Quan niệm và cách nhìn của Nguyễn Du

Một phần của tài liệu Văn hóa tâm linh trong " Truyện Kiều" và " Văn chiêu hồn" của Nguyễn Du (Trang 27 - 28)

Một sự thật hiển nhiên rằng tư tưởng của Nguyễn Du thể hiện trong Truyện Kiều là rất phức tạp và lắm khi mâu thuẫn nhau. Nhưng tựu chung lại, nghiên cứu tác phẩm của ông, người ta cho rằng ở đó có sự chi phối mạnh mẽ của ba luồng tư tưởng Nho- Phật – Đạo. Điều này không sai. Song vấn đề đặt ra là, liệu chúng ta có thể qui tất cả mọi sự, việc xảy ra trong sáng tác của Nguyễn Du nói chung, Truyện Kiều và Văn chiêu hồn nói riêng vào trong vòng cương tỏa của tam giáo? Khi mà Nguyễn Du là người Việt, huyết mạch chảy trong người ông là dòng máu Tiên Rồng? Và khi mà các hệ tư tưởng tôn giáo du nhập vào nước ta đã có quá trình thích nghi và hỗn dung với tín ngưỡng dân gian, được dân gian hóa mặc nhiên trở thành chất truyền thống văn hóa đậm đà sắc Việt? Và nếu thế, hạt nhân thực sự làm chất mới, sắc màu mới cho truyện Kiều phải có cơ sở từ truyền thống văn hóa Việt. Cho nên trước hết và trên hết, phải khẳng định rằng quan niệm và cách nhìn của người con xứ Nghệ chịu sự chi phối của tín ngưỡng dân gian- tín ngưỡng truyền thống của người Việt chứ

không phải là những triết lí, những học thuyết cao siêu kia. Thật vậy, yếu tố tâm linh gắn liền với tín ngưỡng truyền thống bàng bạc khắp sáng tác của ông không chỉ có trời, Phật, thần linh trong vũ trụ

hay linh hồn người đã chết mà còn có không khí Lễ hội; không chỉ có mồ mã tha ma, nghĩa địa hay chiêm bao, mộng mị, bói toán mà còn có cả khấn vái, thề nguyền…Dù rằng trừ Văn chiêu hồn, nội

dung chính của Truyện Kiều không nói đến vấn đề này, cũng không phải do sự sắp xếp định lượng trước mà dường như tất cả cứ chực tuôn trào tư trong sâu thẳm tiềm thức của thi nhân.

Một phần của tài liệu Văn hóa tâm linh trong " Truyện Kiều" và " Văn chiêu hồn" của Nguyễn Du (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)