Chấm điểm tín dụng

Một phần của tài liệu chất lượng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp (Trang 52)

Công việc chấm điểm tín dụng tại ngân hàng Á Châu được phần mềm chuyên biệt thực hiện. Cán bộ phân tích chỉ cần nhập những thông tin mà chương trình yêu cầu, sau đó sẽ có kết quả chấm điểm cho cả những thông tin định tính và thông tin định lượng như thâm niên công tác của những người quản lí, trình độ học vấn, các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tài sản đảm bảo, nguyên giá, hao mòn, hiện trạng sử dụng…Sau đó máy tính sẽ đưa ra kết quả chấm điểm tín dụng cho doanh nghiệp, tài sản đảm bảo.

2.2.2 Phân tích tài chính khách hàng mẫu

Công ty PS là một khách hàng có nhu cầu muốn vay vốn tại chi nhánh ACB Hà Nội. Ngày 15/01/2007 khách hàng đã nộp hồ sơ xin vay bổ sung vốn lưu động, số tiền là 800 triệu trong vòng 4 năm, với mục đích bổ sung vốn kinh doanh, mở rộng cửa hàng, showroom, nhập thêm

hàng hoá. Nhân viên dịch vụ khách hàng đã hướng dẫn khách hàng danh mục hồ sơ vay, sau 7 ngày khách hàng đã cung cấp những thông tin mà ngân hàng yêu cầu và nhân viên tín dụng của ngân hàng cũng đã kiểm tra thông tin mà khách hàng cung cấp là chính xác. Nhân viên tín dụng đã tiến hành thẩm định tín dụng khách hàng trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trong đó thẩm định tài chính khách hàng trong vòng 5 ngày, nhân viên tín dụng xuống đi thực tế cơ sở 3 lần, kiểm tra sổ sách, tình hình bán hàng thực tế, hệ thống cửa hàng, đội ngũ nhân viên, cơ sở vật chất, kho hàng… của công ty. Việc lấy số liệu chi tiết của khách hàng là rất khó khăn do số sách kế toán của khách hàng chưa chuyên nghiệp, thêm vào đó hàng hoá của công ty lại để ở nhiều kho, mỗi cửa hàng lại có một kho khác để hàng. Việc sắp xếp hàng hoá trong kho cũng không có thứ tự cụ thể, làm cho nhân viên mất khá nhiều thời gian để có thể kiểm kê.

Đồng thời với quá trình thẩm định tài chính, bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo cũng tiến hành thẩm định bất động sản của chủ doanh nghiệp thế chấp làm tài sản đảm bảo cho khoản vay. Kết quả thẩm định cho thấy trị giá bất động sản là 2 tỉ đồng, mức cho vay không quá 70% trị giá bất động sản thế chấp. Sau khi nhân viên thẩm định lập tờ trình phải chờ tới lịch họp xét duyệt của ban tín dụng chi nhánh mới có thể trình duyệt được, do vậy hồ sơ phải chờ thêm 1 ngày để đợi cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Với tư cách là sinh viên thực tập tại chi nhánh, tôi xin được thực hiện công việc phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp, lấy công ty PS làm khách hàng mẫu để phân tích với một số báo cáo tài chính chính gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Xem Phụ lục…)

Công ty PS là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh mặt hàng linh kiện máy tính. Mặt hàng mà công ty hiện

đang kinh doanh là những sản phẩm thị trường có nhu cầu tương đối lớn, giá cả giữa các dòng sản phẩm tương đối cạnh trạnh. Hiện nay công ty đang có nhu cầu vay vốn để mở rộng danh mục sản phẩm, tăng vốn lưu động, thuê thêm cửa hàng, mở rộng phạm vi kinh doanh. Công ty dự tính năm tới do mở rộng qui mô, doanh thu sẽ tăng trưởng gấp đôi, lợi nhuận sau thuế tăng trưởng tương ứng. Nguồn trả nợ cho khoản vay là doanh thu.

Trước hết cần tính toán một số chỉ tiêu tài chính trên cơ sở những thông tin tài chính mà khách hàng đã cung cấp nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong thời gian qua. Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng như khả năng thanh toán, các hệ số sử dụng tài sản, hệ số hoạt động, khả năng chi trả nợ vay và lãi vay, khả năng sinh lời của doanh nghiệp đều được sử dụng để phân tích, đánh giá, kết quả cho thấy:

Bảng 9: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA CTY PS

CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

CHỦ YẾU 2001 2002 2003 2004 2005 2006

I.Khả năng thanh toán

1. Khả năng thanh toán nhanh 494.12% 177.73% 100.74% 70.40% 82.82% 65.73% 2. Khả năng thanh toán hiện hành 203.13% 20.71% 25.41% 4.59% 2.63% 2.17%

