Sử dụng thuần thục ngơn ngữ sinh hoạt hàng ngày

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954 - 1975 (Trang 114)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.1Sử dụng thuần thục ngơn ngữ sinh hoạt hàng ngày

Ngơn ngữ của đời sống sinh hoạt hàng ngày vơ cùng phong phú, đa dạng và cũng vơ cùng phức tạp. Sơn Nam là một nhà văn thuần túy Nam bộ. Cuộc sống đồng quê thơn dã từ nhỏ đã ăn sâu trong tiềm thức của ơng. Lớn lên, ơng lại trở thành một nhà văn chuyên viết về nơi này. Vì vậy, cĩ lẽ khĩ cĩ sự vận dụng một ngơn ngữ mang tính văn chương bác học nào cĩ thể thay thế cho lời nĩi hàng ngày vốn mộc mạc chân tình của con người Nam bộ. Đọc truyện ngắn Sơn Nam, chúng ta cĩ dịp làm quen với lời ăn tiếng nĩi của họ qua ngơn ngữ của nhân vật và của chính người kể chuyện.

3.3.1.1 Trước hết, đĩ là lối dùng từ ngữ xưng hơ, gọi tên nhân vật mang đậm phong cách Nam bộ. Người Nam bộ thường xưng hơ theo theo thứ tự

trong gia đình. Cũng giống những nhà văn Nam bộ khác, trong Hương rừng Cà

Mau, Sơn Nam cũng đặt cho nhân vật của mình bằng những cái tên quen thuộc như Bác Hai, ơng Sáu Bộ, ơng Tư Đạt, chú thiếm Tư Đinh; những biệt danh, những bí danh gắn với quê hương xứ sở quen thuộc, dễ nhớ, dễ phân biệt như anh Tư Châu Xương, anh Tư Bình Thủy, Tư Cờ Đỏ… Ngồi ra, Sơn Nam cịn gọi họ bằng cách gọi thân mật hàng ngày như thằng Lợi, con Lài, con Bảy, thằng Nhi, thằng Kìm… chứ khơng là những cơ, những chú… một cách trang trọng. Thỉnh thoảng ta cịn bắt gặp trong tác phẩm của ơng những cách gọi khác như

mụ, con mẻ. Và dường như trong từng cách gọi ta đều cĩ thể nhận ra thái độ của tác giả đối với nhân vật.

Ngồi ra, Sơn Nam cịn sử dụng lối xưng hơ quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây như Ổng thay cho Ơng ấy, Coå thay cho

Coâ ấy, Thẩy thay cho Thầy ấy, baû thay cho bà ấy

Kết hợp những đặc điểm vừa nêu với lối tả cảnh sinh hoạt hàng ngày bằng lời lẽ chân thành, mộc mạc, tác phẩm của Sơn Nam trở nên bình dị, gần gũi mà khơng thơ thiển, tầm thường. Trái lại nĩ cịn sinh động, hấp dẫn, thu hút người đọc.

Đây là một đoạn đối thoại trong Ơng già xay lúa.

- Thầy xã với phĩ hương quản tới. Nghe khơng! Hai chả đốt đuốc … lặn hụp giữa ruộng nảy giờ. Tơi thấy rõ ràng.

- Mấy chả gan mật cùng mình sao kìa! Hồi nào tới giờ họ chưa đặt chân tới xĩm mình. Chắc cĩ chuyện gì mình ăn thua đậm.

- Nĩi bậy đi. Hễ khơng tới thì chê người ta nhát, kiêu căng. Bây giờ người ta tới thì cơng kích. Thầy xã này là người cĩ âm đức. Ba của thẩy, chú của

thẩy hồi đĩ hiền lắm.

- Hiền đâu khơng thấy chứ tơi hồ nghi mấy “chả” toan xét giấy thuế thân đặng mà dằn mặt tụi mình.

Chú Phĩ hương quản để mặc tơi. Tơi khơng muốn làm rầy ổng.

Rồi giọng nĩi ơn tồn.

- Oâng ở hịn Cổ Tron hả? Làm gì sanh sống ở ngoải. …

In là ơng hư một con mắt?

Dạ bẩm, tơi tàn tật từ hồi nhỏ chứ khơng phải vì nghề cầm búa (43, 29-30-31).

