- Về kết quả xét xử các vụ án về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình:
3- Đối với Tòa án
3.3.5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.
phạm chế độ hôn nhân và gia đình.
Ngày nay, hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển đang trở thành xu thế của các quốc gia trên thế giới. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển sản xuất. Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế tất yếu mà các quốc gia muốn phát triển tốt đều phải tham gia. Thế giới đang đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương. Quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại, văn hóa và nhiều lĩnh vực khác, ngày càng tăng nhanh và đang trở thành xu thế tất yếu trong cộng đồng quốc tế.
Trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, hợp tác quốc tế cũng đang trở thành vấn đề bức xúc bởi các lý do sau:
Thứ nhất, cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế - văn hóa, các hành vi suy đồi, bạo hành trong quan hệ HN&GĐ cũng đang được các nước trên thế giới và khu vực quan tâm. Không riêng ở nước ta, tình hình các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ cũng đang diễn biến phức tạp, làm xói mòn đạo đức truyền thống của các dân tộc, nhất là các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo trước đây như Hàn Quốc, Nhật Bản....
Thứ hai, trong những năm gần đây ở Việt Nam, việc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài ngày càng tăng. Hôn lễ thường được tiến hành ở Việt Nam, sau
đó người vợ theo chồng về nước. Tuy nhiên, trên thực tế cũng đã xảy ra nhiều vụ hôn nhân với người nước ngoài, nhưng trên thực tế là buôn bán phụ nữ, đưa vào các nhà bán dâm, đối xử tệ bạc như con ở, khiến nhiều chị em phải trốn về nước và đã tố cáo những hành vi xấu xa này. Vì vậy, sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật của nước ta với các cơ quan bảo vệ pháp luật của những nước có liên quan là hết sức cần thiết.
Thứ ba, ở các nước láng giềng với nước ta, có nhiều nét tương đồng về văn hóa, nhất là trong lĩnh vực HN&GĐ. Các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ cũng diễn ra phức tạp cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường. Vì vậy, việc trao đổi kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ cũng phải được đặt ra, vì điều này mang lại lợi ích cho các bên.
Để tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, chúng tôi xin kiến nghị:
Thứ nhất, phổ biến rộng rãi và tổ chức thực hiện các điều quốc tế, trong đó có các điều ước quốc tế về bảo vệ quyền phụ nữ, quyền trẻ em mà Nhà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập. Chủ động nghiên cứu để ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự với các nước, trước hết là với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và các nước có quan hệ truyền thống, các nước có đông việt kiều làm ăn, sinh sống.
Thứ hai, phải nhận thức đầy đủ những thuận lợi, khó khăn của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác về tư pháp hình sự, trong đó có hợp tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ để chủ động triển khai các hoạt động xây dựng và hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự, trong đó có những quy định về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Bộ Tư pháp cần chủ trì cho dịch BLHS của các nước có đông Việt kiều làm ăn sinh sống, các nước ASEAN. Đây là việc làm hết sức thiết thực, vì khi chúng ta có mối quan hệ nhiều mặt với các nước này, thì cũng cần tìm hiểu pháp luật hình sự hiện hành của họ, trong đó có các quy định về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.
Thứ ba, cần vận động các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và nước ngoài, phục vụ việc tìm hiểu kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ
HN&GĐ, hỗ trợ việc tăng cường năng lực, hiệu quả công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Thứ tư, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, cần cử các đoàn cán bộ gồm các nhà hình sự học, tội phạm học hàng đầu của đất nước đi nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về lập pháp hình sự, đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ nói riêng. Đây là việc làm cần thiết, vì chúng ta cũng cần học tập, tiếp thu có chọn lọc những giá trị lập pháp hình sự tiên tiến cũng như kinh nghiệm trong đấu tranh phòng, chống tội phạm của các nước phát triển trên thế giới.
Kết luận
1. Hôn nhân và gia đình là một nhóm quan hệ xã hội chịu sự điều chỉnh của rất nhiều ngành luật. Luật HN&GĐ quy định về chế độ HN&GĐ, trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc củng cố chế độ HN&GĐ Việt Nam. Luật dân sự cũng điều chỉnh lĩnh vực HN&GĐ thông qua việc điều chỉnh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình như giám hộ, đại diện, nuôi con nuôi, thừa kế, tài sản, quyền sở hữu... Luật hình sự không quy định quyền và nghĩa vụ nhân thân hay tài sản giữa vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình mà chỉ bảo vệ quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình thông qua việc quy định một loạt các hành vi bị coi là tội phạm và hình phạt tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi đó. Trong BLHS 1999, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ được quy định tại chương XV Phần các tội phạm (từ Điều 146 đến Điều 152) bao gồm các tội cụ thể sau: tội cưỡng ép kết hôn (Điều 146); tội cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ (Điều 14); tội vi phạm chế độ một vợ một chồng (Điều 14); tội tổ chức tảo hôn (Điều 14); tội tảo hôn (Điều 14); tội đăng ký kết hôn trái pháp luật (Điều 149); tội loạn luân (Điều 150); tội ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151); tội hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151); tội từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 152); tội trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 152). Bộ luật đã bổ sung ba tội danh mới, đó là tội đăng ký kết hôn trái pháp luật và tội từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng và trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Đây là sự bổ sung cần thiết, kịp thời của Nhà nước ta khi các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ ở nước ta đang có xu hướng gia tăng, phá hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
2. Tình hình các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ ở nước ta hiện nay vẫn đang diễn biến phức tạp. Hậu quả của nhóm tội này không những gây tác hại hết sức nghiêm trọng đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em và các thành viên khác trong gia đình, mà còn làm băng hoại thuần phong, mỹ tục, xâm hại chế độ HN&GĐ tiến bộ XHCN, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội.