II. Các hệ số hoạt động, sử dụng tài sản

1.Vòng quay hàng tồn kho( ngày) 32 38 59 40 40 21 2.Kì thu tiền bình quân(ngày) 30 31 37 49 60 52 3.Vòng quay toàn bộ vốn

= DT thuần/Tổng TS(ngày) 5 5 4 4 4 4

III. Khả năng chi trả

1. Tỉ lệ nợ/ Tổng tài sản 13.4% 27.6% 54.1% 77.4% 81.4% 85.3% 2. Tỉ lệ nợ/ Vốn tự có 15.5% 38.0% 118.1% 343.0% 436.9% 578.0% 3. Thời gian thanh toán công nợ 8 13 13 11 8 10

IV. Các hệ số về khả năng sinh lời

1. Lãi gộp/ Doanh thu thuần 2.24% 2.27% 2.40% 4.13% 3.85% 3.86% 2. Lãi ròng/ Doanh thu thuần 0.36% 0.31% 0.28% 0.17% 0.35% 0.28% 3. Lãi ròng/ Vốn chủ sở hữu 1.98% 2.14% 2.43% 2.88% 7.56% 7.39%

4. ROE 1.35% 1.46% 1.65% 1.96% 5.44% 5.32% 5.ROA 1.17% 1.06% 0.76% 0.44% 1.01% 0.78%

Về khả năng nguồn thanh toán, hiện nay khả năng thanh toán của công ty đang giảm dần, cả hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán hiện hành. Vòng quay hàng tồn kho và kì thu tiền bình quân đều có xu hướng tăng lên, điều này có thể do chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp đang thay đổi, cho phép khách hàng trả tiền chậm hơn và doanh nghiệp cũng thanh toán chậm hơn cho các chủ hàng, do thời gian thanh toán công nợ của công ty cũng tăng từ mức trung bình 8 ngày năm 2001 lên 13 ngày vào 2 năm tiếp theo, năm 2005 có giảm đi nhưng năm 2006 vừa qua lại tăng trở lại.

Những năm vừa qua doanh nghiệp đã liên tục mở rộng qui mô vốn bằng cách tăng qui mô nợ là chủ yếu. Tổng tài sản tăng từ 9,26 tỉ năm 2001 lên mức 63,35 tỉ năm 2006, bằng cách tăng nợ từ 1,2 tỉ năm 2001 lên 54.01 tỉ năm 2006, chủ yếu doanh nghiệp đi vay ngắn hạn. Còn nguồn vốn góp của chủ thì tăng không đáng kể từ 8,01 tỉ năm 2001 lên 9,34 tỉ năm 2006. Như vậy nghĩa vụ nợ của công ty trong những năm qua là liên tục tăng, vốn chủ yếu đầu tư cho tài sản lưu động, tập trung vào dự trữ hàng hoá là chủ yếu, một phần khác đầu tư vào tài sản cố định.

Khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng tăng liên tục và có tốc độ tăng trưởng ổn định. Riêng hai năm 2004 và 2005 có mức tăng đột biến. Nhận xét tình hình tài chính của doanh nghiệp chúng ta có thể thấy trong những năm qua công ty PS đã làm ăn có hiệu quả, không ngừng mở rộng qui mô, chủ yếu là vay ngắn hạn đầu tư cho tài sản lưu động. Lợi tức sau thuế của doanh nghiệp tăng trưởng ổn định trong 4 năm đầu và tăng mạnh trong 2 năm gần đây. Thể hiện tình hình kinh doanh của công ty phát triển không ngừng, tạo uy tín lớn trên thị trường.

Hồ sơ của công ty đã được ban tín dụng đồng ý cấp tín dụng trên cơ sở tình hình tài chính, phương án kinh doanh và tài sản đảm bảo… Mức cấp tín dụng cho khách hàng là 800 triệu thời gian 4 năm. Khách hàng trả lãi hàng tháng, trả gốc theo quí. Trong quá trình cho vay, nhân viên tín dụng vẫn thường xuyên liên lạc, xuống kiểm tra định kì tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Nhưng thực tế quá trình cho vay, khách hàng trả lãi đúng hạn được 2 tháng đầu, tháng thứ 3 khách hàng chậm trả lãi và gốc. Ngân hàng đã phải nhắc nhở khách hàng lên thực hiện nghĩa vụ nhiều lần. Nguyên nhân khách hàng giải thích là do tiền phải thu của đối tác chưa về kịp. Tuy khoản nợ của khách hàng chưa phải chuyển sang nợ quá hạn nhưng việc khách hàng chậm trả lãi và gốc đã phản ánh chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng còn những hạn chế cần khắc phục.

