về phiên tòa sơ thẩm
BLTTDS kể từ khi đi vào cuộc sống đã trở thành công cụ pháp lý hết sức quan trọng giúp cho công tác xét xử của Tòa án được cải thiện một cách đáng kể.
Mặc dù các vụ việc dân sự mà các Tòa án phải thụ lý, giải quyết tăng hơn 8.231 vụ so với cùng kỳ năm trước, nhưng do nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đặc biệt là Bộ luật tố tụng dân sự, …giúp cho việc giải quyết vụ án nhanh chóng, dứt điểm, góp phần giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong mỗi gia đình và cộng đồng dân cư… Hầu hết các loại án này đều được giải quyết đạt và vượt chỉ tiêu xét xử đã đề ra. Công tác giải quyết các vụ việc dân sự nói chung thực hiện đúng các quy định của pháp luật, về cơ bản đảm bảo các quyền, lợi ích của các đương sự [28, tr. 5].
Trong hoạt động áp dụng các quy định về phiên tòa sơ thẩm dân sự theo Bộ luật mới. Các Tòa án đã có sự chuẩn bị, chủ động, nắm vững những đòi hỏi, yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp. Ngành Tòa án đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho cán bộ, thẩm phán nhằm nhận thức và quán triệt sâu sắc trong quá trình áp dụng, giải quyết các vụ án dân sự. Về cơ bản các Tòa án đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự trong quá trình giải quyết vụ kiện như: Hướng dẫn họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng, hướng dẫn đương sự đi thu thập tài liệu, chứng cứ, đảm bảo cho các bên đương sự phát huy quyền dân chủ của mình. Tại phiên tòa xét xử thể hiện không khí dân chủ, cởi mở, Hội đồng xét xử đã làm đúng vai trò là người trọng tài đứng giữa điều khiển phiên tòa, tạo điều kiện cho các bên đương sự phát huy vai trò chủ động sáng tạo trong quá trình chứng minh hay phản bác yêu cầu, đặc biệt là trong hoạt động tranh tụng với nhiều vụ án có sự tham gia của luật sư.
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định về phiên tòa sơ thẩm dân sự vẫn còn một số khó khăn và tồn tại nhất định, là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ án sơ
thẩm bị hủy, sửa cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Có thể nêu ra một số sai sót trong hoạt động áp dụng luật như sau:
Ví dụ: Trường hợp xác định sai tư cách người tham gia tố tụng. Vụ án kiện đòi nhà 61 Nguyễn Công Trứ - Hà Nội thụ lý số 13 ngày 24/2/2005, phiên tòa xét xử sơ thẩm từ ngày 18/5/2005 đến ngày 23/5/2005 của TAND quận Hai Bà Trưng giữa nguyên đơn là các bà Dương Thị Nguyệt, Dương Thị Nghĩa và các bị đơn là ông Nguyễn Văn Duyên, ông Nguyễn Văn Tỉnh, bà Nguyễn Thị Hiếu, bà Nguyễn Thị Chung và bà Nguyễn Thị Thúy. Ban đầu khi đi kiện, các nguyên đơn kiện các bị đơn như đã nêu trên. Trong quá trình ghi lời khai của bà Hiếu, bà trình bày hiện em ruột bà Hiếu là bà Nguyễn Thị Hồng (cũng là anh chị em ruột của các bị đơn) hiện đang sinh sống cùng bà Hiếu tại một phần diện tích nhà 61 Nguyễn Công Trứ. Tại phần nhận định của Bản án sơ thẩm, Hội đồng xét xử đã không xác định bà Hồng là bị đơn mà xác định bà Hồng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc xác định tư cách tố tụng của bà Hồng như vậy là chưa chính xác, thay vì nhận định bà Hồng và gia đình bà Hiếu đều là những người đang quản lý sử dụng nhà 61 Nguyễn Công Trứ, Hội đồng xét xử lại nhận định bà Hồng chỉ là một nhân khẩu sống trong phần nhà của bà Hiếu đang quản lý sử dụng. Bản án phúc thẩm số 193 ngày 26/9/2005 của Tòa dân sự TAND thành phố Hà Nội đã quyết định hủy Bản án sơ thẩm số 09 ngày 23/5/2005 của TAND quận Hai Bà Trưng để xét xử lại theo thủ tục chung.
