Yếu tố tâm linh – một hình thức đặc biệt để tác giả bộc lộ tư tưởng, quan niệm, triết lý về cuộc sống

Một phần của tài liệu Văn hóa tâm linh trong " Truyện Kiều" và " Văn chiêu hồn" của Nguyễn Du (Trang 102 - 105)

CỦA NGUYỄN DU

3.3.1 Yếu tố tâm linh – một hình thức đặc biệt để tác giả bộc lộ tư tưởng, quan niệm, triết lý về cuộc sống

lý v cuc sng

Tìm hiểu yếu tố tâm linh trong Truyện kiều Văn chiêu hồn của Nguyễn Du, có thể thấy đây là một hình thức đặc biệt để nhà thơ thể hiện cảm quan hiện thực, bộc lộ tư tưởng về cuộc sống.

Cảm quan hiện thực thấm đượm không chỉ về xã hội Kiều sống mà cả thế giới người chết của Nguyễn Du. Ông mượn xưa bàn nay, mượn những sự tích, những nhân vật của quá khứđể phát biểu về cuộc sống đúng như nhà thơ nhìn thấy và cảm nhận.Cái nhìn của người nghệ sĩ trong ông thật sự đã xuyên qua lớp vỏ của thực tại để thấu suốt bản chất của hiện thực – một hiện thực được phản

chiếu rõ nét qua từng dấu tích đau thương, oan trái trong cuộc đời những con người ở quá khứ, hiện tại và có thểđâu đó trong tương lai.

Từ thế giới của những người đã khuất, Nguyễn Du cất lên tiếng nói cảm thương, đau đớn, phẫn uất cho thân phận con người trên suốt dòng thời gian kim cổ. Cái tôi trữ tình của Nguyễn Du luôn xuất hiện với trái tim mang nhiều cung bậc của niềm thương cảm: liên, sầu, bi, cảm, ai, thán, bồi hồi, thương tâm… Chìm đắm trong thế giới tâm linh, Nguyễn Du đau nỗi đau của mình, của người, của đời, nỗi đau ấy nhân lên gấp bội khi nhà thơ nhìn vào hiện thực, thấy những anh hùng tiết nghĩa, những tài tử văn nhân, những người giàu sang, nhưng kẻ nghèo đói rút cục chỉ còn lại những nấm mồ hoang, mọc đầy cỏ dại còn bọn buôn thịt bán người, thì vẫn vênh váo, đi lại xênh xang. Tác giả nhận ra rằng nơi nơi đều là dòng chảy Mịch La oan nghiệt. Nói như Mai Quốc Liên “Nguyễn Du đã phát hiện ra con người bị áp bức đoạ đày “trong trường dạ tối tăm trời đất” của những thế kỉ phong kiến Việt Nam. Phát hiện ra con người, yêu thương con người, bênh vực con người, chiến đấu vì sự thiêng liêng cao quý của con người, làm rạng rỡ hai chữ con người, Nguyễn Du đã là nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩđại”. [11, tr.143].

Tấm lòng nhân đạo là dấu ấn lớn nhất, sâu đậm nhất của Nguyễn Du và thơ Nguyễn Du: “Lòng thương người bao la của Nguyễn Du giống như tấm áo cà sa của nhà sư trong một câu chuyện cổ tích Phật giáo đã bao trùm lên tất cả”. Từ Nguyễn Du, gợi ta nhớ Puskin, mặt trời thi ca Nga - chủ nhân của tác phẩm nổi tiếng Epghênhi – Ôghênhin, ông tuy sinh khác thời với Nguyễn Du song cả hai tác giảđều được xem là nhà tiên tri của thời đại, là những người có khả năng nhìn xa trông rộng và thấu hiểu lòng người, hiểu tình đời. Bằng trái tim nồng hậu, chân thành, hai ông đã thể hiện trong sáng tác của mình những quan niệm riêng về con người, nhất là về nỗi đau thân phận con người trong những điều kiện xã hội có áp bức bóc lột

“Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (Truyện Kiều) “Đau đớn thay phận đàn bà, Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu” (Văn chiêu hồn) Tấm lòng ưu ái của ông vừa là mối cảm thông sâu sắc với những đau khổ của kiếp người vừa là căm phẫn đối với những kẻ bạc ác tinh ma, quỉ ăn thịt người. Do đó, đọc Truyện KiềuVăn chiêu hồn của Nguyễn Du, ta càng hiểu rõ cội nguồn của chủ nghĩa nhân đạo được thể hiện trong tác phẩm và những kí thác đời ông vào hình tượng Kiều, nhân vật tài hoa mà bạc mệnh.

