Yếu tố tâm linh thể hiện ước mơ, khát vọng hạnh phúc của con người.

Một phần của tài liệu Văn hóa tâm linh trong " Truyện Kiều" và " Văn chiêu hồn" của Nguyễn Du (Trang 101 - 102)

CỦA NGUYỄN DU

3.2.2. Yếu tố tâm linh thể hiện ước mơ, khát vọng hạnh phúc của con người.

Xã hội Truyện Kiều, Văn chiêu hồn chính là bộ mặt của xã hội phong kiến đến thời mục ruỗng, suy thoái. Ở đó có đủ những thế lực hữu hình và vô hình như thế lực đồng tiền, thế lực nhà chứa, thế lực quan lại và cả những định kiến, những trói buộc về mặt tinh thần từng bước chà đạp, áp bức, bóc lột người lao động nghèo. Sống trong thảm cảnh như thế, con người ta không những

ước mơ mà đã vùng lên đòi hỏi một cuộc sống mà trong đó người dân có được cơm ăn, áo mặc, có

được tự do, công lí và bớt dần những ràng buộc về tinh thần. Để thực hiện công lí và những ước mơ

trong cuộc sống, con người đã đặt niềm tin vào thế giới tâm linh với những tưởng tượng phong phú về thế giới tự nhiên, con người và xã hội.

Mơ ước mt xã hi t do, công lí, hnh phúc. Mượn những yếu tố tâm linh hn ma, thế

gii cõi âm, Nguyễn Du đã phản ánh trong văn chương của mình ước mơ của người đang sống cũng như người đã khuất đang khát khao mãnh liệt về xã hội ấm no hạnh phúc và có công lí, tình thương. Xã hội đó không còn cảnh con người cô đơn, bơ vơ, vất vưởng, lê lết đi kiếm ăn; không còn cảnh binh đao “Bãi sa trường thịt nát máu trôi”, đặc biệt, xã hội đó không còn nỗi khổđau ngút ngàn của phụ nữ mà ông quan tâm đặc biệt. Làm sao giảm bớt bạc phận cho những khách má hồng, những

nơi “cung quế Hằng Nga”, những “Kẻ đi về buôn bán, đòn gánh tre chín dạn hai vai”, những tiểu nhi tấm bé?

Đó còn nim mơước khát khao v tình yêu t do. Cũng như Phạm Kim và Quỳnh Thư(Sơ

Kính Tân Trang), Kim Trọng Và Thúy Kiều đã tự do bày tỏ tình cảm của mình và mạnh dạn đính

ước với nhau thể hiện tư tưởng tự do trong tình yêu, mơước vượt qua quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” và họ tin rằng việc thề ước sẽ giúp họ mãi mãi gắn bó với nhau. Dù cho Kim Trọng - Thúy Kiều, Phạm Kim - Quỳnh Thư không trọn được ước nguyện nhưng tình yêu của họ có sức tố

cáo mạnh mẽ các thế lực hữu hình của xã hội phong kiến và thể hiện mơ ước về tình yêu thật sự đẹp, chân chính. Trân trọng tình cảm riêng tư, khát vọng yêu thương của con người với những cảm xúc chân thật nhất, đặc biệt là tình yêu đã được Nguyễn Du thể hiện với một cái nhìn đầy bao dung, mạnh bạo mà cũng thật nghiêm túc. Họ mãi giữ vẹn tình cảm buổi đầu thiết tha, trong sáng dù cho phải lìa xa nhau mười lăm năm đằng đẳng, phải chịu biết bao bi kịch trong cuộc đời.

Được trở lại cuộc sống trong sạch bình thường, trở về với gia đình cũng là một mơ ước, khát khao của Thúy Kiều trong cuộc đời đầy truân chuyên, chìm nổi “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Chỉ cần có cơ hội là Kiều thực hiện mơước đó: hành động tự tửở nhà Tú bà, trốn theo Sở

Khanh, lấy Thúc Sinh, trốn khỏi nhà Hoạn Thư, lấy Từ Hải… Những việc làm liều lĩnh có phần nguy hiểm của Kiều đã phản ánh được ước nguyện của nàng về một mái ấm gia đình với đầy đủ

những tình cảm yêu thương.

Bên cạnh những ước mơ về công lí, về tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, Truyện Kiều, Văn chiêu hồn còn thể hiện một ước mơ khác, đó là quan tâm linh hồn người đã khuất cũng chính là đề

cao lối ứng xử nghĩa tình giữa người và người trong cõi trần thế này, sống nhân ái, cảm thông, chia sẻ; biết giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống do ông cha để lại. Điều này đánh thức trái tim

đang dần ngủ quên của giới trẻ hiện này đang sống một lối sống: vô cảm, thờ ơ, bàng quang trước các sự kiện của cuộc sống.

Một phần của tài liệu Văn hóa tâm linh trong " Truyện Kiều" và " Văn chiêu hồn" của Nguyễn Du (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)