Kết quả kinh doanh trong thời gian qua

Một phần của tài liệu chất lượng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp (Trang 41)

Hoạt động chính của ngân hàng Á Châu là hoạt động huy động và cho vay. Nguồn vốn huy động của ACB trong những năm qua tăng cao, tính đến cuối năm 2004 là 14.353.766 triệu đồng, đến 31/12/2005 là 22.341.236 triệu đồng và tính tới thời điểm 30/9/2006 tổng vốn huy động đạt được 31.670.517 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn ở mức cao, đạt 46,2% trong năm 2004, 55,65% trong năm 2005 và đạt 41,76% trong 9 tháng đầu năm 2006. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng hoạt động huy động của ngân hàng đang tăng trưởng liên tục tăng và mức tăng khá ổn định, nguyên nhân là do ngân hàng đã liên tục triển khai những sản phẩm huy động mới, có sức thu hút mạnh mẽ tới dân chúng là chủ yếu, mặt khác khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng

cũng không ngừng tăng do hoạt động giao dịch tại ngân hàng khá đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện.

Bảng 1: HUY ĐỘNG VỐN

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 30/09/2006

Tiền vay từ NHNN 68670 967312 49000

Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD trong nước

1000806 1123575 2131696

Vốn nhận từ Chính phủ, TCQT và các TC khác

243950 265428 260712

Tiền gửi của KH 13040340 19984920 29229109

Tổng vốn huy động 14353766 22341236 31670517

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ACB năm 2004,2005 và đến ngày 30/9/2006

Trong các năm qua hoạt động tín dụng của ACB luôn đạt mức tăng trưởng tốt, tính đến 30/9/2006 tổng dư nợ cho vay đạt 14.464 tỉ đồng tăng 51,25% so với cuối năm 2005. Các sản phẩm tín dụng của ACB khá đa dạng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng mới như cho vay bổ sung vốn lưu động, tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua nhà, mua xe, cho vay du học, cho vay cán bộ công nhân viên, tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán…

Sản phẩm tín dụng của ACB thường không phải là những sản phẩm tín dụng đơn thuần mà đi kèm với nó là các dịch vụ tiện ích giúp khách hàng có thể có rất nhiều sự lựa chọn khi vay ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng cao nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của hoạt động tín dụng, tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn dưới 1% là do ngân hàng có chính sách tín dụng hợp lí. Các chỉ tiêu xem xét cấp tín dụng được lượng hóa, tiêu chuẩn hóa giúp

nhân viên tín dụng và hội đồng tín dụng có được cơ sở tham chiếu thống nhất và từ đó đưa ra những quyết định tín dụng đúng đắn.

Bảng 2: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TOÀN ACB

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 30/9/2006

Dư nợ 2.788 3.908 5.396 6.760 9.563 14.464

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ACB năm 2004,2005 và đến ngày 30/9/2006

Bảng 3: CHI PHÍ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 30/9/2006

Lương và cphí liên quan 71,035 108,538 132,044

Chi phí khấu hao 17,874 25,520 30,588

Chi phí hoạt động khác 93,064 157,255 147,431

Tổng chi phí kinh doanh 181,973 291,313 310,063

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ACB năm 2004, 2005 và đến ngày 30/9/2006 Bảng 4: THU NHẬP Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 30/9/2006 Thu nhập tín dụng 350,295 73,65% 514,265 74,79% 576.092 73,11% Thu nhập phi tín dụng 125,343 26,35 173,389 25,21 211,851 26,89 Tổng thu nhập 475,638 100% 687.654 100% 787.943 100% Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ACB năm 2004, 2005 và đến ngày 30/9/2006

Bảng 5: DƯ NỢ CHO VAY-VND CỦA CHI NHÁNH ACB HÀ NỘI

Đơn vị: Triệu VND

DƯ NỢ

2006 2005 2004

hạn 1 DNNN 22874 17419 2 Cty CP, TNHH 145902 63999 41084 3 DN tư nhân 1994 866 1125 4 HTX 0 0 5 DN liên doanh 0 23

6 DNnước ngoài đtư tại VN 9055 35870 7 Các đối tượng khác 712477 165710 67960 II Các khoản nợ quá hạn 1714 28616 241 1 DNNN 1255 2 Cty CP, TNHH 3 DN tư nhân 4 HTX 5 DN liên doanh 6 DN nước ngoài đtư tại VN 7 Các đối tượng khác 459 28616 241 III Tổng cộng 884872 257081 146304