Thực tế cho thấy loại mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh là những mặt hàng tuy có nhu cầu lớn nhưng đồng thời thị trường hiện nay cũng đang có rất nhiều nhà cung cấp nhưng công ty PS, với giá cả cạnh tranh, chất lượng hậu mãi tốt. Do vậy khả năng mở rộng tăng doanh thu lên gấp đôi năm 2006 của công ty là khó có thể đạt được. Cũng do nguyên nhân phải cạnh tranh giành giật khách hàng mà công ty đã phải thay đổi chính sách bán hàng trả chậm, số ngày trả chậm tăng lên, có khi còn cho phép khách hàng thanh toán sau ngày trả chậm mà vẫn không bị phạt. Chính vì lí do đó mà luồng tiền về của khách hàng không đúng như dự tính của nhân viên tín dụng ban đầu, làm ảnh hưởng tới việc thu nợ.

Một nguyên nhân nữa là do kiến thức của nhân viên tín dụng về đặc điểm kinh doanh của khách hàng là không nhiều. Nguồn thông tin mà nhân viên tham khảo được cũng không sát thực với hiện trạng của khách hàng, do đó những đánh giá dự tính của nhân viên tín dụng cũng không theo sát được với tình hình diễn biến của thị trường. Thực tế cho

thấy giá cả của những mặt hàng điện tử, linh kiện vi tính có giá giảm rất nhanh do tốc độ phát triển, những sản phẩm mới liên tục ra mắt làm cho sản phẩm cũ giảm giá nhanh trong thời gian ngắn. Cán bộ tín dụng đã không lường trước được điều này, nên không chú ý tới rủi ro khi khách hàng dự trữ hàng tồn kho quá nhiều. Số hàng tồn kho này bị giảm giá trị từ 30 - 50% chỉ trong thời gian vài ba tháng, đồng thời lại rất khó bán.

2.3 Đánh giá về chất lượng phân tích tài chính khách hàng2.3.1 Kết quả đạt được 2.3.1 Kết quả đạt được

Trong hơn 13 năm hoạt động, ACB Hà Nội đã có những bước phát triển to lớn, tạo được uy tín và lòng tin của khách hàng trên địa bàn phía Bắc. Thực tế cho thấy hoạt động tín dụng của ACB Hà Nội phát triển liên tục đặc biệt là trong những năm gần đây. Tổng dư nợ tín dụng năm 2003 tăng 44% so với năm 2002, năm 2004 tăng 25% so với năm 2003, năm 2005 tăng 42% so với năm 2004.

Bảng 10: TỔNG DƯ NỢ TÍN DỤNG CỦA ACB HÀ NỘI

Đơn vị: triệu đồng

2002 2003 2004 2005

Tổng dư nợ tín dụng 370,800 537,400 683,400 956,500 Cho vay theo thành phần kinh tế

Doanh nghiệp NN 322,440 60.0% 434,205 63.5% 564,335 59.0% Công ty CP, TNHH, DNTN 118,228 22.0% 141,435 20.7% 181,735 19.0% Công ty 100% vốn NN 21,496 4.0% 26,940 3.9% 19,130 2.0% Các đối tượng khác 75,236 14.0% 80,820 11.8% 191,300 20.0%

( Nguồn: Báo cáo nội bộ của ACB Hà Nội) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy dư nợ tín dụng tăng liên tục trong 4 năm qua, đặc biệt là năm 2005. Để tăng trưởng bền vững và liên tục ACB Hà Nội luôn họat động theo phương châm chung của ACB, tập trung thực hiện tốt những giải pháp có liên quan tới việc hoạch định chiến lược, công nghệ thông tin, nhân lực, quản lí rủi ro, thị phần, sự tuân thủ và niềm tin của khách hàng cũng như của toàn xã hội. Vì lí do

đó mà nhiều khách hàng đã duy trì quan hệ rất lâu năm với ngân hàng từ khi mới thành lập tới bây giờ.

Xem xét về thành phần khách hàng của ACB chúng ta có thể thấy 60% dư nợ tín dụng của ngân hàng tập trung vào khách hàng doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước vay vốn tại ACB đều là những doanh nghiệp lớn, có uy tín, tập trung ở lĩnh vực xăng dầu, điện lực hay hàng không…Những doanh nghiệp lớn thường vay với số lượng lớn và đảm bảo bằng tín chấp( uy tín của doanh nghiệp). Bên cạnh đó cùng sự phát triển của các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và các công ty liên doanh với nước ngoài khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập cùng WTO, thì đối tượng khách hàng của ACB cũng ngày một mở rộng. Tuy chỉ mới chiếm hơn 1/5 tổng dư nợ tín dụng của ACB Hà Nội nhưng loại hình doanh nghiệp này đang là đối tượng khách hàng tiềm năng mà ngân hàng đang hướng tới.

