Lời thề của Thúy Kiều, Kim Trọng, Thúc Sinh

Một phần của tài liệu Văn hóa tâm linh trong " Truyện Kiều" và " Văn chiêu hồn" của Nguyễn Du (Trang 73 - 78)

YẾU TỐ TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU

2.8.1 Lời thề của Thúy Kiều, Kim Trọng, Thúc Sinh

Một trong những nội dung quan trọng của Truyện Kiều là tình yêu đôi lứa. Nói đến tình yêu là nói đến thề nguyền, mấy ai yêu nhau mà không có lời hẹn ước, không có tín vật trao tay… Và quan trọng, niềm tin thiêng liêng vào lời thề, sẽ giúp cho những đôi lứa yêu nhau có thể sống suốt

Cũng như bao nhiêu đôi lứa yêu nhau khác, Kim – Kiều thề nguyền hẹn ước thủy chung với nhau ngay sau lần gặp gỡđầu tiên:

Đã lòng quân tửđa mang, Một lời vâng tạc đá vàng thủy chung

Được lời như cởi tấm lòng,

Trong tình yêu, lời thề là chứng nhân vô cùng thiêng liêng. Đấy không phải là một công thức, mà khi thề người ta tin đó là một lời đính ước, là một cách chứng tỏ tấm lòng. Khi chia tay với Kim Trọng để chàng về Liêu Dương hộ tang chú, Kiều thề:

Đã nguyn hai chữđồng tâm, Trăm năm thchẳng ôm cầm thuyền ai.

Kiều nhắc lại lời thề là chứng tỏ tình yêu khắc cốt ghi tâm trong nàng đối với Kim Trọng,

đồng thời cũng là lời khích lệ, khẳng định lòng tin ở Kim Trọng và một chút nào đó là sự ràng buộc chàng Kim trung thành với lời thề.

Cũng như người thiếu nữ nông thôn trong bài ca dao dưới dây đã biết cầm tay người yêu khi sắp phân ly, nói một cách vội vàng, chân thành và tha thiết:

Anh về em nắm cổ tay,

Em dặn anh câu này, anh chớ có quên:

Đôi ta đã trót linguyn, Chớ xa xôi mặt mà quên mảng lòng.

Ngoài ra có thể kểđến lời hứa của Từ Hải đối với Kiều:

Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường, Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Từ Hải đến với Kiều - trai anh hùng sánh duyên cùng gái thuyền quyên quả cũng xem như là một sự an bài của số phận. Kiều rất tin Từ, tin vào tình yêu của Từ. Lời hứa của Từ chính là sự thể

hiện lòng trung thành với công việc, với trách nhiệm, và cả tình tri âm tri tri kỉ.

Thúy Kiều, Kim Trọng đều có niềm tin thiêng liêng vào lời thề, là vì lời thề đó đã được những thế lực siêu nhiên chứng giám: trời, đất, trăng…Họ cùng nhau thề nguyện trước trời đất:

Sánh vai về chốn thư hiên

Góp lời phong nguyệt nặng nguyn non sông.

Không gian “khoảng vắng đêm trường” nơi vườn thúy quả thật đã ghi dấu mối tình mặn nồng này:

Tóc mây một món, dao vàng chia hai Vầng trăng vằng vặc giữa trời.

Đinh ninh hai mặt một lời song song. Tóc tơ căn vặn tấc lòng

Trăm năm tạc một chữđồng đến xương.

Đây là cảnh thề bồi duy nhất có sự tham gia của cả hai bên. Kim Trọng – Thúy Kiều đã nhờ

vầng trăng chứng minh cho mối tình của họ, và cắt tóc làm tin. Điều này cho thấy lời thề vì thế mà càng trở nên thiêng liêng. Vì tin vào lời thề nên có người đã chờđợi nhau đôi khi cả cuộc đời. Kiều và Kim Trọng cũng vậy, không dám sai lòng:

Trăng thcòn đó trơ trơ, Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng.

