Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ, nâng cao ý thức chính trị, đạo đức và trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên ở tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma tuý của viện kiểm soát nhân dân cấp tỉnh Nghệ An potx (Trang 86 - 93)

- Về phát triển kinh tếxó hội: Nhỡn chung, trong những năm qua kinh tếxó hội ở Nghệ An cú bước phát triển khá Từ năm 2004 đến nay bỡnh quân hàng

3.2.2.1Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ, nâng cao ý thức chính trị, đạo đức và trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên ở tỉnh

đức và trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên ở tỉnh Nghệ An

* Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ

Để bảo đảm hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân nói chung, thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra đối với

các tội phạm ma tuý của VKSND ở tỉnh Nghệ An nói riêng đạt chất lượng và hiệu quả, việc đổi mới công tác tổ chức bộ máy là việc làm có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng. Khi nói đến công tác tổ chức, suy cho cùng là nói đến con người, đó là những chủ thể trực tiếp hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc có thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.

Trong những năm qua, công tác tổ chức cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân nói chung và Viện kiểm sát nhân dân hai cấp ở tỉnh Nghệ An đã có nhiều chuyển biến tích cực, số lượng và chất lượng cán bộ từng bước được bảo đảm, là điều kiện quan trọng nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành của bộ máy vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém, thể hiện như: Công tác tổ chức và bộ máy ở một số đơn vị cấp huyện vẫn chậm được kiện toàn và đổi mới; việc sắp xếp cán bộ có lúc, có nơi chưa hợp lý, chưa đúng sở trường, năng lực công tác. Vì vậy chưa phát huy được hết năng lực, sở trường của từng cán bộ, kiểm sát viên; công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ đã được đầu tư, quan tâm thoả đáng, có thực hiện theo hướng đồng bộ, nhưng lại thiếu chuyên sâu; công tác quy hoạch, đề bạt và bổ nhiệm cán bộ một số địa phương VKS cấp huyện thực hiện chưa được thường xuyên, chưa thực sự khoa học; bên cạnh đó đối với số cán bộ lãnh đạo quản lý do lịch sử để lại vẫn chưa được giải quyết phù hợp. Một số cán bộ sau khi được đề bạt, bổ nhiệm chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu do trình độ năng lực, nhất là năng lực quản lý còn hạn chế…

Nhằm khắc phục những yếu kém, tồn tại về công tác tổ chức bộ máy, trong thời gian tới, cần thực hiện những giải pháp sau:

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục chỉ đạo toàn ngành sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các đơn vị theo đúng quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát. Trước mắt, VKSND tỉnh Nghệ An tập trung chỉ đạo đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện rà soát, kiện toàn tổ chức và bộ máy làm việc của các đơn vị đảm bảo đủ về số

lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Về lâu dài, theo Chiến lược cải cách tư pháp của Bộ chính trị, cần nghiên cứu mô hình tổ chức của ngành Kiểm sát theo mô hình Viện công tố. Theo đó, Viện công tố chỉ đạo hoạt động điều tra, cơ quan công tố được tăng quyền lực và chịu trách nhiệm về hoạt động điều tra. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện nay, dù Viện kiểm sát cũng đã được pháp luật trao nhiều quyền hạn trong thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, các loại quyền hạn này vẫn ít nhiều mang tính hình thức và thực tế là Kiểm sát viên vẫn chưa chủ động trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra.

Cần khẩn trương xây dựng mô hình tổ chức bộ máy của ngành Kiểm sát phù hợp với mô hình tổ chức của hệ thống Tòa án đã được xác định theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020. Theo mô hình này, Tòa án được tổ chức theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Tòa án sơ thẩm khu vực (được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện); Tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực (như: khu vực Tây Bắc bộ, Đông Bắc bộ, Bắc Trung bộ...) có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm…

Về nguyên tắc tổ chức bộ máy các cơ quan tiến hành tố tụng, ở đâu có Tòa án thì ở đó có Viện kiểm sát để thực hành quyền công tố. Đây là mô hình có nhiều điểm ưu việt, vừa đảm bảo tinh gọn về đầu mối, vừa phân bố lượng công việc phù hợp giữa các đơn vị hành chính. Qua tổng kết đánh giá, trên thực tế một số đơn vị cấp huyện (chủ yếu là đơn vị Thành phố, thị xã, các huyện đồng bằng) có số lượng án thụ lý giải quyết hàng năm lớn, trong khi đó, một số đơn vị lại rất ít việc, có đơn vị miền núi thì “không có việc để làm”. Chúng ta tổ chức và hoạt động theo mô hình Toà án khu vực sẽ đảm bảo tăng cường tính độc lập của các cơ quan tiến hành tố tụng, hạn chế tối đa sự can thiệp của các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương

vào hoạt động của các cơ quan này.

