Quán triệt một số quan điểm cải cách tư pháp chỉ đạo trong hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự nói chung và phiên tòa sơ thẩm dân sự nói riêng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm dân sự doc (Trang 55 - 58)

pháp luật tố tụng dân sự nói chung và phiên tòa sơ thẩm dân sự nói riêng

Trong những năm qua, sự nghiệp đổi mới đất nước đang diễn ra một cách sôi động và toàn diện, kết quả đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, hướng tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nền kinh tế đất nước đã tạo được đà phát triển nhanh và ổn định, các thiết chế của nền kinh tế thị trường đã được hình thành và vận hành một cách đồng bộ. Quá trình hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế diễn ra sâu rộng. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng phát huy quyền dân chủ, tăng cường pháp chế, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân là một xu thế tất yếu, phản ánh nhu cầu khách quan của sự phát triển. Về vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật và đổi mới hoạt động tư pháp, Báo cáo chính trị của Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X có nêu: "Xây

dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm..." [6, tr. 127]. "Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật" [6, tr. 126].

Về phương hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng, Nghị quyết số 49 có đoạn viết:

1. "Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp".

Phiên tòa xét xử là biểu hiện tập trung nhất của hoạt động tư pháp. Để đưa ra một phán quyết công bằng, khách quan và đúng pháp luật. Chế định phiên tòa sơ thẩm phải được quy định một cách khoa học, đồng bộ và có tính khả thi. Quyền hạn và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng được quy định cụ thể và theo hướng họ chỉ được thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình trong phạm vi pháp luật quy định. Đề cao tính độc lập, chủ động và phát huy tính dân chủ trong các quy định về quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng. Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa là vấn đề then chốt, đảm bảo một nền tư pháp văn minh, tiến bộ, thể hiện đúng bản chất của việc giải quyết tranh chấp dân sự xuất phát từ quyền tự định đoạt và trách nhiệm chứng minh thuộc về đương sự.

2. "Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định".

Với tốc độ phát triển các quan hệ dân sự ngày càng đa dạng và phong phú cùng với sự gia tăng mạnh mẽ số lượng các tranh chấp dân sự. Việc xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với các vụ án dân sự là hết sức cần thiết. Thủ tục rút gọn giúp cho tòa án giảm bớt số lượng án tồn đọng hàng năm, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và phù hợp với xu thế đơn giản hóa mối quan hệ giữa công dân với các cơ quan công quyền.

3. "Tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự… để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lời ích hợp pháp của mình".

Trong thời gian tới, tiếp tục xây dựng các quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các đương sự thu thập chứng cứ một cách thuận lợi. Hình thành loại hình dịch vụ công trong các cơ quan, tổ chức để phục vụ các cá nhân, tổ chức có nhu cầu lấy tài liệu, thông tin sử dụng vào hoạt động chứng minh tại phiên tòa. Hoàn thiện các quy định về

pháp luật tố tụng phải đi đôi với việc hoàn thiện các quy định của các ngành luật khác để đảm bảo tính đồng bộ, khả thi. Trách nhiệm cung cấp chứng cứ và chứng minh của đương sự sẽ không thực hiện được nếu như không có cơ chế pháp lý tạo điều kiện cho họ trong quá trình đi thu thập chứng cứ.

Nghị quyết 49 đồng thời cũng chỉ ra những thách thức đòi hỏi phải đẩy nhanh tốc độ cải cách tư pháp:

Các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, các loại khiếu kiện và tranh chấp có yếu tố nước ngoài có chiều hướng tăng về số lượng và phức tạp, đa dạng hơn. Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với các cơ quan tư pháp ngày càng cao; các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa [5, tr. 1].

Theo Nghị quyết 49, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng nhằm hướng tới mục tiêu "xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh…hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và có hiệu lực cao" [5, tr. 2]. Về quan điểm chỉ đạo, "cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng", "phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội" [5, tr. 2], phát huy sức mạnh của toàn xã hội và phải tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc.

Trước đó, Nghị quyết số 08 cũng đã gợi mở những định hướng hoạt động xét xử của tòa án:

Khi xét xử, các tòa án phải đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn luật định [4, tr. 5].

* Trong tình hình hiện nay, hoàn thiện hệ thống pháp luật còn là đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Trong cuộc sống kinh tế thị trường, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, đời sống xã hội ngày càng văn minh và tiến bộ, người dân có quyền đòi hỏi những giá trị dân chủ đích thực mà trước hết là một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, công khai và minh bạch, các quy định của pháp luật phải cụ thể, rõ ràng, có sức mạnh, làm công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Sự phù hợp giữa các hệ thống pháp luật sẽ đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài cũng như tăng cường trao đổi thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm dân sự doc (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)