Một trong những nguyên nhân và điều kiện chủ yếu làm phát sinh, tồn tại, và phát triển nhóm tội này là do người dân chưa nhận thức đúng và đầy đủ về pháp luật HN&GĐ, và ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao. Mặt khác, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ, những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ còn nhiều hạn chế, kém năng động, thiếu sức thuyết phục, chưa phù hợp với từng loại đối tượng. Đáng chú ý, các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu kiên quyết, chưa nghiêm khắc, còn có biểu hiện buông lỏng trong đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ..
3. Trong bối cảnh nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tình hình các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong thời gian tới sẽ còn diễn biến phức tạp, tiếp tục gây ra những thiệt hại to lớn đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em và các thành viên khác trong gia đình, ảnh hưởng xấu tới trật tự an toàn xã hội của đất nước. Trong thời gian tới, để đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ có hiệu quả, cần làm tốt các biện pháp cơ bản sau đây:
- Cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình, diễn biến của các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật HN&GĐ, cũng như tác hại của các hành vi vi phạm pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ là biện pháp cơ bản nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành, tạo ra thói quen tuân thủ pháp luật về lĩnh vực này của người dân. Nội dung tuyên truyền pháp luật HN&GĐ phải thiết thực, dễ hiểu; hình thức tuyên truyền cần đa dạng, phong phú, phù hợp với từng loại đối tượng và địa bàn dân cư; cách làm phải thường xuyên, liên tục.
4. Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ là nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài. Cần có kế hoạch và biện pháp cụ thể phù hợp với từng ngành, từng địa phương, từ việc bổ sung hoàn chỉnh cơ sở pháp lý của cuộc đấu tranh, đến việc tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật… Vì vậy, phải coi đây là cuộc đấu tranh của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, đặt dưới sự lãnh đạo thường xuyên, thống nhất của các cấp ủy Đảng. Phải
phát động phong trào quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, đồng thời phát huy vai trò nòng cốt của các tổ chức, đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ủy ban Bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em Việt Nam, ủy ban Dân số và kế hoạch hóa gia đình, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam... Trong lãnh đạo, chỉ đạo, phải luôn luôn bám sát các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là pháp luật HN&GĐ, để có những biện pháp, chủ trương sát thực, có hiệu quả. Chỉ trên cơ sở tiến hành đồng bộ các biện pháp trên, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, mới có thể nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ hiện nay ở nước ta.
danh mục Tài liệu tham khảo
1. Ph. Ăngghen (1972), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
2. Ban dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi (1998), "Bộ luật hình sự của Liên bang Nga", Dân chủ và pháp luật, (4).
3. Bộ Công an (2000), Tài liệu tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự 1999, Công ty in Ba Đình, Hà Nội.
4. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (1999),Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Phuthonphútthakhănty (người dịch), Kiều Đình Thụ (người hiệu đính).
6. "Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (2000), Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề.
7. Bộ luật hình sự Nhật Bản (1994), Nguyễn Văn Hoàn (người dịch), Uông Chu Lưu (người hiệu đính)
8. Bộ luật hình sự Việt Nam (1997), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Bộ luật hình sự Việt Nam (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Bộ Tư pháp, Bộ luật hình sự Thụy Điển.
11. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.
12. Lê Cảm (1999), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung Luật hình sự, tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
13. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
14. Lê Cảm (2000), "Luật hình sự Việt Nam thế kỷ XV- cuối thế kỷ XVIII", Dân chủ và pháp luật.
15. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Cừ (2003), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Bùi Anh Dũng (2003), Tìm hiểu các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, Nxb Lao động, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1984), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Nguyễn Ngọc Điệp (2000), Tìm hiểu các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình và các tội phạm đối với người chưa thành niên, Nxb phụ nữ, Hà Nội.
22. Lê Thị Thu Hà (2004), Tội cướp giật tài sản theo Luật hình sự Việt Nam: một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. "Hà Giang trên con đường đổi mới" (2000), Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề. 24. Nguyễn Văn Hảo (1974), Bộ hình luật Việt Nam, Nxb Khai trí.
25. Hiến pháp Việt Nam (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Nguyễn Ngọc Hòa (2004), Cấu thành tội phạm lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
27. "Hôn nhân và gia đình" (2000), Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề.
28. Khoa luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (1997), Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
29. Khoa luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
30. Khoa luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
(phần chung), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
31. Khoa luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần riêng), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
32. Luật hôn nhân và gia đình (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Đặng Văn Lung, Nguyễn Sông Thao, Hoàng Văn Trụ (1999), Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
34. Đinh Văn Quế, Bình Luận khoa học Bộ luật hình sự phần Các tội phạm, Tập III Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình (Bình luận chuyên sâu), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
35. Quốc hội (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH ngày 09-06 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình 2000, Hà Nội.
36. Quốc triều hình luật (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Lê Thị Sơn (1996), "Hoàn thiện chế định cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự", Luật học, (6)
38. Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hòa (2000), Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam xưa và nay, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
39. Lê Thi (2001), "Bạo lực đối với phụ nữ là nguyên nhân hạn chế sự tiến bộ và phát triển", Khoa học về phụ nữ, (2).
40. Kiều Đình Thụ (1996), Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 41. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử Luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
42. Tòa án nhân dân tối cao (1975), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự,tập 1,Hà Nội.