Cốt truyện và chủ đề trong phim quảng cáo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quảng cáo trên truyền hình Việt Nam – Từ lý luận đến thực tiễn doc (Trang 35 - 36)

6. Bố cục luận văn

2.3. Cốt truyện và chủ đề trong phim quảng cáo

Cũng giống như phim truyện, cốt truyện trong phim quảng cáo cũng được thể hiện thông qua các sự kiện của nhân vật, tình huống mà họ rơi vào, cách xử lý tình huống (bằng cách sử dụng một sản phẩm nào đó) và đi đến kết quả.

Trong phim quảng cáo bia Heiniken, cốt truyện là sự tương phản niềm đam mê của hai giới: trong khi những người phụ nữ sung sướng vì được sở hữu cả một căn phòng trưng bày giày dép, thì đàn ông lại “phát cuồng” lên với một căn phòng lạnh chứa đầy bia Heiniken. Phim quảng cáo hạt nêm Maggi dựa trên cốt truyện về một người chồng có những phút “say nắng” với người phụ nữ ngoài vợ, nhưng nhờ tài nấu ăn của vợ (biết khéo léo dùng hạt nêm Maggi) đã kéo anh về với mâm cơm gia đình. Phim quảng cáo Bitis không kể về một nhân vật, nhưng chỉ với hình ảnh những bước chân từ thủa cha ông khai sinh lập địa, khi đánh thắng kẻ thù xâm lược, đến bước chân của thời hiện đại tiến vào kỷ nguyên mới đã kể nên một cốt truyện về truyền thống dân tộc trong chiều dài lịch sử.

Chủ đề trong phim truyện hay thường gọi với cụm từ chủ đề tư tưởng là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm thông qua bộ phim, là ý nghĩa nằm sau cốt truyện. Tuy nhiên, cùng một bộ phim, mỗi người xem lại tìm thấy một chủ đề tư tưởng khác nhau.

Chủ đề nổi bật lên ở phần kết phim, sau cao trào. Chủ đề có thể do nhân vật phát ngôn hoặc thông qua chính hành động của nhân vật. Bộ phim “Bài ca người lính” với chủ đề ca ngợi tinh thần quả cảm của người lính Nga trong chiến tranh nơi mảnh đất hậu phương; “Những đứa trẻ thiên đường” lại nêu cao chủ đề những tâm hồn trẻ thơ

thánh thiện như những thiên thần của hai đứa trẻ nghèo Iran; “ Kẻ cắp xe đạp” lại nổi lên chủ đề về con người lương thiện vì bị đẩy vào hoàn cảnh bần cùng mà hoá thành lưu manh.

Tuy chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, nhưng phim quảng cáo cũng có chủ đề thông qua hệ thống các hình ảnh. Khi phim quảng cáo là một câu chuyện trọn vẹn, thì chủ đề được tìm thấy thông qua hành động của nhân vật. Nhưng khi phim quảng cáo mang đến hình những khoảnh khắc, lát cắt trong cuộc sống, thì chủ đề nằm trong sự xắp xếp mang tính đối lập hoặc tương đồng của hình ảnh. Và sau tất cả những hình ảnh, âm thanh, thì chủ đề đọng lại ở câu khẩu hiệu. Ta có thể nhận ra chủ đề niềm đam mê của phái mạnh trong các phim quảng cáo của Heiniken; chủ đề về lòng thuỷ chung son sắc vợ chồng trong phim quảng cáo hạt nêm Maggi và chủ đề về những bước chân Việt làm nên nghiệp lớn trong phim quảng cáo giày dép Bitis.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quảng cáo trên truyền hình Việt Nam – Từ lý luận đến thực tiễn doc (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)