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp chi nhánh ACB Hà Nội

Bảng 6: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 30/ 9/2006

Tổng tài sản 15.419.534 24.272.864 38.177.588

Tổng vốn huy động 14.353.766 22.314.236 31.670.517

Tổng dư nợ 6.759.675 9.563.198 14.464.327

Tổng thu nhập kinh doanh 475.638 687.654 787.943

Thuế và các khoản phải nộp

74.367 102.179 101.298

Lợi nhuận trước thuế 282.148 391.550 457.684

Lợi nhuận sau thuế 214.091 299.201 369.293

Tỉ lệ chia cổ tức (%) 36,7 28 38

Bằng tiền mặt(%trên mệnh giá)

12 12 08

lượng)

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ACB năm 2004,2005 và đến ngày 30/9/2006

Bảng 7: VỀ TỈ LỆ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Chỉ tiêu 2004 2005 30/9/2006 Tòa nhà 4% 4% 4% Thiết bị văn phòng 20% 33% 33% Xe cộ 10% 14% 14% Tài sản cố định khác 20% 20% 20% Phần mềm vi tính 12.5% 12.5% 12.5%

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ACB năm 2004, 2005 và đến ngày 30/9/2006

Bảng 8: CÁC CHỈ TIÊU KHÁC

Chỉ tiêu 2004 2005 30/9/2006

Thu nhập ròng từ lãi/ TTS bq 2.7% 2.6% 1.84%

Thu nhập ngoài lãi/ TTS bq 0.9% 0.8% 0.68%

Chi phí hoạt động/TTS bq 1.3% 1.4% 0.99%

Lợi nhuận trước thuế/TTS bq 2.1% 1.9% 1.47%

Lợi nhuận ròng trướcthuế/TTS bq

1.6% 1.5% 1.18%

Suất lợi nhuận/Vốn tự có(ROE) 33.65% 30.02% 23.87% Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ACB năm 2004, 2005 và đến ngày 30/9/2006

Qua kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Á Châu trong 3 năm vừa qua, chúng ta có thể thấy rằng hiện nay ngân hàng đang hoạt động tốt, lợi nhuận hàng năm liên tục tăng và ở mức ổn định, lợi tức chia cho cổ đông xấp xỉ mức 30%, điều này không phải ngân hàng thương mại cổ phần nào cũng đạt được. Doanh số cho vay của ngân hàng ngày một tăng, trong đó tỉ lệ nợ quá hạn hiện đang dưới mức 8%,

trên mức an toàn. Tuy nhiên do ngân hàng liên tục tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất kĩ thuật, tổng tài sản không ngừng gia tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của thu nhập, lợi nhuận, vì vậy mà các chỉ tiêu như ROE, ROA , Lợi nhuận trước thuế/ tổng tài sản bình quân đều có xu hướng giảm nhưng vẫn giữ ở mức từ 1,5% đến trên 2%.

2.2 Thực trạng chất lượng phân tích tài chính khách hàng tại chi nhánh Hà Nội – Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

2.2.1 Qui trình cho các doanh nghiệp vay vốn và thẩm định tài chính khách hàng

Phân tích tài chính doanh nghiệp là một khâu quan trọng trong quá trình thẩm định tín dụng. Chất lượng phân tích tài chính khách hàng phụ thuộc vào việc thẩm định hồ sơ khách hàng trước khi tiến hành phân tích và kết quả phân tích ảnh hưởng trực tiếp tới giai đoạn giải ngân và tất toán khỏan vay. Do đó để đánh giá thực trạng chất lượng phân tích tài chính khách hàng tại ACB Hà Nội tôi xin trình bày quá trình phân tích tài chính khách hàng trong mối tương quan với những khâu khác trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp

2.2.1.1 Qui trình cấp tín dụng cho doanh nghiệp2.2.1.1.1 Bộ hồ sơ vay 2.2.1.1.1 Bộ hồ sơ vay

Giai đoạn đầu tiên trong qui trình cấp tín dụng tại ACB Hà Nội gồm 4 khâu chính: chuẩn bị hồ sơ khách hàng, thẩm định hồ sơ, tiến hàng phân tích tài chính doanh nghiệp và hoàn tất hồ sơ vay vốn

+/ Hồ sơ của một khoản vay bao gồm hồ sơ pháp lí và hồ sơ tài chính, hồ sơ tài sản đảm bảo. Hồ sơ pháp lí là những giấy tờ có liên quan tới việc thành lập doanh nghiệp, giấy phép sản xuất kinh doanh, biên bản bổ nhiệm những chức vụ quan trọng của công ty, những giấy phép do các cơ quan chức năng cấp, điều lệ của công ty,… và những giấy tờ có liên quan tới nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, ngoài ra còn có hồ sơ tài chính, cung cấp thông tin tài chính mà ngân hàng yêu cầu.

Khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tại ACB Hà Nội cần hoàn hoàn tất đầy đủ những hồ sơ pháp lí theo yêu cầu của ngân hàng. Nó bao gồm: Đơn xin vay vốn theo mẫu của ACB và phương án vay vốn, Giấy phép đăng kí kinh doanh, Điều lệ doanh nghiệp, các văn bản bổ nhiệm Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng…Hồ sơ tài chính bao gồm: các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm gần nhất, một số hợp đồng kinh tế lớn đã đang và sắp thực hiện, Biên bản kiểm tra quyết toán thuế, Tờ khai thuế, chi tiết doanh thu, nguồn vốn, chi phí bán hàng, chi phí quả lí, chi thu bất thương, bảng cân đối phát sinh nợ vay, phải thu phải trả, báo cáo xuất nhập tồn hàng hoá chi tiết, chi tiết tài sản cố định của doanh nghiệp.

Hồ sơ tài sản đảm bảo bao gồm những giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng đối với tài sản đó, như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tờ khai hải quan của các lô hàng, hợp đồng mua bán chuyển giao máy móc thiết bị…

Sau khi kiểm tra hồ sơ vay về tính đầy đủ, cán bộ ngân hàng sẽ tiến hành đọc hồ sơ, gửi hồ sơ về tài sản đảm bảo để bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo tiến hành thẩm định và chuẩn bị các nội dung thẩm định tài chính. Việc chia tách thẩm định tài sản đảm bảo và thẩm định tài chính riêng nhằm đảm bảo tính khách quan và an toàn cho việc cấp tín dụng. Cán bộ tín dụng sẽ thẩm định năng lực tài chính của khách hàng, quyết định cho vay hay không mà không phụ thuộc vào tài sản đảm bảo mà khách hàng có. Còn thẩm định tài sản đảm bảo khách quan giúp đánh giá đúng giá trị thực của tài sản, tạo sự an toàn cho việc cấp hạn mức tín dụng, và thu hồi nợ bằng cách xử lí tài sản đảm bảo khi cần thiết. Hồ sơ vay sẽ được thẩm định định tính và định lượng, thông qua phỏng vấn trực tiếp khách hàng, và xuống trực tiếp cơ sở kiểm tra đối chiếu tính xác thực của nội dụng trong hồ sơ.

+/ Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp: quá trình này được các cán bộ tín dụng tiến hành từ nhiều nguồn thông tin phong phú trên cơ sở các báo cáo tài chính của khách hàng. Sau khi phân tích tài chính tiếp theo sẽ là tiến hành hoàn tất bộ hồ sơ vay, lập tờ trình thẩm định khách hàng.

2.2.1.1.2 Nội dung tờ trình thẩm định khách hàng xin vay vốn

+/ Giới thiệu khách hàng: nội dung này bao gồm thông tin về tên doanh nghiệp, địa chỉ cụ thể, người đại diện cho doanh nghiệp tiến hành giao dịch với ngân hàng… những thông tin này được lấy từ hố sơ pháp lí của khách hàng đã cung cấp.

+/ Giới thiệu nhu cầu của khách hàng: bao gồm nhu cầu tín dụng khách hàng muốn vay theo hình thức nào, mục đích sử dụng vốn, số tiền là bao nhiêu, loại tiền VND, USD hay ngoại tệ khác, thời gian vay, lãi suất, lệ phí tín dụng…

+/ Tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng: hiện doanh nghiệp đã có quan hệ với ACB chưa, nếu đã có quan hệ thì trên những nghiệp vụ nào: giao dịch tài khoản, giao dịch thanh toán quốc tê, hay quan hệ tín dụng… ngoài ra hiện nay doanh nghiệp còn đang có quan hệ với những tổ chức tín dụng nào khác, và chi tiết những quan hệ đó. Ngoài ra còn cần nêu lên lí do khách hàng đặt quan hệ với ACB.