Phải, trước hết và trên hết, tấm lòng yêu thương con người của nhà thơ rộng mởđến vô cùng. Quả vậy, từ Văn chiêu hồn đến Truyện Kiều và dọc suốt các thi phẩm thơ của Nguyễn Du, chứng minh một điều, nguồn thơ của ông chính là nguồn thương. Với tình thương, tác giảđã cho người đời thấy rằng đây mới là nguồn hạnh phúc thật sự duy nhất ở cõi trần gian gió bụi. Bởi không một đối tượng nào gặp bất hạnh, thiệt thòi mà không được Nguyễn Du đồng cảm xót thương. Cũng không có một ranh giới lãnh thổ, thời gian nào ngăn cản được giọt lệấm áp tình người của nhà thơ. Và bởi chính bản thân thi nhân đã đi từ cõi lòng ngổn ngang những thất vọng, khổ đau của riêng mình để đến với bao nhiêu khắc khoải của nhân sinh và cõi người.

Những con người mà ông tỏ thái độ bênh vực thông cảm sâu sắc, những gái lầu xanh, những kẻ hành khất, những kẻ tù phạm, những kẻ chết non, chết oan v.v… Những con người mà ông tỏ

thái độ đả kích là những con người thuộc tầng lớp quý tộc, những quan cai trị, những quan võ, những kẻ chí thú làm giàu v.v … Đối với những nạn nhân trực tiếp của xã hội bất công đồi trụy ấy, Nguyễn Du thương cảm, bênh vực và lại cảđồng cảm với tính chất bị áp bức bao nhiêu, thì trái lại,

đối với những kẻ có đặc quyền đặc lợi trong xã hội là những quan lại và bọn hào phú ông lại tỏ thái

độ mỉa mai kết tội bấy nhiêu.

Điều đó giải thích vì sao sáng tác của Nguyễn Du dù đậm màu sắc tâm linh nhưng vẫn chứa

đựng những bài học lớn về thời thế, nhân sinh. Không hề có tính chất đạo mạo, khô khan, răn đe, áp

đặt, những bài học ấy nhẹ nhàng đi vào lòng người với sức sống mãnh liệt.

Giữa bao nhiêu ngổn ngang, bế tắc vẫn thấy ngời lên ánh sáng của một trái tim chưa bao giờ

nhầm lẫn trong yêu thương, đau đớn, phẫn nộ. Trong những giọt lệ âm thầm thấm trên trang thơ có nước mắt của Nguyễn Du khóc cho mình, khóc cho người, cho cuộc đời trong cơn hưng phế. Bằng cách cảm nhận và thể hiện chân thành, sâu sắc những nối khổđau, day dứt của mình Nguyễn Du đã trở thành “khí quan của xã hội và đại biểu của thời đại, của nhân loại”. “Chủ nghĩa nhân đạo của ông như một ngọn đuốc chiếu sáng trong đêm đen của lịch sử loài người. Là một tinh thần lạc quan, yêu đời xua tan nỗi sầu bi quan yếm thế đang ngự trị, len lõi trong cuộc sống. Dẫu trong thời đại chuyên chế nhà Nguyễn, trên mặt đất “nơi đâu cũng là sông Mịch La”, trong thời đại mà bọn thống trị “nhai xé thịt người ngọt xớt như đường”, chí ít Nguyễn Du đã triệt để bênh vực cho quyền của con người. Có lẽ không ai hơn Nguyễn Du, không phải chỉ biết quan tâm sâu sắc đến con người, mà còn thấy được cái chân giá trị của con người nữa. Sựđồng cảm đó dường nhưđạt đến độđồng nhất giữa tâm trạng nhà thơ và tâm trạng nhân vật”

Nguyễn Du là như vậy, là bi thương tột cùng, phẫn nộ lớn lao, là tưởng tượng kì diệu nhưng bao giờ ông cũng rất gần trái tim người. “Như có máu chảy ở đầu bút”, đó là văn chương ông, như

Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quí tộc, nhưng như tất cả các nghệ sĩ lớn ở mọi dân tộc và mọi thời đại, Nguyễn Du đã đi về phía nhân dân, đã phản ánh không những khát vọng của thời đại mà còn phản ánh tâm trạng, cách quan niệm và cảm xúc và cả niềm tin thiêng liêng của nhân dân. Ông biết kế thừa tinh hoa của văn hóa dân gian kết hợp với văn hóa của thời đại để làm

Một phần của tài liệu Văn hóa tâm linh trong " Truyện Kiều" và " Văn chiêu hồn" của Nguyễn Du (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)