điều kiện cần thiết để được niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung. Xuất phát từ thực trạng trên, đòi hỏi Chính phủ phải phát hành các loại trái phiếu với khối lượng lớn, có kỳ hạn dài hơn để cung cấp trái phiếu cho thị trường. Sau khi Trung tâm GDCK đi vào hoạt động, Chính phủ đã phát hành loại trái phiếu kho bạc, kỳ hạn 5 năm, phát hành theo hình thức đấu thầu và bảo lãnh phát hành, toàn bộ số trái phiếu này được phép niêm yết và giao dịch trên Trung tâm GDCK. Ngoài ra, Chính phủ còn đứng ra đảm bảo cho Quỹ hỗ trợ phát triển phát hành trái phiếu để bổ sung nguồn vốn cho vay tài trợ. Hoạt động phát hành trái phiếu ở thị trường sơ cấp đã tạo và cung cấp hàng hoá cho thị trường thứ cấp và hoạt động của thị trường thứ cấp lại thúc đẩy thị trường sơ cấp phát triển.

Một phần của tài liệu Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w