Quy định chung về phiên tòa sơ thẩm 1 Yêu cầu đối với phiên tòa sơ thẩm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm dân sự doc (Trang 27 - 28)

2.1.1. Yêu cầu đối với phiên tòa sơ thẩm

Bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động xét xử của tòa án, phiên tòa sơ thẩm dân sự còn phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:

Phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp hoãn phiên tòa. Đây là quy định mới của BLTTDS 2004 (Điều 196) nhằm đảm bảo cho những người tham gia tố tụng có mặt đầy đủ tại phiên tòa, tránh phải đi lại nhiều lần đồng thời nâng cao chất lượng giải quyết vụ án.

Theo Điều 197 BLTTDS thì phiên tòa sơ thẩm xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục. Tòa án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; nghe kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án trong trường hợp có kiểm sát viên tham gia phiên tòa. Bản án chỉ được căn cứ vào kết quả tranh tụng, việc hỏi tại phiên tòa và các chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa.

Việc xét xử bằng lời nói phải được tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc trừ trường hợp phải thay thế thành viên Hội đồng xét xử trong trường hợp đặc biệt.

Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục đảm bảo cho "Hội đồng xét xử thẩm định và xác minh đầy đủ, chính xác các tài liệu chứng cứ của vụ án và đánh giá chúng một cách toàn diện" [34, tr. 267], những người tham gia tố tụng có thể theo dõi được toàn bộ diễn biến của phiên tòa một cách xuyên suốt, làm cho lời trình bày và tranh luận của các bên

được tập trung và lôgic, đảm bảo giải quyết dứt điểm vụ án này rồi mới chuyển sang giải quyết vụ án khác.

Trong trường hợp đặc biệt, việc xét xử có thể tạm ngừng không quá năm ngày làm việc. Hết thời hạn tạm ngừng, việc xét xử vụ án được tiếp tục.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm dân sự doc (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)