- Về kết quả xét xử các vụ án về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình:
2.2.1. Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến tàn dư của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, lạc hậu
gia đình phong kiến, lạc hậu
Xã hội Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nặng nề, lâu dài của chế độ HN&GĐ phong kiến, đó là chế độ hôn nhân cưỡng ép kết hôn, một vợ nhiều chồng, bất bình đẳng giữa vợ
và chồng, bảo vệ và củng cố tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia trưởng. Chế độ HN&GĐ phong kiến đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo, phong kiến lâu đời ở Việt Nam. Chúng được truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác, chủ yếu được truyền miệng và nhiều hình thức không thành văn khác.
Tư tưởng trọng nam khinh nữ thống trị trong gia đình, đẩy người phụ nữ, người vợ, người con gái ở địa vị thấp hèn, bị phụ thuộc, chịu sự bất bình đẳng cả về mặt vật chất hoặc tinh thần. Gia đình phong kiến đề cao đạo đức chung thủy giữa vợ và chồng, nhưng lại chấp nhận chế độ đa thê. Người chồng có quyền lấy nhiều vợ. Còn người vợ phải chung thủy với chồng, sau khi chồng chết không được tái hôn, hay khi chồng đối xử tàn bạo, hắt hủi, chồng lấy thêm vợ lẽ... thì phải chịu đựng. Do coi trọng con trai, nên gia đình thúc ép người phụ nữ phải sinh đẻ nhiều lần để có con trai. Đây cũng là lý do để người chồng có thể bỏ vợ "vì sinh con một bề", hoặc lấy thêm nhiều vợ khác để kiếm con trai nối dõi tông đường.
Tư tưởng gia trưởng đề cao vai trò người con trưởng, cả về quyền lợi và trách nhiệm, các con thứ phải chịu nhiều thiệt thòi, chịu sự điều khiển của con trưởng. Trong gia đình, quyền uy của người con trưởng, người chồng, người cha là trên hết, bắt vợ con, anh em phải phục tùng tuyệt đối.
Các đối xử giữa các thành viên trong gia đình phong kiến và dòng họ tuân theo những thứ bậc, đẳng cấp rõ ràng và thiên vị tuổi tác, người già được xem trọng, người trẻ bị coi thường.
Đạo đức phong kiến, thói quen gia trưởng, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã hạn chế tối đa tự do hôn nhân của người phụ nữ. Họ hoàn toàn bị đẩy vào thế bị động trong việc lựa chọn, tìm kiếm hôn nhân, hạnh phúc. Các hành vi bạo lực xảy ra trong gia đình như đánh đập, hành hạ, ngược đãi vợ con thường xuất phát từ tư tưởng gia trưởng độc đoán. Nếu ngoài xã hội, tư tưởng gia trưởng được che đậy dưới các hình thức khác nhau, thì trong không ít gia đình, tư tưởng gia trưởng, trọng nam, khinh nữ thường được bộc lộ một cách công khai. Người chồng tự cho mình có quyền đối xử tàn bạo, bất công với vợ, dưới nhiều hình thức khác nhau trong sinh hoạt gia đình. Tư tưởng này luôn gắn liền với sự ích kỷ, hành động theo ý thích cá nhân, dựa vào sự suy nghĩ của bản thân mình, không
cần phải trái. Về phía người phụ nữ, người vợ, nhiều chị em lại tự ti về thân phận của mình. Họ thừa nhận quyền hành tối cao của người chồng và địa vị phụ thuộc của người vợ trong gia đình. Họ đã chịu ảnh hưởng của những phong tục, tập quán lạc hậu cũ luôn vùi dập người phụ nữ, đồng thời lại bị cha mẹ, họ hàng luôn khuyên nhủ phải nhẫn nhịn đối với chồng. Do đó, họ cố gắng chịu đựng, mong giữ được sự hòa thuận trong gia đình. Tư tưởng trọng nam, khinh nữ còn tồn tại ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân, và một trong số đó là do dòng họ, gia tộc bênh vực, che đậy những hành động đối xử bất bình đẳng của người chồng đối với vợ. Ngoài ra, trong cộng đồng dân cư còn nhiều người coi đó là việc riêng của từng gia đình, không can thiệp vì sợ liên lụy.
Ngoài ra, do trình độ văn hóa, xã hội và phát triển kinh tế ở các vùng, miền khác nhau trong một đất nước gồm nhiều dân tộc, tôn giáo nên mức độ hiểu biết về chế độ HN&GĐ mới, tiến bộ cũng không giống nhau. Cho nên vẫn còn tồn tại các hủ tục cưới xin lạc hậu ở những vùng sâu, vùng xa đồng bào các dân tộc thiểu số. Những đứa trẻ 14, 15 tuổi có khi ít hơn nữa là 9, 10 tuổi đã có thể đính ước hoặc kết hôn theo sự sắp đặt của cha mẹ. Do trình độ dân trí thấp, khoa học không phát triển, nên một số người quan niệm rằng: không sinh được con trai là do lỗi của người vợ, do đó họ phải lấy vợ lẽ cho con để có cháu nối dõi tông đường. Bên cạnh đó do, đầu óc mê tín dị đoan, xem tuổi, bói toán cũng là một trong những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tội tảo hôn hoặc cưỡng ép kết hôn.
Gia đình Việt Nam ngày nay được xây dựng trên những chế độ hôn nhân mới tiến bộ nhằm bảo đảm những quan hệ lành mạnh giữa các thành viên trong gia đình. Cùng với việc kế thừa những giá trị tốt đẹp của truyền thống gia đình Việt Nam, chúng ta còn phê phán và loại bỏ những yếu tố tiêu cực đang ảnh hưởng tới việc xây dựng gia đình văn hóa mới, đang cản trở công cuộc đổi mới ở nước ta. Những tàn dư của chế độ HN&GĐ phong kiến, lạc hậu vẫn đang là căn bệnh từng bám rễ, ăn sâu trong xã hội cũ giờ đây vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ và hành động của nhiều người. Đây là một trong những nguyên nhân của các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ ở nước ta hiện nay.