S ức sống của Truyện Kiều và Văn chiêu hồn trong đời sống tinh thần người dân Việt

Một phần của tài liệu Văn hóa tâm linh trong " Truyện Kiều" và " Văn chiêu hồn" của Nguyễn Du (Trang 105 - 116)

CỦA NGUYỄN DU

3.3.2 S ức sống của Truyện Kiều và Văn chiêu hồn trong đời sống tinh thần người dân Việt

3.3.2 Sc sng ca Truyn Kiu và Văn chiêu hn trong đời sng tinh thn người dân Vit Vit

Trước và sau Nguyễn Du, người ta cũng đã viết rất nhiều về những yếu tố tâm linh. Nhưng

điều gì đã làm cho Truyện Kiều, Văn chiêu hồn lại có sức sống trường tồn như vậy?

Cả hai tác phẩm là những viên ngọc quí, có một sức sống mạnh mẽ trong lòng dân tộc Việt Nam và tạo ra những ảnh hưởng to lớn dù rằng hơn hai trăm năm đã đi qua tác phẩm. Có rất nhiều nguyên nhân được nhắc đến để giải thích hiện tượng này nhưng nguyên nhân chính phải kể đến là sự “gần gũi”.

Sự gần gũi dễ thấy nhất, phải kể đến nhng thân phn, nhng ni đau trong cuc đời. Đó là sự đồng cảm của những con người cùng là nạn nhận của xã hội. Suốt trong Truyện Kiều, văn chiêu hồn, Nguyễn Du dành hết tình cảm mến thương của mình cho những con người bị áp bức, bị

chà đạp trong xã hội phong kiến. Thúy Kiều, Đạm Tiên, Tiểu Thanh, cô Cầm và cả thập loại chúng sanh… đều là nạn nhân của chếđộ phong kiến ấy, trong đó Thúy Kiều là một điển hình của nỗi đau khổ vô biên, được Nguyễn Du luôn dõi theo từng bước đi, hơi thở. Chính vì thế mà Truyện Kiều, Văn chiêu hồn thu hút được tình cảm của người dân, đặc biệt là phái nữ. Quần chúng nhân dân tìm thấy những đau khổ của Truyện Kiều, Văn chiêu hồn như là những đau khổ của mình, như những gì mà mình chứng kiến được: chết non, chết yểu, chết vì hạn hán, thiên tai, địch họa... Nhưng điểm quan trọng là người dân không bi quan, mà họ chỉ đón nhận tình cảm chân thật, mối cảm thông sâu sắc giữa tác giả với cuộc đời, giữa người sống với người đã khuất.

Tiếp nữa, phải kể đến s gn gũi v quan nim, v truyn thng văn hóa, tín ngưỡng. Người ta có thể tìm thấy trong tác phẩm sự quen thuộc của những tục lệ, những dạng tín ngưỡng và cả những tâm linh trong cuộc sống. Từ việc thống kê, đánh giá các biểu hiện tâm linh ở chương hai, có thể khẳng định được rằng: ởđây có sựđồng điệu sâu sắc giữa tín ngưỡng dân gian và quan niệm của Nguyễn Du. Qua lăng kính của Nguyễn Du, các tín ngưỡng tâm linh được nói đến trong thi phẩm không chỉ phản ánh được đời sống văn hóa tinh thần của đại bộ phận người Việt xưa mà còn là cái nôi làm nên giá trịđặc trưng của dân tộc.

