- Quan điểm của Liên Hợp Quốc về giáo dục quyền con người: Ngay từ khi ra đời,
3.2.2.1. Biên soạn giáo trình, sách và tài liệu giáo dục cho từng nhóm đối tượng giáo dục cụ thể
giáo dục cụ thể
- Hiện nay, chúng ta chưa có giáo trình chung, thống nhất; chưa có đầy đủ tài liệu cho việc giáo dục quyền con người, quyền công dân theo từng nhóm đối tượng. Các cơ quan chức năng tham gia giáo dục quyền phụ nữ, quyền trẻ em chủ yếu tự biên soạn tài liệu giáo trình cho mình dựa trên sự hỗ trợ của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đang trực tiếp hỗ trợ mình, như tài liệu, giáo trình giáo dục quyền trẻ em thực hiện trong chương trình thử nghiệm "quyền và bổn phận trẻ em" là do Radda Barnen hỗ trợ thực hiện chỉnh lý biên soạn trên cơ sở tài liệu, tài liệu mà tổ chức này đã thực hiện giáo dục trẻ em ở Thụy Điển và Pêru. Vì thế, chúng ta cần thiết phải "Việt Nam hóa" các tài liệu giáo dục quyền con người, quyền công dân cho từng nhóm chủ thể giáo dục, từng nhóm đối tượng giáo dục cụ thể, trên cơ sở tính hệ thống, tính liên thông của tài liệu và đảm bảo gắn kết cả nội dung giáo dục quyền con người và nội dung giáo dục quyền công dân. Cụ thể:
- Hệ thống giáo trình, tài liệu giáo dục quyền con người, quyền công dân cho trẻ em.
- Hệ thống giáo trình, tài liệu giáo dục quyền con người, quyền công dân cho người lớn.
- Hệ thống giáo trình, tài liệu giáo dục quyền con người, quyền công dân cho đối tượng là học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục - đào tạo quốc gia.
- Hệ thống giáo trình, tài liệu giáo dục quyền con người, quyền công dân cho công chúng ở thành thị, ở nông thôn, ở vùng sâu vùng xa, dân tộc ít người.
- Hệ thống giáo trình, tài liệu cho cán bộ, công chức nhà nước nói chung và cho đối tượng chuyên biệt như công an, luật sư, thẩm phán, công tố viên, phạm nhân, người dân tộc thiểu số v.v...