Chưa có chính sách hợp lý để thu hút các nguồn vốn nhàn rỗ

Một phần của tài liệu Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 72 - 73)

KẾT QUẢ ĐẤU THẦU TPCP QUA TTGDCK GIAI ĐOẠN 2000

2.4.5.Chưa có chính sách hợp lý để thu hút các nguồn vốn nhàn rỗ

- Thuế thu nhập đánh vào thu nhập từ trái phiếu có sự phân biệt, chưa công bằng giữa các nhà đầu tư, cụ thể đối với các nhà đầu tư là cá thể thì được miễn thuế thu nhập đối với phần lợi tức thu được từ hoạt động kinh doanh TPCP. Trái lại, đối với các tổ chức thì thu nhập từ trái phiếu vẫn phải nộp thuế thu nhập; với cơ chế trên có ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán.

- Theo quy định tại Thông tư số 110/2002/TT-BTC 12/12/2002 thì mức phí áp dụng đối với hoạt động giao dịch TPCP qua thị trường tập trung là 0,075%/ doanh số giao dịch (nhưng hiện nay Bộ Tài chính tạm thời chưa áp dụng). Thông thường các công ty chứng khoán thu của khách hàng 0,3% đến 0,4% phí giao dịch/ doanh số giao dịch, đây cũng là điểm bất cập cần sửa đổi để tránh gây thiệt hại cho khách hàng khi tham gia vào thị trường TPCP.

Tóm lại, TPCP đã trở thành một hàng hoá có chất lượng cao trên thị trường chứng khoán. Mặc dù khối lượng phát hành và giao dịch chưa nhiều, quy mô thị trường chưa phản ảnh hết tiềm năng; việc phát hành TPCP để huy động vốn còn nhiều điểm bất cập, lý do chính là xuất phát từ việc nền kinh tế đã có nhiều bước phát triển đáng ghi nhận, song trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định; hành lang pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ; thị trường vốn chưa thực sự phát triển. Để phát huy hết được vai trò của TPCP và thị trường TPCP đối với việc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, huy động nguồn lực tài chính trong xã hội cho NSNN và cho đầu tư phát triển chúng ta cần có cái nhìn mới trong việc huy động vốn trên thị trường tài chính, phát triển thị trường TPCP trở thành một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính. Từ thực trạng của thị trường sơ cấp và hoạt động của thị trường thứ cấp TPCP, kết hợp với kinh nghiệm rút ra trong quá trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán nói trung và thị trường TPCP nói riêng của các nước phát triển như (Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc…..) để từ đó nghiên cứu, đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện, bối cảnh cụ thể của Việt Nam

nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội đáp ứng khịp thời nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 72 - 73)