Làm sao không cảm thấy thân quen và gần gũi cho được khi ở đó có niềm tin thiêng liêng vào thế giới tâm linh, vào ước mơ công lý, và cả những niềm tin về tình yêu cuộc sống, về một điều gì tốt đẹp hơn. Đặc biệt, những yếu tố tâm linh: Trời, Phật, Thần thánh, cõi âm, hồn ma, mộng mị,

bói toán… có tác dụng làm điểm tựa tinh thần cho người sống và người đã khuất. Người sống có thể

cúng bái trân trọng người chết là để tỏ lòng nhớ ơn người đi trước trong tinh thần “uống nước nhớ

nguồn”, cầu xin người đã khuất phù hộ độ trì cho cuộc sống của họ, hoặc người sống có quá nhớ

thương người chết thì có thể gọi hồn để trò chuyện, hoặc tin cậy mà hỏi ý kiến. Sở dĩ có niềm tin thiêng liêng vào thế giới siêu nhiên là vì lực lượng vô hình có quyền phép, lòng nhân từ có thể hóa giải mọi kiếp nạn của con người, giúp con người thêm vững bước vượt qua gian nan, khổ ải trên

đường đời. Điều này lí giải vì sao nhiều nhà nghiên cứu cho rằng triết lí trong Truyện Kiều là triết lí của nhân dân; những Nho, Phật, Lão trong tác phẩm là Nho, Phật, Lão của nhân dân, nó không hề

xa lạ mà ngược lại nó thấm đẫm tình yêu thương dành cho con người bất hạnh… Nói một cách giản

đơn mà sâu sắc như PGS. TS Lê Thu Yến rằng “Con người với phần số mong manh, như con ong cái kiến, như cọng rơm nhánh cỏ luôn khát khao vươn tới một cái gì vững bền, chắc chắn, hạnh phúc, sung sướng…cho nên những điều ấy họ không đạt được trong cuộc sống thực thì họ gửi khát vọng đó vào giấc mộng, vào việc thề nguyền, khấn nguyện, cầu xin… như một thế cân bằng, quân bình trong cuộc sống để vơi bớt những phiền muộn, âu lo”[107]. Vì sự gần gũi đó mà Truyện Kiều

cũng nhưVăn Chiêu hồn mãi mãi có sức hấp dẫn, sức sống mãnh liệt trong lòng người dân Việt. Người đời sau đã tập Kiều, Vịnh Kiều và nhất là Bói Kiều. Người ta đã bói Kiều, lấy Truyện Kiều làm nơi an ủi tinh thần, tìm lời giải đáp cho quá khứ, tiên đoán cho hậu vận tương lai… Chẳng biết yếu tố tâm linh trong tác phẩm đã tạo nên yếu tố tâm linh trong cuộc đời hay chính vì sự mến mộđặc biệt mà Truyện Kiều được nhân dân tôn lên thành một dạng tín ngưỡng! Chỉ biết rằng đây là những bằng chứng thiết thực đầy sức thuyết phục cho sức sống mạnh mẽ của Truyện Kiều trong lòng dân tộc.

Cuối cùng là, các yếu t tâm linh như th pháp ngh thut to nên sc hp dn, mi l

cho tác phm Truyn Kiu và Văn chiêu hn.

Khi xây dựng Truyện KiềuVăn chiêu hồn, Nguyễn Du đã lồng ghép các yếu tố tâm linh vào tác phẩm một cách có ý thức, tạo nên một kiểu đan xen giữa cái thc và cái ảo. Sự có mặt của các yếu tố tâm linh: Trời, Phật, hồn ma, âm phủ, giấc mộng, thề nguyền… không phải là để thể hiện quan điểm bi quan yếm thế như một só ý kiến trước đây mà là một hình thức để tôn tạo và soi sáng hiện thực. Đồng thời thừa nhận rằng: thật sự có sự tồn tại của yếu tố tâm linh trong văn chương.

Không gian tâm linh. Không gian của các tác phẩm mang yếu tố tâm linh là không gian của cuộc sống ngày thường: ngôi miếu, ngôi nhà, bãi tha ma, trời đất… Đây là không gian của cõi trần nhưng mang không khí huyễn hoặc hưảo để ma quỉ, thần thánh xuất hiện, để người sống và người chết gặp nhau trò chuyện.

