Cảm hứng ca ngợi sự hồn nhiên, tinh thần lạc quan yêu đời

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954 - 1975 (Trang 60 - 63)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.3Cảm hứng ca ngợi sự hồn nhiên, tinh thần lạc quan yêu đời

Giữa bộn bề của cuộc sống, Sơn Nam cịn nhận ra nét hồn nhiên vơ tư, lạc quan yêu đời của con người nơi đây. Đối với họ, mặc dù cuộc sống gian khổ, thiếu thốn nhưng “chốn thần tiên cũng là chốn này”. Dẫu biết giăng câu, bắt rắn may mắn chỉ đủ mua gạo ăn qua ngày, vậy mà những lúc rảnh rỗi, những tối sáng trăng hoặc những lúc bắt được rắn to, cá lớn, họ xúm xít nhậu nhẹt đờn ca, kể chuyện đời xưa, nĩi chuyện tiếu lâm suốt đêm như để quên đi niềm cơ cực. Khi nào bán được gỗ to, nhiều tiền, họ xem đĩ là phần thưởng chung nên đã mở tiệc ăn uống suốt ngày, mời người xĩm khác tới dự. Điều đáng trân trọng hơn là họ đã bỏ qua nỗi cực nhọc khĩ khăn, gian khổ thiếu thốn để nghĩ đến sự sung sướng của ngày mai. Họ tin tưởng vào sự dung dị, chở che của đất trời. Sơn Nam đã đề cập đến yếu tố này trong khá nhiều tác phẩm, dường như ơng cũng xem đĩ là bản chất, tính cách của người dân nơi này.

Khi nghe vợ than vãn cảnh khốn cùng của những ngày mưa lũ, chú Tư Đức (Mùa len trâu) đã an ủi “mình đừng trách trời. Hồi nào tới giờ, trời cứ vậy hồi, hết mùa hạn thì phải tới mùa lụt chớ”. Chú muốn giải nghĩa sự lạc quan của mình dài dịng hơn để thím Tư nghe rằng đàn bà giỏi tài chú ý lặt vặt

chuyện bếp núc. Nhìn ra đồng thì họ chỉ thấy những chuyện trên mặt nước, hơi đâu mà cãi. Nghĩ vậy chú im lặng, vấn thêm điếu thuốc rồi cĩ lẽ… tác giả đã tiếp dịng suy nghĩ miên man của chú bằng những hình ảnh tốt đẹp hơn “giờ này, dưới đáy nước, sát mặt ruộng, mớ đất cày mềm nhũn, trở mình dậy men thành bùn non, mớm hơi sức cho rễ lúa trắng phau. Giĩ thổi mạnh, trơi nhà trơi cửa nhưng lúa cịn gan lì chịu đựng. Cứ qua ngày đêm, nước ngập lên một tấc, thân lúa đuối sức cố nằm dài trên mặt nước vừa hấp hối ngột thở là nhánh non nứt ra trong nháy mắt để chào đĩn cuộc sống” (43,130). Trong làn khĩi thuốc phun mờ mờ, bay thoảng lên cao, chú thấy chân trời lại hiện ra lúa nằm dài xanh rờn, nhấp nhơ trên ngọn sĩng.

Trong cảnh nhà mưa dột rơi lộp độp, ơng Chịi Mui nhìn mà cười một mình. Một nụ cười hiền hồ khơng mảy may một chút gì là hờn ốn, nao núng. Ơng lẩm bẩm: “Mày dột vơ nhà tao thì tao ra sau bếp lấy cái tơ hứng để dành uống chơi! Khỏi ra sau hè múc nước”. Nhà chật, mưa lại dột lâm râm khắp nơi như mặt rổ, dột ngay trên nĩc mùng nhưng ơng khơng dám cuốn lại vì nĩ đã quá mục. Khơng cĩ chỗ ngủ, ơng ra sau tìm lốp tràm để “vá sơ sơ” lại rồi vừa làm vừa hát nghêu ngao:

“Chiều chiều bắt nhái cắm câu

Nhái kêu cái ẹo, cái phận tui nghèo chọc ghẹo tui chi?” (46,51).

Vất vả gian nan là thế nhưng họ vẫn hồn nhiên, vơ tư cất rạp giữa sơng, xem hát bội giữa rừng. Trai gái cĩ thể hị đối đáp huê tình với nhau trên sơng thâu đêm suốt sáng.

