- Quan điểm của Liên Hợp Quốc về giáo dục quyền con người: Ngay từ khi ra đời,
3.2.1.1. Đổi mới nhận thức về giáo dục quyền con người, quyền công dân
Để từng bước giải quyết các tồn tại, hạn chế nhằm nhanh chóng nâng cao hiệu quả giáo dục quyền con người, quyền công dân, trước hết chúng ta phải có cách nhìn mới, quan niệm mới về giáo dục quyền con người, quyền công dân.
Trước hết, chúng ta cần phải khắc phục tư tưởng, nhận thức coi giáo dục quyền con người, quyền công dân là hoạt động trái với bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là hoạt động xâm hại đến lợi ích của chủ nghĩa xã hội. Khắc phục tư tưởng, nhận thức cho rằng quyền con người quyền công dân là giá trị xã hội gắn liền với chủ nghĩa tư bản. Thực hiện dòng giáo dục này sẽ dẫn đến sự lợi dụng của các thế lực thù địch và tay sai đối với một bộ phận công chúng trong xã hội, trách nhiệm của chúng ta là phải làm cho nhân dân hiểu rõ bản chất, nội dung của quyền con người, quyền công dân, làm cho nhân dân thấy rằng đây chính là thành quả đấu tranh của cả nhân loại, là mục tiêu của cách mạng vô sản, là bản chất của chế độ ta. Từ đó xây dựng nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng thái độ của công chúng đối quyền và nghĩa vụ của mình trước chính bản thân mình, trước cộng đồng, dân tộc và nhân loại. Hình thành ý thức, tình cảm hành vi nhân quyền và nền văn hóa nhân quyền trong việc xây dựng, thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta. Chúng ta cần phải nhìn nhận trực diện vào vấn đề. Phải đánh giá đúng yêu cầu, tính chất của hoạt động giáo dục này để tạo tiền đề cho hoạt động được thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn.
- Khắc phục tư tưởng tách rời giáo dục quyền con người với quyền công dân. Cần phải gắn chặt việc giáo dục hai nội dung này với nhau, cái này là tiền đề cho nhận
thức cái kia trong mối quan hệ biện chứng. Nếu không sẽ dẫn đến nhận thức phiến diện, chủ quan.
- Cần khắc phục tư tưởng coi giáo dục quyền con người, quyền công dân là một bộ phận của giáo dục chính trị, tư tưởng; giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật. Coi sự hình thành ý thức quyền con người, quyền công dân chỉ là "sản phẩm phụ" của quá trình giáo dục chung. Giáo dục quyền con người, quyền công dân phải được thực hiện đồng thời trong mối quan hệ biện chứng, gắn kết chặt chẽ với giáo dục chính trị, tư tưởng; giáo dục đạo đức; giáo dục pháp luật và các dạng giáo dục khác và phải đưa công chúng vào các hoạt động có tính thực hành chính trị - xã hội.
- Việc giáo dục quyền con người, quyền công dân phải mang tính hệ thống và toàn diện, phải được thực hiện rộng rãi trong toàn bộ công chúng, cho mọi đối tượng trên phạm vi quốc gia, trong đó cần có sự ưu tiên đối với các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, đối với các nhóm đối tượng trong các tổ chức tôn giáo, đồng bào dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa có điều kiện sống, đi lại, sinh hoạt khó khăn. Việc giáo dục quyền kinh tế, văn hóa, xã hội phải gắn liền với giáo dục quyền dân sự, chính trị, và các công ước, điều ước quốc tế có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền con người, các công ước này phải được thực hiện đồng thời, trong mối quan hệ chặt chẽ với giáo dục quyền công dân được quy định trong Hiến pháp, pháp luật Việt Nam. Tránh tình trạng chỉ tập trung giáo dục một vài công ước quốc tế liên quan đến quyền của một nhóm người trong xã hội như hiện nay.
- Phải coi giáo dục quyền con người, quyền công dân là một dạng giáo dục độc lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Khắc phục tình trạng chỉ thực hiện theo dự án hoặc khi có kinh phí. Dạng giáo dục này phải được coi là một môn học độc lập trong chương trình giáo dục chính khóa của hệ thống giáo dục Việt Nam từ cấp tiểu học đến đại học. Nội dung của nó có thể thực hiện đan xen với nội dung của các dạng giáo dục khác. Đồng thời, việc giáo dục quyền con người, quyền công dân trong các trường học phải được coi là một trong các hình thức