Trong phần mở đầu tác phẩm Truyện Kiều, không khí tâm linh đã bàng bạc khắp nơi, khắp chốn. Đó là một bãi tha ma mà người dân nô nức đi tảo mộ, chăm sóc mồ mả tổ tiên, ông bà. Đó

còn là không khí của ngày hội đạp thanh cho mọi người gặp gỡ, kết bạn giao lưu… Đặc biệt là, trong cảnh “Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay” lại xuất hiện cảnh khác:

“Rằng: “sao trong tiết thanh minh, Mà đây hương khói vắng tanh thế mà”

Nơi mà Thúy Kiều đã gặp được nấm mộĐạm Tiên. Không gian nghĩa địa là nơi trú ngụ của các vong hồn, âm khí nặng nề nên khi Kiều khấn vái Đạm Tiên, tức thì thấy sự hiển linh “Phút đâu trận gió cuốn cờđến ngay”, “Ào ào đổ lộc rung cây”, rồi thấy rõ “Dấu giày từng bước in rêu rành rành

Với Văn chiêu hồn mởđầu là không gian của một buổi chiều thu, cảnh vật rất bi thảm “Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng”. Nói như Phạm Văn Diêu “tác phẩm Văn chiêu hồn như đưa người đọc đi vào một giấc chiêm bao”, đó là mùa thu heo hút thê lương, biên giới cõi thực đã xóa nhòa hết cả vẻ sinh khí, “cõi dương” dần dần phảng phất vây tỏa xâm tràn bởi “cõi âm” [ ,tr846]. Chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, rất mong manh, bậc thầy ngôn ngữ Nguyễn Du dẫn dắt người đọc đi sâu vào cõi âm với “trăm loài ma”, “quỉ không đầu” trong cảnh “trường dạ tối tăm” để

cảm ứng cùng người chết mà biết được cuộc sống của những oan hồn: hồn mồ côi, hồn đơn phách chiếc, cô hồn nheo nhóc tìm đường hóa sinh trong cõi âm mờ mịt. Quả vậy! cả bài thơ, ta dường như cảm được thi sĩ Nguyễn Du “nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, sờ thấy, nếm thấy những hình ảnh không có, những âm thanh không có. Tất cả những cái không có này đều đang có, đang diễn ra một cách cụ thể ở trước mắt thi nhân" [tr.67]. Có lẽ, vì thế, Văn chiêu hồn mới trở thành một bức tranh hiện thực sống động. Ởđây, yếu tố tâm linh như là một phương tiện nghệ thuật rất riêng, rất độc đáo cùng với trí tưởng tưởng phong phú, khả năng hư cấu và sức sáng tạo dồi dào, Nguyễn Du tạo nên nét mới trong việc phản ánh hiện thực xã hội. Đó là hiện thực đời sống không thể trực tiếp đi vào tác phẩm được, mà phải qua ảo giác, qua tưởng tượng. Nếu không, cái thực ấy sẽ lập tức trở thành cái giả. Chính sự hòa quyện giữa cái thực- cái ảo, cái chân- cái giả vì vậy đã góp phần làm cho tác phẩm lung linh, hấp dẫn, và có sức sống lâu bền. Mượn lời của Chế Lan Viên đánh giá vì sao của thi phẩm Truyện KiềuVăn chiêu hồn của Nguyễn Du lại có sức sống lâu bền đến như vậy:Với Kiều, Nguyễn Du đã nói đến cả xã hội loài người, với Chiêu hồn thì cả loài người được bàn đến. Truyện Kiều con người lúc sống, Chiêu hồn, con người trong cái chết. Truyện Kiều, con người với tên tuổi, cá tính riêng biệt, có không gian sống, có thời gian họ qua, Chiêu hồn là cả một cách phổ

biến điển hình của từng giới, từng người, từng loài được nói đến. [11, tr.152]

Bên cạnh không gian nghĩa địa, không gian trong giấc mơ cũng đem đến cho người đọc những trang viết thật ấn tượng, sinh động bởi sắc màu lung linh huyền ảo. Đó là nơi mà con người có thể gặp gỡ, trò chuyện với các thế lực siêu nhiên: bụt, thần thánh, ma quỉ… Chẳng hạn, đây là khoảnh khắc Thúy Kiều mơ thấy Đạm Tiên:

Thoắt đâu thấy một tiểu kiều, Có chiều phong vận, có chiều thanh tân.