Ngoài ra còn có nhiều trường hợp Tòa án bỏ sót người người tham gia tố tụng, vi
phạm nghiêm trọng tố tụng dẫn đến việc hủy toàn bộ án sơ thẩm như vụ án: "Dương Thị S
kiện Dương R tranh chấp di sản thừa kế, án sơ thẩm do điều tra không đầy đủ xác định các thừa kế gồm 3 người con nhưng thực tế ông Y và bà P có đến 5 người con" [31, tr. 6]. Hay:
Vụ Nguyễn Tấn P kiện Nguyễn Ngọc T tranh chấp thừa kế nhà đất, xét thấy trong giai đoạn điều tra, cấp sơ thẩm không phát hiện là bà L và bà C là người có quyền và nghĩa vụ liên quan, việc chứng minh thu thập chứng cứ chưa đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được, do đó hủy án sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại theo thủ tục chung [31, tr. 6].
Về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu theo Điều 218 BLTTDS, thực tế cho thấy quy định này chưa tiên liệu được hết các tình huống có thể xảy ra gây khó khăn cho hoạt động xét xử của tòa án.
Ví dụ: Vụ kiện yêu cầu chia tài sản chung thụ lý số 57 ngày 11/9/2003, phiên tòa sơ thẩm ngày 18 và 26/8/2005 của TAND quận Hoàn Kiếm giữa nguyên đơn là bà Lương Thị Nghĩa và các bị đơn là ông Lương Nguyên Kế, bà Lương Bích Hạnh và bà Lương Ngọc Oanh. Theo yêu cầu trong đơn khởi kiện, bà Nghĩa yêu cầu phía bị đơn chia ngôi nhà 19A - 19B phố Huế và hoa lợi phát sinh do cho thuê nhà từ trước đến nay. Tại thủ tục hỏi tại phiên tòa phía nguyên đơn rút yêu cầu đối với phần hoa lợi. Sau khi kết thúc phần tranh luận và trong khi Hội đồng xét xử nghị án, bà Nghĩa đã xin rút yêu cầu đòi chia nhà 19A - 19B phố Huế. Như vậy, nếu Hội đồng xét xử không chấp nhận việc rút yêu cầu và đình chỉ việc giải quyết vụ án sẽ vi phạm điểm c khoản 1 Điều 59 và điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS, vi phạm quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự. Tuy nhiên, trong trường hợp này rõ ràng thông qua quá trình xem xét, đánh giá chứng cứ và tranh luận tại phiên tòa, phía nguyên đơn thấy chưa đủ chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình nên đã rút yêu cầu tại thời điểm nghị án (nếu việc rút yêu cầu được chấp nhận thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo Điều 193 khoản 1 BLTTDS). Tại phần nhận định của bản án sơ thẩm, Hội đồng xét xử lập luận việc bà Nghĩa rút đơn khởi kiện tại thời điểm nghị án là không đúng thủ tục tố tụng vì vấn đề thay đổi, rút yêu cầu của đương sự đã được xem xét giải quyết tại phần hỏi tại phiên tòa và việc rút yêu cầu trên không phải là căn cứ để trở lại việc hỏi và tranh luận theo Điều 237 BLTTDS. Hội đồng xét xử tiếp tục việc nghị án và ra bản án bác yêu cầu của bà Nghĩa. Nên chăng cần giới hạn thời điểm thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu để việc giải quyết vụ án đạt chất lượng cao hơn.
Thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự còn cho thấy có nhiều tranh chấp dân sự đơn giản, chứng cứ rõ ràng, bị đơn thừa nhận yêu cầu của nguyên đơn nhưng vì lý do nào đó không thực hiện nghĩa vụ của mình. Rất tiếc BLTTDS đã không quy định thủ tục rút gọn để áp dụng cho loại tranh chấp này mặc dù đã có chủ trương theo tinh thần Nghị quyết số 08.