Đoạn đối thoại trên mang đậm dấu ấn phong cách ngơn ngữ Nam bộ. Từ lối xưng hơ đến lời nĩi của nhân vật đều gần gũi, quen thuộc với người dân nơi này. Dù nhân vật là một lão nơng hay một quan chức đi nữa trong lời nĩi vẫn bộc lộ chất mộc mạc, giản dị.

Lấy ngơn ngữ hàng ngày làm phương tiện chính trong việc xây dựng tác phẩm, phát huy tính chất giàu hình tượng, giàu cảm xúc, Sơn Nam đã trở thành nhà văn truyền tải được “cái thần” của cuộc sống; tâm tư tình cảm của người dân nơi này.

Nhiều tác phẩm trong Hương rừng Cà Mau mang đậm khẩu khí Nam bộ. Ở những tác phẩm này gần như tác giả đã sao chụp nguyên mẫu ngồi cuộc sống. Cơ Út về rừng, Bốn cái ngu, Tháng chạp chim về, Nhứt phá sơn lâm là những tác phẩm tiêu biểu.

Đây là cuộc tranh luận của ơng bà Hương cả về việc gả cơ con gái út về xứ Cạnh Đền xa xơi trong Cơ Út về rừng.

“Ơng hút điếu thuốc, chập sau mỉm cười, đắc thắng. Bà day lại.

- Ơng gả thì gả đi. Đường xá xa xơi làm sao nĩ về thăm mình được. Nãy giờ tơi quên chuyện đĩ.

- Dễ ợt. Miễn con gái mình cĩ hiếu …

Bà Cả bỏ đi chỗ khác cịn day lại nĩi một câu:

- Để coi nĩ nhớ hay quên! Xuống miệt Cạnh Đền, muỗi ăn thịt nĩ. Nĩ bỏ thây ở dưới, hai ba năm chưa chắc về thăm mình một lần. Lần hồi mất gốc mất rễ, nĩ nhè lấy tên mình đặt trúng lại cho con cháu nĩ mà khơng hay.

- Ơng Tơ xếp đặt rồi. Phận con Út vậy, đành vậy.

Thế là tháng chạp năm đĩ, nhà ơng Cả treo bơng, kết nuột để gả con, giữa tiếng dị nghị của bao chàng trai tơ của rạch Bình Thủy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bà Cả mừng quýnh:

- Úy! Bộ con Út đẻ năm một sao? Con nhỏ đĩ thiệt giỏi! Khách trả lời:

- Dạ, đẻ năm một. Đứa ăn thơi nơi, đứa lơi đầy tháng. Mẹ trịn con vuơng. Hồi tơi đi đây, cơ Út gần nằm chỗ một lần nữa. Thưa ơng bà, miệt dưới ai cũng vậy…

Sao vậy cà? Sao vậy cà? Ở dưới này ra sao mà thiên hạ đẻ nhiều quá vậy… (43, 111 -115).

Cịn đây là một đoạn trong Bốn cái ngu. “ Mấy người hàng xĩm la hoảng lên:

- Chú Tư Hưng đâu rồi! Nuơi heo bầy mà bỏ nĩ chạy cùng đường cùng sá. Sao khơng nhốt lại. Thiệt hết nĩi. Tanh rình tanh ĩi, chỗ nào cũng một đống, ai hơi đâu mà hốt. Nĩ cịn ủi nền nhà , phá mấy liếp cải. Nĩi ra thì mích lịng, để trong bụng thì ấm ức.

Tư Hưng từ đầu xĩm chạy lơn tơn về lớn tiếng thanh minh:

- Bà con ơi! Tơi nhốt heo lại rồi. Chắc tại vợ tơi quên… vợ tơi nĩ dại dột thì tơi chịu tội.

Nĩi xong, Tư Hưng chạy lùa ba con heo nái. Heo chạy tán loạn, đâm ngay vào vách lá, chui vào trong nhà. Anh ta nĩi to:

- Em ơi coi chừng heo chạy bể đồ đạc.