Sương in mặt, tuyết pha thân, Sen vàng lãng đãng như gần như xa.”

Thúy Kiều mới hỏi “Đào nguyên lạc lối đâu mà đến đây?” thì Đạm Tiên trả lời rằng mình là người mà Thúy Kiều đã hạ cố đến thăm, nên cảm kích tấm lòng của nàng mà “hạ tứ” cho biết nàng có tên trong sổđoạn trường.

“Thưa rằng: Thanh khí xưa nay, Mới cùng nhau lúc ban ngày đã quên.

Hàn gia ở mé tây thiên,

Dưới dòng nước chảy bên trên có cầu. Mấy lòng hạ cốđến nhau, Mấy lời hạ tứ ném châu ném vàng”

Lần thứ hai cũng vậy nàng mơ thấy Đạm Tiên đến và thông báo số Kiều là thế, và sẽ hẹn nàng ở sông Tiên Đường. Nhưng lần này, Đạm Tiên xuất hiện ngay bên cạnh nàng “Trong mê dường đã đứng bên một nàng

Lần thứ ba, khi Kiều được vớt lên từ sông Tiền Đường, nàng lại mơ thấy Đạm Tiên “Mơ màng phách quế hồn mai,

Đạm Tiên, thoắt đã thấy người ngày xưa”

Và Đạm Tiên đã nói với Thúy Kiều:

“Rằng: Tôi đã có lòng chờ, Mất công đã mấy năm thừa ởđây. Chị sao phận mỏng phúc dày? Kiếp xưa đã vậy, lòng này dễ ai! Tâm thành đã thấu đến trời, Bán mình là hiếu, cứu người là nhân. Một niềm vì nước vì dân, Âm công cất một đống cân đã già!

Đoạn trường sổ rút tên ra,

Đoạn trường thơ phải đưa mà trả nhau. Còn nhiều hưởng thụ về lâu, Duyên xưa tròn trặn, phúc sau dồi dào”

Như vậy, đến với không gian lễ hội, giấc mơ, bãi tha ma… Nguyễn Du nhanh chóng đưa người đọc vào đúng không khí văn hóa tâm linh đặc trưng thời xưa. Đây là không gian thể hiện hoạt

động của con người trong mối quan hệ với hai thế giới hiện thực và tâm linh là một sự thật lịch sử. Mặt khác, cũng thấy được Nguyễn Du đã tân dụng tối đa ưu thế các loại không gian, không gian đời thường, không gian tâm linh, và chính trong những không gian ấy đã soi chiếu được tâm hồn người,

đồng thời biểu đạt một điều gì đó trong cảm thức nghệ thuật của tác giả.

Thi gian tâm linh. Cuộc đời của Kiều diễn ra trong hai loại thời gian là thời hiện thực và thời gian tâm linh. Thời gian hiện thực là thời gian Kiều sống và hạnh động theo lí trí, theo logic của hiện thực, biết phân tích các vấn đề một cách tỉnh táo, thể hiện được tư chất “thông minh” của nàng. Chẳng hạn như khi Kiều rất lí, quyết định trao duyên cho em, khi Kiều quyết định lấy Thúc Sinh, lấy Từ Hải để thoát khỏi chốn bùn nhơ, khi Kiều báo ân báo oán, khi Kiều quyết định đổi “duyên cầm sắt” ra “duyên cầm kì” với Kim Trọng… và cả những lúc Kiều toan tự tử, hay việc nàng khuyên Từ ra hàng.. Thế nhưng bên cạnh thời gian hiện thực, thì thời gian định mệnh bám riết nàng, chi phối cách suy nghĩ của nàng, và khiến nàng không ít lần làm theo những gì mà thế lực siêu hình sai khiến. Thật vậy! Nếu như từ thuở nhỏ Kiều được thầy tướng số phán về cuộc đời của mình “Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa”, thì quả thật lúc ấy cho đến cái tuổi “xuân xanh”, tính chất định mệnh chỉ lờ mờ trong Kiều. Nó thật sự đến khi Kiều gặp Đạm Tiên. Trong buổi chiều thanh minh, Kiều đã gặp hai người: Một là con người bằng xương bằng thịt hẳn hoi là Kim Trọng, và một là nấm mồ của kĩ nữĐạm Tiên. Vấn đềở chỗ, trước khi gặp Kim Trọng, Nguyễn Du đã để

