Quá trình ra đời và phát triển

Một phần của tài liệu chất lượng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp (Trang 34 - 36)

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu được thành lập theo giấy phép số 0032/NHGP do Ngân hàng nhà nước cấp ngày 24/04/1993, giấy phép số 533/GP-UB do UBND TP Hồ Chí Minh cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/06/1993 ACB chính thức đi vào hoạt động, hội sở chính tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai – Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay vốn điều lệ của ACB đạt 1100,047 tỉ đồng tính đến thời điểm 14/02/2006.

Mạng lưới kênh phân phối của ACB bao gồm 80 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc. Tại TP Hồ Chí Minh có 26 chi nhánh và 19 phòng giao dịch. Tại khu vực phía bắc: có tất cả 6 chi nhánh, 19 phòng giao dịch tại Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh. Khu vực miền trung có 6 chi nhánh và 2 phòng giao dịch ở Đà Nẵng, Đăklăk, Khánh Hòa, Hội An và Huế. Có 4 chi nhánh ở khu vực miền Tây Nam Bộ: Long An, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau. Miền Đông Nam Bộ có 3 chi nhánh và 3 phòng giao dịch ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu. Hiện nay ngân hàng có trên 5584 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của trung tâm thẻ ACB, 360 đại lý chi trả của trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union.

Hệ thống ACB có 2 công ty trực thuộc đó là: Công ty chứng khoán ACBS và công ty quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu ACBA. Có 2 công ty liên kết: công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ ngân hàng Á Châu ACBD, công ty cổ phần địa ốc ACB (ACBR). Ngoài ra ACB còn liên doanh thành lập công ty cổ phần Sài Gòn kim hoàn ACB-SJC.

Chi nhánh Hà Nội của ngân hàng TMCP Á Châu được chính thức khai trương ngày 14/12/1993 tại địa chỉ 84-86 Bà Triệu. Hiện nay chi nhánh thực hiện tương đối đầy đủ các nghiệp vụ của ngân hàng.

Tính đến ngày 30/9/2006 ACB có tổng số 2.722 nhân viên nghiệp vụ. Cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ngân hàng. Hai năm 1998, 1999 ACB được công ty tài chính quốc tế IFC tài trợ một chương trình hỗ trợ kĩ thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do ngân hàng Far East Bank and Trust Company của Philippin thực hiện. Trong 2 năm 2002, 2003 các cấp điều hành đã tham gia khoá học về quản trị ngân hàng của trung tâm đào tạo ngân hàng (Bank Training Center). Qui trình nghiệp vụ của ngân hàng được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

ACB bắt đầu trực tuyến hóa các giao dịch của ngân hàng từ tháng 10/2001 thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ TCBS, có cơ sở dữ liệu tập trung và xử lí giao dịch theo thời gian thực. ACB còn là thành viên của hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn thế giới, đảm bảo phục vụ khách hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày. ACB sử dụng dịch vụ tài chính Reuteurs gồm Reuteurs Monitor cung cấp mọi thông tin tài chính và Reuteurs Dealing System công cụ mua bán ngoại tệ.

Chiến lược của ngân hàng là cạnh tranh bằng sự khác biệt hoá, định hướng ngân hàng bán lẻ hướng tới khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện nay, 30% cổ phần của ngân hàng do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ bao gồm: Connaught Investors, Dragon Financial Holding Ltd, công ty Tài chính quốc tế IFC của World Bank, và Standard Chartered Bank. Standard Chartered Bank hiện là đối tác chiến

lược của ngân hàng. Ngân hàng là thành viên của các tổ chức thẻ Visa và MasterCard. Kiểm toán độc lập PriceWaterhouseCooper (PWC).

Bắt đầu từ năm 2001 tổ chức Fitch (tổ chức đánh giá xếp hạng quốc tế) đã có đánh giá xếp hạng tín nhiệm ACB. Tháng 4/2004 Fitch đánh giá tiêu chí năng lực bản thân của ACB là hạng D và xếp hạng theo tiêu chí hỗ trợ từ bên ngoài là 5T.

Một phần của tài liệu chất lượng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp (Trang 34 - 36)