Nhưng hỡi ơi! Trong nhà khơng cĩ tiếng trả lời. Anh ta chạy vào nhà, chạy tới trước ngỏ nhìn dáo dác. Vợ anh đâu rồi? Hay đã xách gĩi trở về nhà mẹ ruột. Bốn mùa qua vợ chồng anh gây lộn liên tu bất tận, tính đổ đồng hai ngày là xảy ra một cuộc cãi vã. Tư Hưng nĩi:

- Đi đâu phứt cho rảnh. Gặp con vợ như vầy mau tàn mạt lắm. Thật lạ … (49,19-20).

Thơng qua những cuộc đối thoại trên, chúng ta cĩ thể nhận ra tính cách của từng nhân vật. Họ vốn là những người hiền lành, chất phác thật thà nên nghĩ sao nĩi vậy, khơng hoa mỹ cầu kì. Bao nhiêu niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống họ đều trút cả ra bên ngồi. Cĩ thể nĩi rằng từ cách thức xưng hơ, ngơn ngữ diễn đạt của họ, người đọc cĩ thể hình dung ra một cảnh tượng sinh động.

Phát huy tối đa tính tích cực của yếu tố khẩu ngữ, văn của Sơn Nam đã tạo được cái duyên riêng, khơng thể lẫn lộn với người khác.

3.3.1.2 Nhiều nhân vật trở nên sống động cũng nhờ một phần lớn ở cách nĩi năng, ứng phĩ mà tác giả đã tạo cho họ. Khi cần, tác giả đã để cho nhân vật buơng ra những lời thơ tục, những tiếng chửi thề “rơm rốp”. Trong những trường hợp như vậy, tác giả đều cĩ dụng ý. Cĩ thể xem ngơn ngữ là một trong những yếu tố hình thành đặc điểm tính cách của nhân vật.

Tiêu biểu là thằng Nhi con chú thiếm Tư Đinh trong Mùa len trâu. Nĩ là một đứa trẻ đàng hồng, vậy mà sau chuyến len trâu chẳng những nĩ thay hình đổi dạng mà trong câu nĩi của nĩ đã pha lẫn tiếng chửi thề nghe rất sành điệu.

Ba ơi ba! Má ơi má! Trâu mình nè… Đ.M. chết hết một con. Đem cặp sừng bộ da nĩ về nè! Nặng gần chết. Đ.M. khơng lẽ bỏ luơn” (43, 139).

Vùng Ba Thê, Bảy Núi là nơi qui tụ nhiều thành phần, cĩ kẻ làm ăn lương thiện nhưng cũng cĩ khơng ít những tay anh chị, những anh hùng tứ chiếng. Thằng Nhi đã bị nhiễm chất giang hồ của . Khắc hoạ hình ảnh của thằng Nhi và sự thay đổi của nĩ, Sơn Nam muốn đề cập đến cuộc sống phức tạp của nơi này.

Đặc biệt hơn là lối ăn nĩi của Giáo Trích và cơ Tư Hạnh trong Ăn to xài lớn. Lần này đối với họ, tác giả xem đĩ là một “bước ngoặt” cho sự phổ biến cách “khai khẩu” của con người trong “thời đại nguyên tử ” (chữ dùng của tác giả). Tác giả nhận xét tiếng chửi thề như sau: “Đĩ là một tiếng kém văn nghệ, biểu lộ nỗi vui mừng, lo sợ, niềm hi vọng cũng như thất vọng… nghĩa là bao hàm nhiều ý nghĩ tương phản. Rốt cuộc nĩ chẳng cĩ ý nghĩa gì cả. Vai trị của nĩ chỉ để nhấn mạnh, để gạch đít cho câu nĩi, để lấy hơi giĩ… đĩ là hình thức đối kháng, phá bỏ những cấm kị, cơng thức luận lý” (46,168 ). Vì vậy, những người sử dụng

nĩ khơng phải là những kẻ vơ tư. Để cho một nhân vật nữ thốt ra những tiếng “kém đẹp” như thế tác giả muốn đề cập đến sự “xuống cấp” trầm trọng về đạo đức xã hội của con người. Dưới đây là đoạn văn tiêu biểu:

“Cơ Tư Hạnh la hoảng: Anh ơi! đừng chạy Đ.M.