Nĩi về con người Nam bộ thời kì khai khẩn cĩ lẽ chúng ta phải kể đến Bình Nguyên Lộc. Sáng tác của ơng cũng xoay quanh bối cảnh của vùng sơng nước hoang vu với những khĩ khăn gian khổ tưởng chừng khơng thể vượt qua của người đi mở đất. Trong từng trang viết, ơng đã làm sống dậy trong lịng

người đọc cái hồn nhiên, dung dị, chân chất mà đầy tình nghĩa của những người sinh trưởng tại miền đất mới. Tuy nhiên, phần lớn Bình Nguyên Lộc chỉ nĩi đến vùng Đơng Nam bộ. Đặc biệt là miền đất Biên Hồ – Đồng Nai.

Gần với Sơn Nam nhất cĩ lẽ là Phi Vân, người đồng hương của ơng.

Đồng quê là tập truyện khá sinh động và thú vị. Phi Vân đã mang lại cho người đọc những câu chuyện kì thú về cuộc sống sinh hoạt của con người miền Tây Nam bộ trong những ngày đầu khai khẩn. Thế nhưng ở “Đồng quê”, tác giả chủ yếu đề cập đến những phong tục tập quán, những thĩi quen trong sinh hoạt của con người, nhất là phong tục cưới hỏi. Khơng ít người trong số họ đã gởi gắm niềm tin nơi đồng bĩng, phù phép để trừ tà ma, trị bệnh. Những tác phẩm như Muốn ăn trứng nhạn”, “Trao thân con khỉ mốc”, “Ơng tướng thầy Ba”, “Đạo phù thần”, “Châu Xương cử thanh Long đao” là những tác phẩm tiêu

biểu. Mặt khác, qua Đồng quê chúng ta cịn thấy cả một xã hội đầy dẫy sự phức tạp.

Đọc truyện ngắn của Sơn Nam giai đoạn này, chúng ta cĩ cảm giác con người được sinh ra từ đất, mọc lên từ sình lầy, gội mưa tắm nắng mà trở thành xương sắt da đồng. Họ sống giữa thiên nhiên, dựa hẳn vào thiên nhiên đồng thời vật lộn với nĩ để tồn tại và phát triển. Con người phải đối đầu với bao nhiêu nỗi khĩ khăn, vất vả cốt để sống qua ngày và dường như họ khơng nản chí. Đến với nơi này, họ mang theo dũng khí và khát vọng chinh phục thiên nhiên. Nếu như con người Nam bộ trong sáng tác của Nguyễn Thi, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng phải chịu cảnh tử biệt sinh ly vì bom đạn chiến tranh ngay trên quê hương của mình thì trong tác phẩm của Sơn Nam, thiên nhiên khắc nghiệt là một kẻ thù nguy hiểm khơng kém. Mặc dù nĩ khơng làm thương vong người trong cuộc như những mảnh vụn của bom đạn nhưng khơng biết họ sẽ “tử trận” lúc nào. Qua những cuộc chiến thầm lặng ấy, chúng ta càng thấy rõ hơn

cơng lao của người xưa, những phẩm chất tốt đẹp của họ, càng yêu thương trân trọng hơn những gì mình cĩ được ngày hơm nay.

Sống ở Sài Gịn phồn hoa đơ hội, Sơn Nam đã viết về con người Nam bộ thời “hùm thiêng nước độc” như một sự hồi niệm. Đĩ cũng là cách để ơng bày tỏ lịng mình. Điều này đã tác động đến tâm hồn người đọc, khơi dậy trong lịng họ một tình yêu quê hương đất nước, một niềm tự hào dân tộc. Cĩ lẽ vì thế mà khi giới thiệu cho Hương rừng Cà Mau, Lê Minh Đức đã ca ngợi: “Trong thời buổi ngoại bang cịn thống trị, chúng du nhập vào nước ta đủ thứ văn hĩa và lối sống ngoại lai thì Sơn Nam đi kể những chuyện xưa tích cũ về những ngày cực khổ mà cha ơng ta cịn đùm bọc lẫn nhau, đuổi rắn đánh cọp, giành từng thửa đất màcanh tác, về những con người biết sống tình nghĩa theo những truyền thống tốt đẹp, đĩ cũng là một cách làm tốt, hữu hiệu để những thế hệ trẻ biết theo gương của cha ơng thuở trước, xứng đáng với người đã khuất” (40, 6).

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954 - 1975 (Trang 60 - 63)