0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và của nhân dân đối với hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở gia

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC TỘI PHẠM MA TUÝ CỦA VIỆN KIỂM SOÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH NGHỆ AN POTX (Trang 102 -113 )

- Về phát triển kinh tếxó hội: Nhỡn chung, trong những năm qua kinh tếxó hội ở Nghệ An cú bước phát triển khá Từ năm 2004 đến nay bỡnh quân hàng

3.2.3.2. Hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và của nhân dân đối với hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở gia

dân đối với hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra đối với các tội phạm ma tuý của Viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh Nghệ An

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chất vấn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;

Giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước là một trong những chức năng quan trọng của các cơ quan dân cử. Hoạt động giám sát được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: thông qua việc nghe báo cáo, thẩm tra và cho ý kiến về báo cáo công tác tại các kỳ họp Quốc hội và Hội đồng nhân dân; thông qua chất vấn và trả lời chất vấn… Trong đó, hoạt động chất vấn của các đại biểu dân cử là hình thức luôn mang lại hiệu quả rất lớn, đặc biệt trong thời đại thông tin hiện nay. Đối với hoạt động của các CQTP và của ngành Kiểm sát cũng vậy. Thông qua chất vấn và trả lời chất vấn, những hạn chế, tồn tại trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp được công khai đến các tầng lớp nhân dân. Sức ép từ phía dư luận xã hội về những sai phạm, tồn tại của hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố buộc các cấp kiểm sát phải đổi mới cơ chế, chính sách và phương thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của ngành.

Trên thực tế những năm qua, hoạt động chất vấn còn nhiều bất cập; một mặt, do hoạt động của các cơ quan dân cử còn mang nặng tính hình thức, định kỳ một năm họp hai lần, mỗi lần khoảng từ 30 đến 45 ngày (đối với Quốc hội), khoảng từ 3 đến 5 ngày (đối với Hội đồng nhân dân), rõ ràng hai cơ quan này không thể giải

quyết được hết mọi vấn đề phát sinh, bởi bên cạnh chức năng giám sát, Quốc hội và Hội đồng nhân dân còn thực hiện các chức năng quan trọng khác. Do vậy, thời lượng dành cho chất vấn và trả lời chất vấn nói chung, chất vấn đối với hoạt động của ngành Kiểm sát nói riêng còn ít; bên cạnh đó, chất lượng đại biểu dân cử nhìn chung còn thấp và không đồng đều. Đa số những đại biểu có kiến thức, có năng lực đều là những đại biểu hoạt động kiêm nhiệm, những đại biểu không kiêm nhiệm phần lớn là những đại biểu theo cơ cấu thành phần xã hội, cơ cấu vùng miền. Trong điều kiện đó, không phải đại biểu dân cử nào cũng phát huy hết trách nhiệm, thực hiện được đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chất vấn nói riêng, chất lượng giám sát nói chung, trước hết phải đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội, ở địa phương chú ý đổi mới mạnh mẽ cơ chế và phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp theo hướng tăng cường đại biểu hoạt động chuyên trách; nâng cao chất lượng đại biểu, theo đó những đại biểu theo cơ cấu thành phần xã hội cũng phải đạt tiêu chuẩn về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định mới được ứng cử làm đại biểu dân cử.

- Có cơ chế, chính sách hợp lý để phát huy vai trò giám sát của cá nhân đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đối với hoạt động của ngành Kiểm sát và các cơ quan tư pháp khác; cần thiết phân công những đại biểu có chuyên môn về lĩnh vực pháp luật trực tiếp phụ trách việc giám sát hoạt động áp dụng pháp luật của Viện kiểm sát và các cơ quan tư pháp. Gắn trách nhiệm của những đại biểu này với kết quả công tác của các cơ quan tư pháp theo hướng, các đại biểu được phân công giám sát cũng phải chịu một phần trách nhiệm về những sai phạm, tồn tại trong hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp.

Để cụ thể hoá Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, Quốc Hội khoá XII đã thành lập ủy ban tư pháp của Quốc hội để giúp Quốc hội thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động tư pháp, trọng tâm là việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử. Đây là một giải pháp có ý nghĩa thực tiễn to lớn nhằm nâng cao chất lượng công tác tư pháp ở nước ta.