- Viện KSND tỉnh cần rà soát xác định rõ nhu cầu về biên chế và cơ cấu kiểm sát viên, kiểm tra viên của từng VKSND các huyện, thị xã thành phố để đề nghị VKS Tối cao quyết định giao biên chế cho phù hợp. Nhu cầu về biên chế không chỉ được xác định trên cơ sở khối lượng công việc như: số lượng án thụ lý, giải quyết hàng năm mà phải còn được xác định căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành về công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp (phải định hình được số lượng công việc trong một năm), các nhiệm vụ chính trị khác thuộc phạm vi ngành phải giải quyết và các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội của từng đơn vị. Trên cơ sở đó, VKS tỉnh báo cáo VKS Tối cao tổng hợp để báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xin bổ sung biên chế cho ngành và phân bổ biên chế cho các địa phương, đơn vị;

- Quá trình kiện toàn tổ chức cán bộ phải quán triệt nội dung các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, đáng chú ý là nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) về “Một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn đảng”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về “Một số vấn đề về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị”; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Đồng thời phải đáp ứng yêu cầu nọi dung cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị, quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và BLTTHS năm 2003.

Các đơn vị trong ngành Kiểm sát Nghệ An phải xác định rõ yêu cầu và mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm tra viên, kiểm sát viên đảm bảo đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng; hàng năm rà soát, đánh giá, phân loại cán bộ, kiểm sát viên để sắp xếp, bố trí đúng người, đúng việc nhằm phát huy hết năng lực, sở trường của từng cán bộ, kiểm sát viên.

tạo nguồn cán bộ cho việc thực hiện nhiệm vụ trước mắt cũng như về lâu dài, đảm bảo tính liên tục, kế thừa, khắc phục tình trạng thiếu hụt, chắp vá. Vì vậy, phải hết sức coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ, Kiểm sát viên trẻ, kiểm sát viên chủ chốt. Tiêu chuẩn hoá cán bộ, kiểm sát viên ở chức danh, từng cấp; lấy tiêu chuẩn này làm cơ sở để quản lý, đào tạo và thực hiện chính sách cán bộ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kiểm sát viên phải được làm một cách khách quan, toàn diện cả về mặt chính trị, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực tiễn. Xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể để xây dựng chương trình, kế hoạch và nội dung đào tạo phù hợp và hiệu quả. Mở rộng các hình thức và loại hình đào tạo, thường xuyên nghiên cứu, đổi mới các hình thức đào tạo; chú ý kết hợp giữa đào tạo theo quy hoạch, kế hoạch với khuyến khích cán bộ, kiểm sát viên tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cùng với việc hoàn thành kế hoạch đào tạo hoàn thiện kiến thức về Cử nhân luật cho đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên tốt nghiệp các trường Cao đẳng kiểm sát trước đây; cần nhanh chóng hoàn thành xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng cán bộ vào ngành theo hướng chú trọng cả về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và năng lực chuyên môn nghiệp vụ; có chính sách khuyến khích, ưu tiên những sinh viên được đào tạo cơ bản, có học lực khá, giỏi trở lên vào ngành. Cùng với đó, cần chủ động đề nghị với VKSND Tối cao, Ban tổ chức Tỉnh uỷ phối hợp với Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ có năng lực, triển vọng đưa đi học tập Cao cấp và cử nhân chính trị; có chiến lược cử cán bộ, KSV đi học tập, nghiên cứu chuyên sâu (thạc sĩ, tiến sĩ) để có xây dựng nguồn nhân lực tương lai cho ngành và thực sự trở thành những chuyên gia đầu ngành về ADPL trong thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Tiếp tục tăng cường quản lý chặt chẽ cán bộ, kiểm sát viên, kịp thời phát hiện những cán bộ, kiểm sát viên có biểu hiện tiêu cực, vi phạm kỷ luật nghiệp vụ để uốn nắn và xứ lý nhằm làm trong sạch bộ máy của ngành. Tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" theo Chỉ thị 06 của Bộ chính trị; phấn đấu thực hiện tốt tiêu chí Người

cán bộ kiểm sát theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Công minh, chính trực,

khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.