Lần đầu tiên, Giáo Trích nghe người yêu chửi thề. Thế cĩ nghĩa là… chuyện quan trọng đã xảy đến. Anh ta hỏi:

- Cái gì? Cái gì? Cơ Hạnh đáp:

- Đ.M. thằng Tám Thẹo, ơng Già Hiệt, con mẹ Bảy Út… bị bắt ở chợ Rạch Giá…

Đ.M em biết rồi. Anh đuổi tụi Nhựt Bổn bằng cách nầy…

Nĩi xong anh ta khui cái hầm chơn giấy năm trăm hồi hơm qua. Anh bốc từng tấm giấy năm trăm, ném xuống lịng rạch:

- Đ.M nước trơi, đưa mớ giấy này ra ngồi xĩm vàm. Tụi nĩ ở ngồi mặc sức mà vớt. Đ.M. Đ.M.… bậy quá. Nĩ in bạc thiệt mà nĩ nĩi là khơng cĩ giá trị! Đ.M. mình là người… con dân lương thiện mà nĩ nĩi mình bất lương! Đ.M.

Cuối cùng anh quay sang chửi luơn cơ Tư Hạnh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đ. M đồ vơ ơn bạc nghĩa. Nĩ ham tiền! Đi đâu thì đi! Đ.M” (46,181 - 183).

3.3.1.3 Mặc dù trong sáng tác của mình, Sơn Nam sử dụng chủ yếu bằng ngơn ngữ sinh hoạt hàng ngày, song ơng khơng lạm dụng từ địa phương, khơng sử dụng tiếng lĩng, khĩ hiểu. Trong những trường hợp cần thiết, tác giả đã diễn giải thêm để khơng gây hoang mang cho người đọc. Chẳng hạn trong truyện ngắn Cây huê xà, Sơn Nam đã gợi lên trong trí thằng Lợi những ý nghĩ thắc mắc. “Cây huê xà là thứ cây gì? Cĩ thiệt hay bịa đặt? Nĩ cĩ lợi hay cĩ hại… rồi ơng đã cẩn thận giải thích: “Cây huê xà là vị thuốc chánh trong toa thuốc ngừa rắn của ba nĩ. Nhờ nĩ mà đi đến đâu người ta cũng khâm phục” (43,39).

Tương tự như vậy chúng ta cĩ thể hiểu từ “con rạch” trong hệ thống sơng ngịi của Nam bộ mà tác giả thường nhắc đến trong Hương rừng Cà Mau

bằng cách dựa theo lời giải thích tên của con rạch Cái Mau qua truyện ngắn Con

Bảy đưa địnhư sau:

“ Rạch Cái Mau là ngọn sơng Cái lớn ăn qua địa phận của tỉnh Cần Thơ…” (43,7).

Như vậy chúng ta tạm hiểu Rạch là ngọn của một con sơng nào đĩ ăn vơ đất liền.

Đối với những địa danh lạ, tác giả cũng đã thêm thắt vài câu rất rõ ràng. Chẳng hạn, trong Tình nghĩa Giáo khoa thư, Sơn Nam đã giải thích địa danh Cà Bây Ngọp như sau: “Xứ Cà Bây Ngọp, tiếng Khơ me cĩ nghĩa là trâu chết. Hồi đĩ nghe nĩi trâu len tới đây thất bại, phong thổ thấp trâu chết nhiều quá. Họ đặt tên kỷ niệm luơn” (43,177).

Trở lại với từ “bà cậu” trong truyện Ơng già xay lúa, đặt trong tình huống ấy, người đọc cĩ thể hiểu đĩ là một từ dùng để phủ nhận vai trị của chính quyền thực dân vì họ khơng phải là người đem lại sự no ấm, đầy đủ cho cái tết của họ. Và chắc chắn từ ngữ ấy khơng phải để chỉ những nhà chức trách trong xã hội đương thời mà trong cách hiểu của người dân Nam bộ đĩ là một thế lực siêu hình cĩ ý nghĩa trong đời sống tâm linh của họ.

Trong thế giới truyện ngắn của ơng, đơi khi chúng ta bắt gặp những từ ngữ lạ nhưng điều đĩ khơng gây trở ngại cho người đọc. Bởi vì, Sơn Nam luơn đặt nĩ trong một bối cảnh mà người đọc cĩ thể liên tưởng, suy luận nội dung của vấn đề. Vì vậy, người đọc ở mọi miền đất nước đều cĩ thể cảm nhận được cái hay và sự hấp dẫn trong từng tác phẩm của ơng.