- Xác định rõ trách nhiệm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân hai cấp trong việc xử lý, thực hiện các kết luận qua giám sát, đảm bảo các nội dung đã kết luận đều được thực hiện đầy đủ, kịp thời.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp luật nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân đối với hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân. Tăng cường vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận; tiếp tục mở rộng các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến nâng cao nhận thức pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, để họ tham gia tích cực, có hiệu quả vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như kiểm tra, giám sát hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết án hình sự của ngành Kiểm sát và các cơ quan tư pháp khác.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở phân tích đánh giá một cách khách quan, toàn diện những hạn chế, tồn tại của hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra nói chung và áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND đối với các tội phạm ma tuý trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng trong những năm gần đây, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới đặt ra yêu cầu khách quan phải đảm bảo hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân nói chung, thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra đối với các tội pham ma tuý nói riêng. Trên cơ sở nhận thức chung về các yếu tố đảm bảo việc áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân và phân tích về nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực hoạt động này, tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo việc áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh Nghệ An đạt hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Đó bao gồm các nhóm giải pháp sau: 1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện pháp luật hình sự và tố tụng hình sự, về tăng cường giải thích, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật; 2.Nhóm giải pháp đối với ngành Kiểm sát, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ, kiểm sát viên ngành Kiểm sát nhân dân, tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và kiểm tra trong ngành Kiểm sát ; 3. Nhóm các giải pháp khác, đó là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường mối quan hệ phối hợp liên ngành trong giải quyết án hình sự và hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và của nhân dân đối với hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân.

Kết luận

Cùng với quá trình cải cách bộ máy Nhà nước, cải cách hành chính; tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị (khoá IX) về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đang đặt ra yêu cầu khách quan là phải xây dựng mô hình tổng thể của hệ thống tư pháp, xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng của từng cơ quan trong hệ thống tư pháp. Trong những năm gần đây, mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau bàn về vị trí, chức năng của ngành Kiểm sát nhân dân; tuy nhiên các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước vẫn tiếp tục khẳng định VKSND thực hiện chức năng " thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ". Đây là cơ sở phương pháp luận để tác giả tiếp cận, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản nhất về ADPL trong THQCT ở giai đoạn điều tra của Viện KSND nói chung và ADPL trong THQCT ở giai đoạn điều tra đối với các tội phạm ma tuý của VKSND hai cấp tỉnh Nghệ An nói riêng.

Trong những năm qua, hoạt động áp dụng pháp luật trong THQCT ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma tuý của ngành kiểm sát nói chung và của VKSND tỉnh Nghệ An nói riêng đã đạt được những thành tích đáng kể. Góp phần ổn định về chính trị, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tập thể; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân. Bên cạnh những thành tích đã đạt được, hoạt động áp dụng pháp luật trong THQCT ở giai đoạn điều tra các tội pham ma tuý vẫn còn bộc lộ những thiếu sót, vi phạm như: bỏ lọt tội phạm, làm oan ngời vô tội; phần nào chưa kiểm soát được tình hình tội phạm ma tuý ngày càng đang diễn biến phức tạp; chưa đáp ứng được tình hình mới hiện nay.

Để khắc phục tình trạng trên và nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong THQCT ở giai đoạn điều tra các tội pham ma tuý của VKSND hai cấp tỉnh Nghệ An, tác giả luận văn đã sử dụng, kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và tiếp thu những thành tựu của những người đi trước, so sánh và đối chiếu những tài liệu, sách chuyên khảo để phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật trong THQCT ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma tuý. Để từ đó đề

ra những giải pháp khắc phục và nâng cao chất lượng việc áp dụng pháp luật. Cụ thể luận văn tập trung vào các vấn đề sau:

Phân tích làm rõ những cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật trong THQCT ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma tuý; các giai đoạn và nội dung ADPL trong THQCT ở giai đoạn điều tra các tội pham ma tuý.