* Nâng cao ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, kiểm tra viên, kiểm sát viên ngành Kiểm sát tỉnh Nghệ An

Xuất phát từ tính đặc thù của hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, cán bộ, kiểm tra viên, kiểm sát viên ngành Kiểm sát thường xuyên phải đối mặt với những tiêu cực của xã hội, tiếp xúc với nhiều loại vi phạm, tội phạm. Có thể nói, khi rơi vào môi trường, điều kiện hoàn cảnh như vậy dễ làm cho mỗi con người cụ thể dễ bị chùn bước, có thể bị sa ngã nếu không có lập trường chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức tốt. Trong những năm qua, chúng ta phải khẳng định rằng về cơ bản cán bộ, kiểm sát viên ngành KSND nói chung và VKSND hai cấp ở Nghệ An nói riêng đều có lập trường chính trị kiên định, vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lương tâm trong sáng, biết tự mình vượt qua những khó khăn trở ngại, giữ vững tác phong Người cán bộ Kiểm sát. Tuy nhiên, thực tế cũng còn một bộ phận cán bộ, kiểm sát viên ở một số địa phương trên phạm vi cả nước thoái hoá, biến chất, bị sa ngã trước những cám dỗ vật chất tầm thường, vi phạm kỷ luật nghiệp vụ, vi phạm pháp luật phải bị xử lý, một số trường hợp bị truy cứu TNHS. Đó được xem là thực trạng đáng buồn của ngành Kiểm sát và là nguyên nhân dẫn đến tình trạng để lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội, vi phạm các quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với hoạt động của các CQTP nói chung, đối với hoạt động của ngành Kiểm sát nói riêng. Đối với ngành kiểm sát Nghệ An, mặc dù số cán bộ vi phạm xảy ra không nhiều, tuy nhiên trong năm năm qua cá biệt vẫn có trường hợp vi phạm kỷ luật nghiệp vụ, bị xử lý kỷ luật, bị truy tố trước pháp luật; đó cũng là những tồn tại, khuyết điểm cần được khắc phục kịp thời trong thời gian tới.

Bên cạnh việc phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời các cán bộ, Kiểm sát viên có vi phạm pháp luật trong hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố và kiểm sát các HĐTP; công tác giáo dục nâng cao ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên là việc làm có ý nghĩa hết sức

quan trọng, đòi hỏi ngành Kiểm sát phải quan tâm làm thường xuyên và liên tục. Nâng cao ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức, nhất là đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp cán bộ, kiểm sát viên có định hướng đúng đắn trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ cũng như trong giải quyết các vấn đề cụ thể. Đồng thời giúp cán bộ, kiểm sát viên vận dụng pháp luật đúng đắn, có lý, có tình và không xa rời thực tiễn; giúp cán bộ, kiểm sát viên có tinh thần trách nhiệm cao, luôn chủ động với công việc được giao, không bị sa ngã trước những khó khăn và cám dỗ vật chất, xứng đáng là những chiến sỹ trên mặt trận đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm.

* Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, kiểm tra viên, kiểm sát viên ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An

Đối với những hạn chế, tồn tại về hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra chúng tôi đã phân tích ở trên do nhiều nguyên nhân, song có một nguyên nhân rất cơ bản là do trình độ năng lực chuyên môn của một bộ phận không nhỏ cán bộ, kiểm sát viên làm công tác THQCT còn nhiều hạn chế. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã nêu rõ: “Công tác cán bộ tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ năng lực nghiệp vụ…”. Do vậy, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, kiểm sát viên là việc làm có ý nghĩa quyết định nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong hoạt động thực hành quyền công tố của ngành Kiểm sát nhân dân.

Để đảm bảo cho việc ADPL trong thực hành quyền công tố nói chung và thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra đối với các tội phạm ma tuý của VKSND ở tỉnh Nghệ An nói riêng đạt chất lượng và hiệu quả cao, ngành Kiểm sát phải tiếp tục kiện toàn, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, kiểm sát viên; thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tổng kết kinh nghiệm để nhân ra diện rộng; tổ chức nghiên cứu khoa học, xây dựng các chuyên đề nghiệp vụ, mở rộng các hình thức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về thực hành quyền công tố với nhiều nhóm tội phạm cụ thể mang tính chuyên sâu; trong đó

cần phải chú ý theo các hướng trọng tâm:

- Tập trung bồi dưỡng, giáo dục để mỗi cán bộ, kiểm tra viên, kiểm sát viên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma tuý của viện kiểm soát nhân dân cấp tỉnh Nghệ An potx (Trang 86 - 93)