Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học doc (Trang 78 - 80)

- Về kết quả xét xử các vụ án về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình:

3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình

phạm chế độ hôn nhân và gia đình

Đất nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục phải hòa mình trong một thế giới mà xu thế toàn cầu hóa đang phát triển nhanh chóng, gia tăng mạnh mẽ, quy mô và phạm vi giao dịch hàng hóa ngày càng lan rộng, hình thành dịch vụ xuyên quốc gia, dòng vốn đầu tư lan tỏa ra toàn cầu, công nghệ, kỹ thuật truyền bá nhanh chóng và rộng rãi. Cục diện ấy vừa tạo ra những khả năng mới để mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, công nghệ, vừa đặt ra những thách thức mới về nguy cơ tụt hậu ngày càng xa và sự cạnh tranh rất gay gắt, khốc liệt. Trong tình hình đó, chúng ta phải tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới đi vào chiều sâu, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc theo định hướng XHCN.

Giai đoạn từ nay đến 2020 là mốc rất quan trọng của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là thời kỳ phải tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi thử thách để tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Việc thực hiện các mục tiêu nói trên được diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều thuận lợi, đan xen với những khó khăn, thách thức không nhỏ.

Thuận lợi lớn nhất của nước ta là sự ổn định về chính trị - xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế của đất nước. Trong tình hình khủng bố quốc tế diễn ra phức tạp, nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới, thì việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của đất nước ta đã được dư luận, bạn bè quốc tế đánh giá cao. Ngoài ra, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng được đổi mới một cách toàn diện, phát huy hiệu lực, hiệu quả trong cuộc sống.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì khó khăn lớn nhất của nước ta là trình độ phát triển, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp so với khu vực và quốc tế, hệ thống tài chính, tiền tệ còn nhiều yếu kém, bất cập.

Trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ nói riêng, bên cạnh những đóng góp quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, bảo vệ pháp chế XHCN, phục vụ tích cực công cuộc đổi mới, cũng đã bộc lộ những khuyết điểm, yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới; còn nhiều trường hợp xâm phạm nghiêm trọng chế độ HN&GĐ chưa được xử lý về hình sự, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Vì những lẽ đó, để sự nghiệp đổi mới tiếp tục phát triển và thực hiện được các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp giữa sự phát huy nội lực và nhân tố bên ngoài, trong đó nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ nói riêng, là yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay. Ngoài những yêu cầu mang tính định hướng trên, sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, còn xuất phát trên cơ sở những yêu cầu sau:

Thứ nhất, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, những quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, và đặc biệt là của người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em phải được tôn trọng và bảo vệ, cho nên cuộc đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ cũng phải được đổi mới toàn diện, góp phần xây dựng và củng cố gia đình Việt Nam XHCN, phát huy các truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, chống ảnh hưởng xấu của chế độ HN&GĐ phong kiến, hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với quan hệ HN&GĐ.

Thứ hai, để thực hiện tốt yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, việc phải khắc phục những yếu kém của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ nói riêng là đòi hỏi tất yếu khách quan.

Sau hai mươi năm đổi mới, hệ thống pháp luật nước ta nói chung, pháp luật về HN&GĐ, những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ nói riêng, đã từng bước hình thành, phát triển góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, nhưng nhìn chung, vẫn còn không ít bất cập, chưa đáp ứng được tình hình và nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cách mạng.

Thứ ba, yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của đất nước ta. Trong quá trình hội nhập, không ít trường hợp các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ có liên quan đến người nước ngoài chưa được phát hiện, xử lý. Vì vậy, để góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng, cuộc đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ phải đáp ứng yêu cầu này, để việc xử lý các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ có liên quan đến người nước ngoài được thực hiện một cách đúng pháp luật và phù hợp với với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ HN&GĐ.

Thứ tư, yêu cầu làm phong phú thêm kho tàng lý luận pháp lý hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Đây là yêu cầu của các các nhà hoạt động thực tiễn, cán bộ nghiên cứu khoa học pháp lý, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên quan tâm đến lĩnh vực đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ không những giúp cán bộ Cơ quan Công an, VKS, Tòa án có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, chính xác những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, mà còn giúp họ xây dựng được niềm tin, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để xử lý các tội phạm này ngày càng kịp thời, khách quan, toàn diện, triệt để và đúng pháp luật hơn.

3.2. những quan điểm chỉ đạo cần nắm vững nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học doc (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)