Quán triệt những quan điểm của chủ nghĩa Má c Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong hoạt động giáo dục quyền con người, quyền công

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục quyền con người, quyền công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay docx (Trang 82 - 85)

- Quan điểm của Liên Hợp Quốc về giáo dục quyền con người: Ngay từ khi ra đời,

3.1.1.Quán triệt những quan điểm của chủ nghĩa Má c Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong hoạt động giáo dục quyền con người, quyền công

Hồ Chí Minh về giáo dục trong hoạt động giáo dục quyền con người, quyền công dân

Khi bàn về giáo dục, C.Mác - Ph.Ăngghen rất quan tâm đến việc giáo dục lý tưởng Cộng sản cho giai cấp công nhân, vừa quan tâm đến việc giáo dục nhân cách làm người, tư cách làm người của họ, vì theo C.Mác - Ph.Ăngghen thì: "Công nhân không được tự do trong những hành động của mình. Trong quá nhiều trường hợp họ thậm chí dốt nát đến mức là không hiểu được những lợi ích chân chính của con em mình hoặc những điều kiện phát triển bình thường của con người" [58 tr. 37]. Từ nhận định này, C.Mác - Ph.Ăngghen cho rằng việc giáo dục những thế hệ trẻ thành những lớp người mới không bị ảnh hưởng của những cái xấu xa của chủ nghĩa tư bản là điều cần thiết mà giai cấp công nhân phải quan tâm. C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh:

Nhưng dù sao thì bộ phận giác ngộ nhất trong giai cấp công nhân cũng nhận thức rất rõ rằng tương lai của giai cấp họ và do đó, tương lai của cả loài người, hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên. Họ biết rằng trước hết cần phải bảo vệ nhi đồng và thiếu niên công nhân khỏi những hậu quả tai hại của chế độ hiện tại. Chỉ có thể đạt tới điều đó bằng con đường biến ý thức xã hội thành lực lượng xã hội [58, tr. 37].

Với quan điểm "giáo dục là một trong những biện pháp mạnh nhất để cải biến xã hội hiện nay" [59, tr. 49]. Với tư cách là một người cách mạng, sứ mạng của C.Mác - Ph.

Ăngghen là góp phần vào việc lật đổ xã hội tư bản chủ nghĩa đã tạo nên, là tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, và Mác đã trở thành: "Mác là người đầu tiên đã làm cho giai cấp đó có ý thức về địa vị và yêu cầu của mình, có ý thức về những điều kiện để tự giải phóng. Đấu tranh là yếu tố tồn tại của đời Mác. Và Mác đã đấu tranh một cách say sưa, kiên cường và đạt được những thành công hiếm có" [60, tr. 74].

- Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, việc giáo dục ý thức cách mạng cho giai cấp vô sản không phải chỉ cần thiết cho người lớn, mà phải tiến hành trước hết từ thiếu niên nhi đồng. C.Mác - Ph.Ăngghen cho rằng: "Hiện nay nhiệm vụ của chúng ta chỉ là chăm sóc nhi đồng và thiếu niên trong giai cấp công nhân" [59, tr. 36].

C.Mác - Ph.Ăngghen cho rằng, việc giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan trẻ em phải được tiến hành đồng thời cả trong nhà trường và ngoài xã hội. Vì "nhà trường phổ thông dạy cho học sinh của mình "tất cả những cái gì, tự bản thân chúng và theo nguyên tắc, có thể có một sự hứng thú đối với con người", do đó, nhất là dạy những "cơ sở và những kết quả chủ yếu của tất cả các ngành Khoa học có liên quan đến các thế giới quan và nhân sinh quan" [61, tr. 64]; và vai trò của xã hội "nền kinh tế gia đình tư nhân biến thành một ngành lao động xã hội, việc chăm sóc và giáo dục con cái trở thành một công việc của xã hội; đối với tất cả các trẻ em, xã hội đều chăm sóc như nhau, dù đó là con hợp pháp hay là con hoang" [62, tr. 75].

