Đặc điểm nguồn khách của CN công ty cổ phần vận chuyển

Một phần của tài liệu Chuyên nghiệp hóa công tác tổ chức sự kiện tại chi nhánh (CN) công ty cổ phần vận chuyển Saigontourist tại Hà Nội (Trang 51 - 55)

Chuyển Saigontourist tại Hà Nội.

Kể từ khi hoạt động đến nay thị trường khách chủ yếu của Công Ty là khách nội địa, chủ yếu là thị trường Miền Bắc, với lĩnh vực chủ yếu là gửi khách đi outbound, khách du lịch đến với công ty chủ yếu tập trung vào 3 lĩnh vực đó là vận chuyển, hội nghi, hội thảo Mice, và lữ hành trong đó khách Mice là chủ yếu, và hơn nữa chủ yếu là khách theo đoàn. Sau đây là một số đối tượng khách lâu năm, thường xuyên sử dụng dịch vụ tổ chức hội nghị, hội thảo tại CN đó là: Qũy Toàn Cầu ( phòng lây nhiễm HIV), Sida Thụy Điển, Qũy Ford, Tổ chức Orbis, Viện vệ sinh dịch tệ, Viện truyền máu trung ương, Bộ văn hóa thể thao, Cục báo chí, Cục sở hữu trí tuệ. Đây là những đơn vị chủ yếu tiêu dùng dịch vụ tổ chức hội nghị, hội thảo cho CN, đem lại doanh thu cao cho CN.

Số lượng khách hàng đến với Công Ty trong thời gian qua không ngừng gia tăng. Do uy tín của công ty ngày càng được khẳng định trên thị trường Hà Nội. Khách du lịch chủ yếu là khách công vụ có khả năng chi trả cao, mức độ tiêu dùng của khách du lịch là thường xuyên và có độ tin tưởng cũng như lòng trung thành với CN khá cao.

*Số lượng khách đến với công ty qua 3 năm 2005, 2006 và 2007 được thể hiện qua bảng sau (chủ yếu là khách Việt Nam đi ra nước ngoài, số lượng khách du lịch nội địa và khách inbound ít nên không thống kê cụ thể)

Bảng số 2: Số lượng khách đến với Công Ty Cổ Phần Vận Chuyển Saigontourist CN Hà Nội trong 3 năm 2005, 2006, 2007 theo loại hình dịch vụ:

Đơn vị: Lượt khách Vận chuyển Mice Lữ hành Năm 2005 2006 2007 2005 2006 2007 2005 2006 2007 Khách Việt Nam ( outbound) 200 98 210 165 788 900 117 113 120

( Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vận chuyển Saigontourist CN Hà Nội)

Như vậy qua bảng ta thấy:

- Tỷ lệ chênh lệch về số lượt khách của dịch vụ vận chuyển là: + Chênh lệch tuyệt đối: 2006 so với 2005 là -102, 2007 so với 2006 là +112

+ Chênh lệch tương đối: 2006 so với 2005 là 0,49%; 2007 so với 2006 là 2,14%

- Tỷ lệ chênh lệch về số lượng khách của Mice là:

+ Chênh lệch tuyệt đối: 2006 so với 2005 là +623, 2007 so với 2006 là +112

+ Chênh lệch tương đối: 2006 so với 2005 là 4,8%; 2007 so với 2006 là 1,2%

- Tỷ lệ chênh lệch về số lượng khách của lữ hành là:

+ Chênh lệch tuyệt đối: 2006 so với 2005 là -4, 2007 so với 2006 là +7

+ Chênh lệch tương đối: 2006 so với 2005 là 0,96%; 2007 so với 2006 là 1,06%

Như vậy qua bảng trên ta thấy số lượng khách Mice của công ty ngày càng tăng lên, đặc biệt là năm 2006 tăng 4,8%, năm 2007 cũng tiếp tục tăng, có được kết quả này là do CN không ngừng nâng cao chất lượng tổ chức các chương trình, tích cực quảng cáo hình ảnh của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, hơn nữa điều này rất phù hợp vì năm 2006 là thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh cấp cao APEC đồng thời trong 2 năm này chúng ta cũng tham gia rất nhiều sự kiện quan trọng, được chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam. Lượng khách sử dụng dịch vụ lữ hành của công ty cũng tăng lên tuy không đáng kể, điều này cũng cho thấy nhu cầu của khách du lịch Việt Nam ngày càng tăng lên đáng kể.

2.2 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN,

HỘI NGHỊ, HỘI THẢO TẠI VIỆT NAM.