cho Kiều gặp Đạm Tiên trước, cho nàng biết được Đạm Tiên chết trong cô đơn, không được hương khói, và hơn hết là biết được Đạm Tiên cũng tài sắc như Kiều thế mà đã thoắt “gãy cành thiên hương”. Vậy liệu Kiều có như Đạm Tiên “hồng nhan bạc mệnh” không? Làm sao thoát khỏi “Sống làm vợ khắp người ta, Hại thay thác xuống làm ma không chồng?”, Chính Kiều tự nghĩ mình “phận mỏng cánh chuồn” không biết “Khuôn xanh có vuông tròn mà hay?”. Như vậy là, những ám ảnh

định mệnh bám riết nàng từđây, ngay cả khi Kiều yêu tha thiết Kim Trọng, và cũng đã nguyện ước bên nhau mãi mãi, và dù nàng đã được Kim Trọng khuyên “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” thì nàng vẫn ám ảnh “Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”. Một hiện tại mong manh, một tương lai đầy đe dọa hãi hùng đã xoắn lấy cuộc đời Thúy Kiều trong thời gian định mệnh như

vậy đây! Dù trong quãng đường lưu lạc, phải sống kiếp làng chơi, Kiều đã nhiều lần chống lại, vẫy vũng để thoát thân, nhưng rồi dòng thời gian lại hướng về định mệnh và Kiều không thể tự do, tự

chủ làm theo lý lẽ thực tế. Cái dự báo “Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau” đã khiến Kiều “Biết thân chạy chẳng khỏi trời, Cũng liều mặt phận cho rồi ngày xanh”

Dù rằng, trong cuộc đời của Kiều, có biết bao nhiêu người đã khuyên nàng chớ tin vào những

điều huyễn hoặc, không đâu… như Kim Trọng, Thúy Vân, Vương ông, Vương bà nhưng rõ ràng Kiều vẫn một mực tin có Đạm Tiên. Suốt đời này, lúc nào nàng cũng tin có Đạm Tiên, nghe theo

Như vậy là, trong cuộc đời Kiều tất yếu là phải dự liệu và hành động theo logic của hiện thực cuộc sống, song phải thừa nhận sự chi phối của dòng thời gian định mệnh là một thực tế không thể

chối bỏ.

Ngoài ra h thng ngôn tcũng góp phần làm tăng sức hấp dẫn, mới lạ cho tác phẩm. Đó là một mạng lưới đầy ma lực bởi tính chất huyền ảo, hư hư thực thực nhưhn đơn phách chiếc, hn m côi, xương khô, cúng tế, cu nguyn, th nguyn, bói toán, tiên tri, linh thiêng, s kiếp, định mnh… không khỏi gợi sự ám ảnh trong lòng người đọc. Với những tác phẩm ít nhiều bị chi phối bởi các yếu tố tâm linh, người đọc buộc phải suy ngẫm, phải tự xé rách màn sương bí ẩn che phủ

trên bề mặt câu chữ, để đi vào chiều sâu của nó. Và bao giờ cũng vậy, đằng sau bề mặt câu chữ, cũng ẩn chứa tiếng nói của trái tim người viết. Bất kì ai, khi đọc Văn chiêu hồn, dù một lần thôi,

Một phần của tài liệu Văn hóa tâm linh trong " Truyện Kiều" và " Văn chiêu hồn" của Nguyễn Du (Trang 105 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)