Chúng ta nhận thức rằng, mục đích, bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin là đấu tranh giải phóng con người, là việc "đòi nhân quyền và dân quyền" cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Vì vậy, trong suốt quá trình hình thành và giáo dục lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học và chủ nghĩa cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen luôn hướng tới mục đích nhân đạo và cao cả là giải phóng con người, coi quyền con người vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện đấu tranh, là vũ khí sắc bén của giai cấp vô sản.

Từ những nêu trên cho thấy C.Mác - Ph.Ăngghen tuy không đề cập trực tiếp đến giáo dục quyền con người, quyền công dân, nhưng thực chất vấn đề này là nội dung chính yếu là bản chất của giáo dục lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học và chủ nghĩa cộng sản của C.Mác và Ph.Ăngghen cho giai cấp công nhân.

Khi bàn về việc huấn luyện, giáo dục, dạy dỗ thế hệ trẻ về chủ nghĩa cộng sản, Lênin đã đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức cộng sản. Đây chính là mặt thứ hai của quyền con người, quyền công dân. Về vấn đề này, Lênin đã chỉ ra rằng:

Các đồng chí phải tiến hành giáo dục thành những người cộng sản. Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên là phải tổ chức hoạt động thực tiễn của mình thế nào để khi học tập, khi tổ chức nhau lại, khi tập hợp nhau lại, khi đấu tranh, tầng lớp thanh niên ấy tự tiến hành giáo dục thành những người cộng sản và đồng thời cũng giáo dục cho tất cả những ai đã công nhận họ là người dẫn đường chỉ lối. Phải làm cho toàn bộ sự nghiệp giáo dục, huấn luyện, học tập của thanh niên ngày nay phát triển được đạo đức cộng sản trong thanh niên [70, tr. 176-177].

Đạo đức cộng sản, theo Lênin chính là: "Chúng ta nói rằng đạo đức của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào lợi ích của cuộc đấu tranh giai cấp ấy của giai cấp vô sản. Luân lý của chúng ta là từ những lợi ích của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản" [70, tr. 178].

Cũng như C. Mác, Lênin rất quan tâm giáo dục trẻ em và coi đây là điều kiện để đảm bảo thực hiện thắng lợi của cách mạng vô sản. "Đoàn thanh niên cần giáo dục mọi người từ khi họ còn nhỏ tuổi, theo tinh thần lao động tự giác và có kỷ luật. Như thế, chúng ta có thể hy vọng giải quyết những vấn đề đặt ra hiện nay..." [70, tr. 190].

Đối tượng giáo dục lý luận, đạo đức cộng sản của Lênin không chỉ là giai cấp vô sản, các thế hệ thanh thiếu niên, mà còn là toàn thể quần chúng nhân dân. "Cần phải giáo dục cho quần chúng thấy là không thể không được phép đứng ngoài cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản" [71, tr. 200].

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, người ra sức đem chủ nghĩa Mác - Lênin truyền bá vào Việt Nam, người mở ra kỷ nguyên mới về quyền con người, quyền công dân cho nhân dân Việt Nam; luôn quan tâm giáo dục đạo đức cách mạng cho các thế hệ cách mạng Việt Nam. Và Người đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục thanh thiếu niên. Người cho rằng giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên cần

phải được đặt lên hàng đầu: "Đoàn viên và Thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" [51, tr. 9].

Đối với thiếu niên, nhi đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành những tình cảm và kỳ vọng đặc biệt ở thế hệ trẻ của đất nước này và những gì người mong muốn, nhắc nhở thiếu niên nhi đồng thực hiện thật tốt, chính là nội dung chủ yếu của giáo dục quyền trẻ em hiện nay. Khi nói chuyện với thiếu nhi Việt Nam đêm trung thu năm thứ nhất nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (ngày 22/9/1945) người đã khuyên các cháu thiếu nhi: "Các cháu phải ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng, đối với thầy và bạn phải kính yêu. Các cháu phải thương yêu nước ta. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do" [52, tr. 15].

- Đối với các thế hệ thanh niên, nội dung giáo dục lý luận, đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh đối với thế hệ này là: "Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn" [53, tr. 43].

Như vậy, mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh không chính thức và trực tiếp gọi các hoạt động giáo dục lý luận cách mạng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục quyền con người, quyền công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay docx (Trang 82 - 85)