Cũng vì tin vào lời thề mà người ta tin rằng ai phản bội lời thề sẽ chịu sự trừng phạt của thần linh mà người vợ trong truyện cổ tích “sự tích con muỗi là một ví dụ. Hoặc như trong lời than của cô gái khi bị phụ tình:

“Có quán tình phụ cây đa, Ba năm quán đổ, cây đa vẫn còn”

Vì tin vào lời thề, này, dù cho hoàn cảnh đưa đẩy mà Kiều phụ tấm lòng chàng Kim, thì kỉ

vật và người xưa vẫn luôn day dứt đến thắt lòng. Bởi hơn ai hết, Kiều là người sâu sắc thấu tình đạt lý, trân trọng và rất có ý thức trách nhiệm với lời thề. Ngay trong đêm trước khi xuất giá, một mình dưới ngọn đèn khuya, trăm mối tơ vò, Kiều xót xa:

Th hoa chưa ráo chén vàng Lỗi chàng thôi đã phụ phàng với hoa

Lời thề có giá trị rất thiêng liêng, với những người có trách nhiệm, có tâm linh, họđều mong muốn giữ trọn lời thề. Và Thúy Kiều cũng vậy, nhưng vì nàng rơi vào hoàn cảnh quá ngặt nghèo giữa bên tình và bên hiếu. Cùng với sự ảnh hưởng của Nho giáo khá mạnh mẽ nên Kiều đã tự

khuyên mình “Làm con trước phải đền ơn sinh thành”. Kiều đành chấp nhận bội ước mà lòng thì quặn thắt đớn đau, vì lời thề cứ ám ảnh...

Trao duyên cho em mà lời thề vẫn ám ảnh trong tâm trí Kiều, làm lòng Kiều khắc khoải. Nàng nghĩđến lúc chết nàng vẫn còn mang theo lời thề :

“Hồn còn mang nặng li th

Xót thân bồ liễu đền nghì trúc mai”

Đau đớn nhất chính là “khi tỉnh rượu lúc tàn canh” Kiều ý thức được cảnh “bướm chán ong chường”, lời nguyện ước lại một lần nữa dày vò nàng:

Xa xôi ai có thấu tình chăng ai

Thúy Kiều ghi nhớ lời thề là điều dễ hiểu, bởi thủy chung là một trong những nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Á Đông nhất là người Việt Nam. Những lời vàng đá khắc cốt ghi tâm luôn là niềm tin của các cô gái trong các câu ca dao:

“Trót lời đã bén duyên chàng Dù cho nát đá phai vàng mới thôi

Hòn đá cách Hàn xếp đổ lò nôi

Cạn lòng con sông cái thì tôi mới quên nghĩa chàng”

Hay:

“Thương nhau tạc một chữ tình Trăm năm thề quyết bạn mình có nhau”

Có khi thề nguyền một cách quyết liệt dứt khoát như một sự kiên định về tình yêu chung thuỷ

suốt đời không đổi thay.

“Chừng nào núi Bụt hết cây Lại Giang hết nước, dạ này hết thương”

Người con gái lại ví tình cảm của mình như “cây – ở núi Bụt”, như “nước ở sông Giang”, cây trên núi và nước dưới sông … là những số lượng không xác định, cũng giống như tình cảm của em dành cho anh vậy, không gì có thể cân, đo, đong, đếm được. Và như thế, đem tình cảm của chính mình ra mà thề nguyền là một minh chứng rõ nhất, đáng quý nhất của tình yêu đôi lứa. Thứ tình cảm ấy là tình cảm gắn cốt ghi tâm, khắc sâu vào trong da thịt của người con gái.

Ước nguyện chung thuỷ trọn đời là tâm sự muôn đời và tâm lý chung của những người đang yêu, là niềm khao khát gìn giữ cho tình yêu bất tử. Tinh thần nhân bản ấy là cái đích cuối cùng mà những lời thề nguyền hướng tới: ấy là khát khao một tình yêu chung thuỷ, gắn bó keo sơn, một sự

gắn kết bền vững giữa những trái tim yêu thương.