Ví dụ: Vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản thụ lý số 22 ngày 22/4/2005, phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 12/8/2005 của TAND quận Hai Bà Trưng giữa nguyên đơn là anh Lê Ngọc Minh và bị đơn là chị Đỗ Thị Yến và anh Lê Long Giang. Nội dung vụ án như sau:
anh Minh có cho chị Yến và anh Giang vay số tiền là 48.000.000 đồng theo giấy vay nợ ngày 8/4/2001 và thỏa thuận lãi suất 2% một tháng. Từ khi vay nợ, chị Yến và anh Giang đã trả lãi đến tháng 9/2003 sau đó thôi không trả cả gốc lẫn lãi. Anh Minh sau nhiều lần đến đòi nhưng chị Yến, anh Giang không trả nên đã khởi kiện ra tòa án. Tại phiên tòa, anh Minh yêu cầu chị Yến và anh Giang trả cho anh số tiền 48.000.000 đồng mà không cần trả lãi. Gia đình chị Yến trình bày do hoàn cảnh khó khăn nên xin trả dần anh Minh số nợ trên là 1.000.000 đồng/tháng. Do anh Minh không đồng ý với thỏa thuận trên nên Hội đồng xét xử đã xử buộc chị Yến và anh Giang phải trả khoản nợ 48.000.000 đồng cho anh Minh.
Thực tế trong đời sống xã hội có rất nhiều loại quan hệ dân sự giống với vụ kiện nêu trên như yêu cầu thanh toán cước phí bưu chính viễn thông, tiền điện nước… số lượng các quan hệ dân sự kiểu như thế này cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ. Nếu quy định thủ tục rút gọn để áp dụng cho các trường hợp này thì sẽ giảm bớt công sức, phiền hà cho người dân, giảm bớt công việc cho tòa án.
Tình trạng hoãn phiên tòa sơ thẩm vẫn còn diễn ra phổ biến xuất phát từ những khó khăn trong việc áp dụng các quy định về hoãn phiên tòa do đương sự vắng mặt, về triệu tập hợp lệ. Có trường hợp hoãn vì luật sư không có mặt tại phiên tòa, hay hoãn phiên tòa vì đương sự yêu cầu giám định, định giá, có trường hợp hoãn vì không có người phiên dịch thậm chí phiên tòa phải hoãn vì đương sự vắng mặt không có lý do. Việc tống đạt hợp lệ theo đúng quy định của pháp luật cũng còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các đương sự ở vùng sâu, vùng xa, đương sự không nhận được giấy báo qua đường bưu điện. Việc hoãn phiên tòa làm giảm tốc độ giải quyết án, gây phiền hà cho các bên đi kiện, không bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Về Bản án sơ thẩm, vẫn còn tình trạng một số bản án tuyên không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác thi hành án dân sự.
Có trường hợp trong một vụ án, nhưng Tòa án ra hai bản án cùng số, ngày nhưng nội dung khác nhau dẫn đến không biết thi hành bản án nào... Có trường hợp bản án, quyết định không viện dẫn điều luật hoặc viện dẫn không chính xác; có trường hợp phần quyết định của bản án giao đất cho một bên,
nhưng tài sản trên đất như cây, tường rào…không giao cho ai dẫn đến khó khăn khi thi hành án [29, tr. 6].
Về trình tự tiến hành phiên tòa, nhiều Tòa án còn chưa thực hiện đúng các trình tự thủ tục được quy định tại chương XIV BLTTDS. Một số thủ tục bắt đầu phiên tòa còn bị bỏ qua, thực hiện không đúng hay làm tắt, làm qua loa. Việc xem xét, đánh giá tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa còn chưa đảm bảo về mặt tố tụng, nhiều tài liệu, chứng cứ có tính chất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc giải quyết vụ án chỉ là photocopy không có chứng thực, không có ký xác nhận đã đối chiếu bản chính của thẩm phán được đem ra xem xét tại phiên tòa. Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa chưa được đề cao đúng mức, hạn chế sự chủ động, sáng tạo của đương sự trong việc chứng minh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chưa thực sự tôn trọng và đánh giá cao vai trò của luật sự, "chưa tạo điều kiện thuận lợi để luật sư đọc hồ sơ vụ kiện, việc triệu tập phiên tòa quá gấp làm luật sư không kịp bố trí thời gian để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa", thậm chí có trường hợp "Hội đồng xét xử chưa tôn trọng, lắng nghe ý kiến của luật sư, cá biệt còn tư tưởng coi thường vai trò của luật sư tại phiên tòa, làm phiên tòa thiếu dân chủ" [16, tr. 27].