+/ Quá trình hình thành và phát triển của khách hàng: nội dung chính của phần này là nêu lên lịch sử thành lập và hoạt động của công ty, ra đời từ khi nào, hoạt động theo mô hình nào, trên những lĩnh vực, ngành nghề cụ thể nào. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp: cụ thể những vị trí chủ chốt Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, chủ tịch hội đồng quản trị… các công ty con trực thuộc hoặc công ty mẹ quản lí doanh nghiệp. Tình hình quản lí trong doanh nghiệp, kinh nghiệm của những người đảm trách những vị trí quản lí như giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng…

+/ Tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của khách hàng: những số liệu cụ thể định lượng về doanh thu, chi phí, lợi nhuận… của công ty trong thời gian qua, từ đó đánh giá và phân tích định tính, định lượng.

Những chỉ tiêu định lượng chủ yếu được phân tích đó là: khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tình hình khai thác và quản lí tài sản nợ, cơ cấu vốn tài trợ, báo cáo ngân quĩ, các hệ số tài chính quan trọng.

Đồng thời cũng cần trình bày kế hoạch sản xuất kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp.

+/ Phương án có nhu cầu vay vốn: cho biết mục đích của khỏan vay, vay để tài trợ cho hoạt động nào, dùng để mua sắm những gì. Tổng chi phí đầu tư của dự án, cơ cấu cụ thể về từng loại tài sản, nguồn vốn. Tính khả thi của dự án về tính hợp pháp, hợp lí, tính khả thi khi thực hiện trong điều kiện cụ thể của địa phương đầu tư, có khả năng mang lại hiệu quả rõ rệt cho chủ đầu tư hay không. Tiến độ thực hiện dự án, tiến độ thu hồi vốn, nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng, khả năng trả nợ và những rủi ro liên quan( phân tích độ nhạy cảm). Từ đó đưa ra nhận xét dự phòng khả năng trả nợ về độ an toàn và lợi nhuận của ngân hàng.

+/ Tài sản đảm bảo; khi thẩm định tài sản đảm bảo, chủ yếu là thẩm định tính thanh khỏan của tài sản này. Thông tin chính bao gồm: loại tài sản, giá trị ban đầu, giá trị còn lại, tình trạng hiện nay, những hợp đồng bảo hiểm có liên quan tới tài sản đó. Mối quan hệ sở hữu, sử dụng của khách hàng với tài sản đó. Số tiền cấp tín dụng của từng tài sản đảm bảo. Xếp loại tài sản đảm bảo.

+/ Chấm điểm tín dụng: việc chẩm điểm tín dụng được thực hiện bởi hệ thống máy tính sử dụng phần mềm do ACB đầu tư sử dụng. Cán bộ phân tích chỉ phải nhập những thông tin chương trình yêu cầu, sau đó máy tính sẽ tiến hành chấm điểm và cho ra kết quả định lượng. Những

thông tin sử dụng cho quá trình chấm điểm bao gồm cả thông tin định tính và thông tin định lượng của khách hàng.

+/ Thông tin ngành, lĩnh vực hoạt động của khách hàng: thông tin này là những thông tin mang tính vĩ mô của toàn ngành hay lĩnh vực mà khách hàng đang hoạt động, nó cho biết tình hình biến động hay ổn định của những yếu tố có liên quan tới cả ngân hàng và khách hàng.

+/ Kiến nghị: cuối cùng là cán bộ thẩm định đưa ra kiến nghị về việc cho vay hay không cho vay với khách hàng, cụ thể cho vay bao nhiêu, thời gian vay, lãi suất, cách thức trả nợ và những nội dung có liên quan khác.

2.2.1.2 Qui trình phân tích tài chính

Các cán bộ phân tích tài chính của ngân hàng dựa vào các báo cáo tài chính đồng thời tiến hành thu thập thêm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để tiến hàng phân tích tài chính doanh nghiệp. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp được sử dụng ở ACB là phương pháp tỉ số kết hợp với phương pháp so sánh, tập trung vào tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, rủi ro, nhu cầu vốn của doanh nghiệp, và chấm điểm tín dụng.

2.2.1.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và rủi ro

Một phần của tài liệu chất lượng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp (Trang 41)