Tập trung phân tích thực trạng áp dụng pháp luật trong THQCT ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma tuý của VKSND hai cấp tỉnh Nghệ An trong năm năm từ năm 2004 đến năm 2008. Tác giả đã chú ý phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được và những mặt còn hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, thiếu sót.

Để đảm bảo việc áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm và yêu cầu của cải cách tư pháp; tác giả mạnh dạn đưa ra ba nhóm giải pháp cơ bản, đó là: Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhóm giải pháp đối với ngành Kiểm sát và nhóm các giải pháp khác. Các nhóm giải pháp trên có thể là chưa đầy đủ, tuy nhiên xuất phát từ việc tổng hợp, khái quát từ thực tiễn áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra đối với các tội phạm ma tuý của ngành KSND nói chung và Viện KSND Nghệ An nói riêng

Danh mục tài liệu tham khảo

1. TS. Dương Thanh Biểu (2001), Công tác kiểm sát điều tra án ma túy, Đề tài khoa học cấp bộ.

2. Vũ Ngọc Bường (1997), Phòng chống ma túy trong nhà trường, Nxb Công an nhân dân và Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Chỉ thị số 53-CT/TW ngày 21/3/2000 của Bộ Chính trị (khoá XI) về một số công tác cấp bách các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ơng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

7. Đại học luật Hà Nội (2006), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

8. Đại từ điển tiếng Việt (1999), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Hoàng Văn Hảo (1999), "Xã hội hóa một số hoạt động của cơ quan tư pháp nhìn từ góc độ dân chủ", Dân chủ và pháp luật.

10. Lê Thị Tuyết Hoa (2002), Quyền công tố ở Việt Nam, Luận văn tiến sỹ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.

11. Nguyễn Đức Mai (1999), Một số ý kiến về quyền cụng tố, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ: "Những vấn đề lý luận về quyền công tố và việc tổ chức thực hiện quyền công tố ở Việt Nam từ 1945 đến nay", Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.

12. Khuất Văn Nga (2004), "Những tư tưởng mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003", Thông tin khoa học pháp lý.

13. Phòng THQCT-KSĐTXX án An ninh, ma tuý VKSND tỉnh Nghệ An (2004),

Báo cáo công tác kiểm sát năm 2004.

14. Phòng THQCT-KSĐTXX án An ninh, ma tuý VKSND tỉnh Nghệ An (2005),

Báo cáo công tác kiểm sát năm 2005.

15. Phòng THQCT-KSĐTXX án An ninh, ma tuý VKSND tỉnh Nghệ An (2006),

Báo cáo công tác kiểm sát năm 2006.

16. Phòng THQCT-KSĐTXX án An ninh, ma tuý VKSND tỉnh Nghệ An (2007),

Báo cáo công tác kiểm sát năm 2007.

17. Phòng THQCT-KSĐTXX án An ninh, ma tuý VKSND tỉnh Nghệ An (2008),

Báo cáo công tác kiểm sát năm 2008.

18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Bộ luật hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (), Hiến pháp Việt Nam (1946, 1959, 1980 và 1992), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị quyết số 33/2009/NQ-QH12 năm 2009 về thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTHS.

24. Lê Minh Tâm (2002), "Về tư tưởng Nhà nước pháp quyền và khái niệm nhà nước pháp quyền", Tạp chí Luật học.

25. Lê Hữu Thể (2008), Quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

26. Hà Mạnh Trí (2003), "Sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự nhằm đấu tranh có hiệu quả với tội phạm. Bảo vệ tốt hơn quyền tự do dân chủ của công dân", Tạp chí Kiểm sát, (6).

27. Trường Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội (1996), Giáo trình công tác kiểm sát, Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

28. Trường Đại học Luật Hà Nội (1998), Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

29. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

30. Lê Minh Tuấn (2004), "Những điểm mới về thẩm quyền và thủ tục tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự", Thông tin khoa học pháp , (3).

21. Từ điển bách khoa Công an nhân dân (2000), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC TỘI PHẠM MA TUÝ CỦA VIỆN KIỂM SOÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH NGHỆ AN POTX (Trang 102 -113 )

×