Chất lượng của phiên tòa xét xử sơ thẩm phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của thẩm phán với tư cách là chủ tọa phiên tòa. Thực tế cho thấy:
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực xét xử… của thẩm phán còn hạn chế; tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và phẩm chất đạo đức… chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi nhiệm vụ trong tình hình hiện nay, còn thiếu ý thức cầu thị, phấn đấu học tập và rèn luyện để năng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện tư cách, phẩm chất đạo đức… việc nghiên cứu các tài liệu chứng cứ của vụ án không đầy đủ, đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, toàn diện, dẫn đến quyết định sai lầm; thậm chí có những trường hợp cá biệt tiêu cực vi phạm pháp luật [28, tr. 17].
Tại phiên tòa sơ thẩm, còn nhiều thẩm phán vẫn điều hành phiên tòa dựa trên thói quen mà ít chú ý đến tính căn cứ của điều luật, việc áp dụng các trình tự, thủ tục tại phiên tòa còn sơ sài, tùy tiện, nhiều thẩm phán có biểu hiện lồng ghép lợi ích cá nhân, thiên vị
trong quá trình xét xử. Tình trạng thỉnh án, duyệt án vẫn còn tồn tại làm cho phiên tòa xét xử sơ thẩm rơi vào hình thức, việc giải quyết vụ án không minh bạch, thiếu khách quan và công bằng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, gây nghi ngờ và mất niềm tin trong nhân dân đối với hoạt động xét xử của tòa án.
Vai trò của hội thẩm nhân dân trong Hội đồng xét xử sơ thẩm đang là vấn đề nóng bỏng cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Hội thẩm nhân dân thường là các cán bộ về hưu, người làm công tác phong trào không đủ trình độ, kiến thức pháp luật cũng như kỹ năng nghiệp vụ xét xử, không giành nhiều thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án. Tại phiên tòa xét xử, hội thẩm nhân dân thường không phát huy được vai trò của mình, bị động và phụ thuộc vào thẩm phán. Việc hỏi đương sự, xem xét, đánh giá tài liệu chứng cứ bị sa vào hình thức, chiếu lệ. Trong giai đoạn nghị án hội thẩm nhân dân ít khi thể hiện quan điểm của mình và thường quyết định theo hướng của thẩm phán. Nhìn chung quy định hội thẩm nhân dân tham gia xét xử làm giảm đi tính chuyên nghiệp và chất lượng của hoạt động xét xử. Quan điểm hội thẩm nhân dân tham gia xét xử là để gần dân hơn hiện nay không còn phù hợp nữa. Việc gần dân phải được xây dựng bằng thiết chế như luật sư, luật sư công, luật sư cho người nghèo... Trong thời gian tới cần phải nâng cao vị trí, vai trò của hội thẩm nhân dân nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp.
Việc triệu tập bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chứng tham gia phiên tòa sơ thẩm là một trong những khó khăn nổi cộm trong giai đoạn hiện nay. Do chưa thành lập cơ quan cảnh sát tư pháp, sự phân công phối hợp nhiệm vụ quyền hạn giữa chính quyền cơ sở với tòa án trong lĩnh vực hỗ trợ tư pháp cũng chưa được quy định rõ ràng, chưa có chế tài áp dụng cho các trường hợp không đến tòa án theo giấy triệu tập. Có nhiều trường hợp cán bộ tòa án phải đến nhà gặp đương sự để "động viên" họ tham gia phiên tòa, hoặc nếu không thuyết phục được thì chỉ cần ghi lời khai, và hướng dẫn họ viết đơn xin xử vắng mặt, làm giảm chất lượng xét xử, không thể hiện được tính văn minh trong quan hệ tố tụng.
Mặc dù BLTTDS quy định đương sự có nghĩa vụ cung cấp các tài liệu, chứng cứ nhưng các cơ quan, tổ chức còn chưa sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của họ cũng như tòa án về