So với quảng cáo, thị trường tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo có thể có quy mô nhu cầu lớn hơn nhiều, không những bao gồm các tổ chức xã hội, phi chính phủ, các doanh nghiệp mà còn bao gồm nhu cầu của các gia đình, các cá nhân. Kinh tế xã hội càng phát triển, nhu cầu về tổ chức sự kiện càng cao.

Việt Nam với gần 90 triệu dân, hơn 60 tỉnh thành, hơn 500 quận huyện với hàng chục ngàn thôn xã, nền kinh tế nước ta lại bao gồm nhiều thành phần với hàng trăm ngàn doanh nghiệp thuộc các ngành với nhu cầu rất đa dạng về tổ chức sự kiện.

Là đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời, với hơn 60 dân tộc ở các miền văn hóa khác nhau nên nền văn hóa Việt Nam rất phong phú và đa dạng . Hơn nữa, Việt Nam còn là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn như

Trung Hoa, Ấn Độ, và phương Tây càng làm cho nền văn hóa Việt Nam hiện đại phong phú và đa dạng hơn. Chính những yếu tố đó cũng tác động mạnh vào nhu cầu tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo làm quy mô nhu cầu tăng cao hơn với nhiều phân đoạn hơn. Nhu cầu và mong muốn là rất lớn. Mỗi năm có tới hàng triệu sự kiện lớn nhỏ có nhu cầu tổ chức. Tuy nhiên khả năng cung ứng hiện nay là có hạn. Phần lớn các sự kiện được tổ chức đều rơi vào các tổ chức kinh tế xã hội, các doanh nghiệp, các cơ quan thuộc khối công quyền. Số còn lại rất ít rơi vào khu vực tư nhân có thu nhập cao hoặc rơi vào các sự kiện bất khả kháng như ma chay, hiếu hỷ,… Tuy nhiên khi kinh tế phát triển, thu nhập của người dân cao hơn thì khả năng thanh toán cho loại dịch vụ này sẽ tăng lên nhiều.

Từ những phân tích trên có thể dự đoán nhu cầu về chi tiêu cho tổ chức sự kiện ở nước ta hàng năm lên tới hàng chục ngàn tỷ đổng. Trong hội nhập thị trường mở rộng toàn khu vực Đông Nam Á với văn hóa đa sắc tộc thì quy mô sẽ tăng lên nhiều và mức tăng trưởng của thị trường này cũng rất cao. Đây là thị trường hấp dẫn đối với các nhà kinh doanh.

Về cung ứng, hoạt động cung ứng tổ chức sự kiện hiện nay chưa thành một ngành dịch vụ độc lập. Số công ty chuyên nghiệp kinh doanh tổ chức sự kiện là rất ít. Các hoạt động tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo thường được các nghành khác kết hợp thực hiện như khách sạn, các trung tâm hội nghị, các doanh nghiệp lữ hành, các doanh nghiệp quảng cáo lớn. Những sự kiện lớn có tầm cỡ quốc gia, quốc tế như lễ Quốc khánh, SEAGAME,APEC, những ngày hội tôn giáo,… Đó là những sự kiện dài ngày diễn ra trên phạm vi không gian rộng có cơ chế tổ chức riêng biệt là Ban tổ chức. Ban tổ chức gồm nhiều thành phần khác nhau được hình thành

để triển khai và tổ chức hoạt động một sự kiện thuộc loại trên. Khi sự kiện được tổ chức hoàn tất thì ban tổ chức cũng hoàn thành nhiệm vụ và tự giải thể. Với tính không chuyên nghiệp như vậy nên việc tổ chức các hoạt động tổ chức sự kiện trở lên rất tốn kém và lãng phí.

Nhìn chung, hoạt động cung ứng tổ chức sự kiện tại nước ta chưa sôi động, chất lượng dịch vụ còn thấp, chi phí cao và thiếu tính chuyên nghiệp. Cạnh tranh trong lĩnh vực này chưa gay gắt, các nhà kinh doanh nước ngoài chưa tham gia sâu vào thị trường này. Tuy nhiên trong tương lai gần kinh tế xã hội phát triển, thu nhập của dân cư cao cùng với sự hội nhập quốc tế sâu rộng trên nhiều lĩnh vực thì khả năng thanh toán của nhu cầu thị trường này là rất lớn, thu hút các nhà đầu tư và cạnh tranh trên thị trường này sẽ gay gắt, nó đòi hỏi những dịch vụ chất lượng cao của những công ty chuyên kinh doanh về tổ chức sự kiện.

Một phần của tài liệu Chuyên nghiệp hóa công tác tổ chức sự kiện tại chi nhánh (CN) công ty cổ phần vận chuyển Saigontourist tại Hà Nội (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w