Biện pháp về tăng cường sự phối hợp giữa Công an, Viện kiểm sát, Tòa án với các tổ chức, đoàn thể có liên quan trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học doc (Trang 95 - 98)

- Về kết quả xét xử các vụ án về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình:

3- Đối với Tòa án

3.3.4. Biện pháp về tăng cường sự phối hợp giữa Công an, Viện kiểm sát, Tòa án với các tổ chức, đoàn thể có liên quan trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm

án với các tổ chức, đoàn thể có liên quan trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.

Để nâng cao hiệu đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, cần làm tốt sự phối hợp giữa Công an, VKS, Tòa án và sự phối hợp giữa các cơ quan này với các tổ chức, đoàn thể có liên quan. Để làm tốt sự phối hợp giữa Công an, VKS, Tòa án trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, cần làm tốt một số việc sau đây:

Một là, cần giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ các cơ quan bảo vệ pháp luật có ý thức phối hợp chặt chẽ trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh phòng chống tội phạm; nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08 ngày 02-01-2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

Hai là, phải phối hợp trong công tác nắm tình hình, quản lý, xử lý tốt tin báo về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Công an, VKS, Tòa án cần rút kinh nghiệm về những biểu hiện thiếu phối hợp chặt chẽ trong khâu nắm tình hình, xử lý tin báo, tố giác về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong thời gian qua; chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về công tác tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác tội phạm thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành mình.

VKS phải thường xuyên kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố của Cơ quan điều tra, phát hiện các trường hợp bỏ lọt tội phạm, người phạm tội để kịp thời yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố, hoặc khởi tố để yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật, bảo đảm mọi tin báo, tố giác các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ đều được xác minh, xử lý kịp thời.

Ba là, sự phối hợp hoạt động giữa Công an, VKS, Tòa án trong hoạt động điều tra, truy tố xét xử là biện pháp quan trọng phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ; sự phối hợp này còn nhằm hạn chế và khắc phục những sai lầm của mỗi cơ quan, bảo đảm tính khách quan, chính xác trong quá trình giải quyết vu án. Công an, VKS, Tòa án cần tăng cường công tác phối hợp kiểm tra liên ngành đặc biệt là kiểm tra các đơn vị nghiệp vụ của ba cơ quan ở cấp quận, huyện về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử nói chung và đối với các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ nói riêng. Nội dung kiểm tra tập trung vào những vụ án có dấu hiệu oan, sai hoặc có dư luận xấu; kịp thời rút kinh nghiệm, tránh bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, đồng thời khắc phục, sửa chữa những vi phạm trong quá trình tiến hành tố tụng.

Bốn là, tăng cường phối hợp đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, nhất là các vụ án về tội loạn luân phức tạp, dư luận quan tâm, phục

vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương. Trong sự phối hợp hoạt động, phải bảo đảm đúng nguyên tắc, kiên quyết chống các biểu hiện của chủ nghĩa quan liêu, bè phái, cục bộ.

Thực tiễn đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ cho thấy, hoạt động này sẽ không có hiệu quả nếu không có sự tham gia, phối hợp của các tổ chức, đoàn thể thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam, ủy ban Dân số và kế hoạch hóa gia đình, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Namđều có thể có thông tin về các cá nhân vi phạm pháp luật HN&GĐ. Vì vậy, nếu không phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và làm tốt công tác phối hợp, thì hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ sẽ không cao. Để giải quyết vấn đề này, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc phân công trách nhiệm và phối hợp hoạt động của các tổ chức, đoàn thể có liên quan đến cuộc đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ của địa phương. Các cơ quan bảo vệ pháp luật cần chủ động xây dựng quy chế phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ nói chung, và có phương án phối hợp đối với từng vụ việc cụ thể.

Hội Phụ nữ các cấp cần tiếp tục chỉ đạo lồng ghép ba chương trình: phòng, chống tội phạm - phổ biến, giáo dục pháp luật - xây dựng gia đình văn hóa với công tác đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ ở các cấp hội. Công an các cấp phải phối hợp với Hội Phụ nữ trực tiếp đến các gia đình thường xuyên có mâu thuẫn, lục đục, con em có biểu hiện hư hỏng, vi phạm pháp luật để có biện pháp giải quyết. Vận động cha mẹ, người lớn tuổi trong gia đình gương mẫu để con cháu noi theo, thực hiện tốt nghĩa vụ của gia đình đối với người cao tuổi, trẻ em. Phát động phong trào "nuôi con khỏe, dạy con ngoan", vận động chị em phụ nữ tham gia giúp đỡ những gia đình nghèo, khó khăn, đỡ đầu, nuôi dưỡng những em không còn cha mẹ, người thân, tham gia giáo dục các em thanh, thiếu niên hư ở cụm dân cư, tổ dân phố, thôn xóm của mình, tích cực tham gia phong trào đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.

Công an các cấp cũng cần làm tốt công tác phối hợp với Hội Cựu chiến binh trong việc phát huy bản chất tốt đẹp của các đồng chí cựu chiến binh để tham gia công tác tuyên

truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, đạo đức cách mạng, những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam tại địa phương; vận động các đồng chí cựu chiến binh còn sức khỏe tham gia công tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.

Công an các cấp cũng cần phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, Hội người cao tuổi, Hội Nông dân, các đoàn thể quần chúng khác ở địa phương để các tổ chức này giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội như Hội Nông dân vận động hội viên quan tâm xây dựng gia đình văn hóa, Hội người cao tuổi có biện pháp nắm tình hình về các trường hợp hành hạ, ngược đãi người cao tuổi ở địa phương... Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật với các tổ chức, đoàn thể là tiền đề quan trọng để từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm nói chung, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ nói riêng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học doc (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)