Tình yêu đích thực là một tình yêu luôn hướng về nhau, nghĩ về nhau. Đáp lại ân tình của Kiều, Kim Trọng tạc dạ ghi nhớ :

“Cùng nhau thề thốtđã nhiều, Những lời vàng đá phải điều nói không”

Nếu Kim Trọng khắc sâu lời thể với nàng Kiều, thì liệu việc chàng kết tóc se tơ cùng Thúy Vân có phải là một sự phản bội trong tình yêu, phản bội lời thề? Theo quan niệm xưa trai năm thê bảy thiếp là chuyện thường, và Kim Trọng lấy Thúy Vân thì cũng chẳng có gì là lạ, song dụng công khéo léo của Tố Nhưở chỗ, ông để Kim Trọng lấy Thúy Vân xuất phát từ nguyên nhân khách quan: một mặt là sự ép buộc của ông bà Vương viên ngoại, mặt khác chàng Kim ghi tạc lời dặn dò của người yêu-Thúy Kiều, thực chất trong trái tim Kim Trọng chỉ có mỗi hình bóng của nàng Kiều.

Bằng chứng, qua thời gian dài dằng dặc như thế, Kim Trong vẫn khắc khoải nhớ thương hình bóng người xưa. Nghĩ tới hạnh phúc của mình mà lòng chàng Kim quặn đau:

“Ấy ai hn ngc th vàng,

Bây giờ Kim mã, Ngọc đường với ai, Ngọn bèo chân sóng dập vùi,

Nghĩ mình vinh hiển, thương người lưu ly”

Rồi đến khi phong phanh biết được tin Kiều, Kim Trọng lại càng nôn nóng, ngóng lòng được gặp. Nỗi nhớ, lời thề tự nó bật ra tình cảm chân thành tha thiết

“Rắp mong treo ấn từ quan, Mấy sông cũng lội mấy ngàn cũng pha,

Dấn mình trong chốn can qua, Vào sinh ra từ họa là thấy nhau”

Thời gian không chỉ là thế lực đối nghịch với cuộc đời con người, với tuổi trẻ, mà còn là vị

thần chứng minh tấm lòng thủy chung sắt son của bao đôi lứa yêu nhau. Trải qua bao biến loạn, bao gió dập sóng dồi, nhưng lời thề vàng ngọc của đôi trai tài gái sắc Kim – Kiều vẫn con nguyên giá trị.

Có người chứng giám, có lời thề, nhưng dẫu sao cũng chỉ là lời nói vô hình còn kỉ vật là vật làm tin được trao với mong muốn “thấy vật như thấy người”, tùy vào hòan cảnh, phong tục mà người ta trao những kỉ vật khác nhau nhưng thường là những vật thông thiết gần gũi với bản thân như chiếc khăn tay, chiếc áo…

Kỉ vật do đó đóng một vai trò quan trọng trong tình yêu đôi lứa. Đó là những phong tục tốt

đẹp, là một dạng tín ngưỡng lâu đời của dân gian. Nó đã chứng kiến bao mối tình của bao thế hệ

người Việt cũng như đã chứng kiến và trở thành lời đính ước của một tình yêu đẹp nhất trong văn học trưng đại Việt Nam. Kỉ vật Kim _ Kiều cũng không ngoại lệ, chỉ là chiếc vành với bức tờ mây

được trao khi hai người lần đầu tiên gặp lại sau buổi tảo mộ trong tiết thanh minh:

Giở kim thoa với khăn hồng trao tay. Rằng: “Trăm năm cũng từđây, Của tin gọi một chút này làm ghi”

Cuộc đời Kiều, không chỉ có lời thề của Kim Trọng mà còn lời có lời thề của Thúc Sinh:

Đã gần chi có điều xa

Đá vàng đã quyết, phong ba cũng liều Cùng nhau căn vặn nên điều Chỉ non thề bể nặng gieo đến lời.

Đây là những lời thềđáng trân trọng. Qua đó thể hiện tấm lòng chung thủy sắt son trong tình yêu của Thúy Kiều - Kim Trọng. Và cả Thúc Sinh, dù là người đàn ông hèn nhát, nhưng tận sâu thẳm đăý lòng, thì lời thề phần nào thể hiện được tình yêu của Thúc Sinh đối với Thúy Kiều.

Một phần của tài liệu Văn hóa tâm linh trong " Truyện Kiều" và " Văn chiêu hồn" của Nguyễn Du (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)