Cịn đây là một đoạn trong “Châu Xương cử thanh Long đao”, trích trong tập truyện ngắn “Đồng quê” của Phi Vân, một câu chuyện nĩi về việc nhập xác, lên đồng của những người mê tín dị đoan. Ở đĩ tác giả đã sử dụng từ chuyên mơn nhà nghề của họ như sau:

Nhưng một tháng sau, chúng tơi đã quen nước quen cái” với xĩm rạch Cĩc. Cĩc đâu chẳng thấy, chỉ thấy tồn là thầy Rùa, thầy Pháp, ơng Đồng, bà Cột, cơ Tư, cơ Hai, cơ Bảy.

Các bạn đừng thêm: cơ Năm Bến Tre, cơ Ba Cần Thơ… coi chừng cái cần cổ: mấy cổ vặn họng thì khơng khéo phải tốn một con gỏi… Ở đây xác ơng (tức Quan Cơng) là được nhiều người rước nhất” (86,11).

Từ con gỏi phải được chú thích thêm là con heo, theo ngơn ngữ ơng của ơng đồng bà cốt (theo tài liệu đã dẫn).

Một lần khác trong truyện Câu cá ơng đã nĩi về kinh nghiệm của người dân về việc câu cá như sau:

Phải năm cơm bảy cháo mới rõ cá lĩc cĩ tật ăn “mồi chạy” bằng nhái sống, cá trê ăn bãm bằng cá mồi cắt và hơi ngầm” (86,93).

Mồi cắt” được chú thích là mồi bằng cá sặc rằng cắt ra từng miếng. Cịn “mồi chạy” và “ăn bãm” là gì chúng tơi khơng được hiểu.

Cĩ thể nĩi, mặc dù đã vượt qua lối viết văn, dựng truyện cũ kỹ hồi những năm 1930 nhưng việc sử dụng ngơn ngữ, cách diễn đạt của Phi Vân vẫn cịn mang tính dân dã. Mặt khác ơng cịn sử dụng nhiều tiếng lĩng, nhiều từ mang tính địa phương khĩ hiểu.

Trong buổi tọa đàm về tập truyện ngắn “Nợ nước mắt” của Trang Thế Hy, nhà văn Hồng Diệu nhận xét: “Truyện ngắn của Trang Thế Hy giàu lịng nhân ái. Văn ơng hiện rõ bản sắc của một vùng đất, từ ngơn ngữ địa phương đến cảnh sắc thiên nhiên, cây cỏ và con người ở đấy. Nhưng ngơn ngữ địa phương mà khơng cần giải thích người đọc Bắc bộ vẫn cĩ thể hiểu vì chúng được nhà văn sử dụng một cách cĩ chừng mực, trong những văn cảnh nhất định, khơng lạm dụng. Thiên nhiên, cây cỏ, chim muơng trong truyện ngắn Trang Thế Hy dễ làm cho người đọc nhớ đến hai nhà văn Nam bộ: Sơn Nam, Đồn Giỏi mặc dù ở hai nhà

văn này đậm đặc hơn” (chúng tơi xin được phép nhấn mạnh) (62,5). Và cũng khơng riêng gì Hồng Diệu, hầu hết các nhà nghiên cứu phê bình khi nĩi về Sơn Nam, về Hương rừng Cà Mauđều đánh giá cao việc sử dụng ngơn ngữ Nam bộ trong sáng tác của ơng.

Như vậy, một lần nữa chúng ta cĩ thể khẳng định, Sơn Nam là một trong những nhà văn Nam bộ sử dụng thành cơng nhất ngơn ngữ địa phương trong quá trình sáng tác của mình. Thành cơng này gĩp phần làm cho Hương

rừng Cà Mau trở nên đáng quí hơn trong kho tàng văn học miền Nam nĩi riêng

và văn học nước nhà nĩi chung. 3.3.2. Vận dụng thành ngữ

Khảo sát mảng truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954 – 1975 chúng tơi nhận thấy tác giả đã vận dụng một lượng thành ngữ tương đối lớn. Dưới đây chúng tơi xin trình bày bảng thống kê số lượng thành ngữ mà ơng đã sử dụng

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954 - 1975 (Trang 114)