Bảng 11: DƯ NỢ PHÒNG KHDN – ACB HÀ NỘI

Đơn vị: triệu đồng DƯ NỢ STT Thành phần kinh tế 2006 2005 2004 I Các khoản nợ trong hạn 883158 99.81% 257052 99.99% 146063 99.84% II Các khoản nợ quá hạn 1714 0.19% 28 0.01% 241 0.16% III Tổng cộng 884872 257081 146304

(Nguồn: Báo cáo nội bộ của ACB- HN)

Nhìn chung tình hình nợ quá hạn của chi nhánh Hà Nội đối với khách hàng doanh nghiệp là rất thấp, ngân hàng thường duy trì tỉ lệ nợ quá hạn dưới 0.2% so với tổng dư nợ. Chủ yếu nợ quá hạn của ngân hàng tập trung ở đối tượng khách hàng cá nhân, cho vay tín chấp hoặc cho vay trả chậm.

Như vậy tình hình hoạt động của ACB Hà Nội là tương đối khả quan, đạt được kết quả như vậy có sự đóng góp của nhiều yếu tố, song

yếu tố quan trọng nhất đó là chất lượng phân tích tài chính khách hàng trong quá trình thực hiện thẩm định tín dụng của ngân hàng.

Đánh giá chất lượng phân tích tài chính khách hàng tại ACB Hà Nội theo những chỉ tiêu đã trình bày ở chương I chúng ta có thể thấy:

Thời gian trung bình tiến hàng phân tích được ngân hàng qui định cụ thể: Vay mua ôtô là 3 ngày, vay ngắn hạn, cấp hạn mức tín dụng từ 5 đến 7 ngày, vay trung và dài hạn là từ 7 đến 10 ngày. Chi phí phân tích được ngân hàng cấp cho cán bộ tín dụng dưới dạng công tác phí khoảng 300.000 đồng/tháng. Nó bao gồm chi phí hướng dẫn hồ sơ vay, chi phí phân tích, chi phí xét duyệt, chi phí giấy tờ hợp đồng, công chứng, đăng kí giao dịch đảm bảo…Ngoài ra còn có thêm trợ cấp tiền điện thoại cho nhân viên tín dụng từ 150-200.000đồng/ tháng tùy theo thâm niên và số lượng công việc được giao.

Về nguồn thông tin và số lượng thông tin mà cán bộ tín dụng sử dụng chủ yếu là từ phỏng vấn trực tiếp khách hàng, thông tin được kiểm chứng lại thông qua việc kiểm tra giấy tờ, chứng từ có liên quan, nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, thông tin từ những đối tác làm ăn của khách hàng, thông tin từ báo chí… Có thể thấy nguồn thông tin được sử dụng là khá phong phú, đa dạng, có độ tin cậy cao tuy nhiên khó khăn chính của ngân hàng là hiện nay ngân hàng chưa có nguồn thông tin cung cấp chuyên nghiệp như nguồn từ trung tâm ICI hay Tổng cục thống kê còn rất hạn chế.

Số lần cán bộ tín dụng xuống cơ sở khi tiến hàng phân tích tín dụng phụ thuộc vào độ phức tạp của hồ sơ và qui mô vay vốn của doanh nghiệp. Thông thường, có 1 buổi kiểm tra định tính, từ 2 đến 3 buổi kiểm tra định lượng hoặc có thể nhiều hơn tùy vào độ phức tạp của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có 1-2 buổi kiểm tra kho, 1-2 buổi kiểm tra tài sản đảm bảo. Như vậy có thể thấy số lần cán bộ tín dụng

xuống cơ sở là khá thường xuyên so với khoảng thời gian phân tích là 10 ngày.

Hiện nay qui trình phân tích tài chính khách hàng của ngân hàng là khá chặt chẽ, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt từng bước cụ thể của qui trình, phải có kinh nghiệm xử lí để có thể đáp ứng được yêu cầu của lãnh đạo ngân hàng, và điều này tạo ra sức ép không nhỏ lên cán bộ tín dụng. Hệ thống chỉ tiêu tài chính mà các cán bộ tín dụng sử dụng hiện nay chủ yếu tập trung vào những chỉ số nổi bật, việc lựa chọn những chỉ số này tùy thuộc vào tình hình tài chính, loại hình

Một phần của tài liệu chất lượng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w