Hiệu ứng cườ

Một phần của tài liệu Nhân vật hề trong sự sáng tạo của Shkespeare (Trang 75 - 81)

3. 5 Những bài hát buồn

3.6.4. Hiệu ứng cườ

Cười không phải là cứu cánh mà là phương tiện. Cái cứu cánh là thái

độ sửa chữa. Cười để vui, để châm biếm. Từ mục đích cá nhân đến mục đích triết lí xã hội thể hiện phong cách độc đáo và chất thép dày dặn của hề khi tiếp thu sức sống và tinh thần đấu tranh của nhân dân. Nhiều chi tiết gây cười liên quan tới thời đại Shakespeare mà chúng ta không thể

hiểu hết.

Bên cạnh các nhân vật quí tộc trong A middle

night’ dream, có một nhóm những vai hề trong vở

kịch xen kẽ. Đây là những người thợ thủ công ngây ngô, chất phát những nghiêm túc trong công việc,

đình Aten. Do trình độ hiểu biết về nghệ thuật, họ trở thành những vai hề. Họ

bị lôi cuốn vào trò chơi của Puck vui. Họ chứng kiến sự biến hóa lạ lùng. Khi

ảo mộng không còn thì kịch vẫn là trò chơi. Họ diễn bi kịch nhưng được tiếp nhận như hài kịch bởi cách đạo diễn ngây ngô cổ lỗ của Bottom khi bắt chước phong cách kịch truyền thống. Vai si tình thì phải kèm theo nước mắt. Vai sư

tử thì không được cắt móng tay. Sư tử thì phải gầm rú dịu dàng vì gây sợ cho các quí bà. Diễn viên không được ăn hành tỏi vì lời nói phải thơm tho. Ánh trăng, bức tường và sư tử không nói được nên người đóng vai phải tự giới thiệu mình… Khi tình yêu thắng thế thì bị kịch Piromox và Thidobi trở nên lạc lõng. Tiếng cười của cử tọa là tiếng cười thời đại muốn tống tiễn nghệ

thuật Trung cổ, khẳng định bước tiến tự giải phóng của con người như bọt nước của mạch sống từ đáy ao tù trỗi dậy. Nề nếp khuôn phép bất dịch không hiếm những đường đi ra ngoài đường thẳng. Shakespeare với quan niệm đả kích kín đáo không sỗ sàng với đòn nhẹ mà đau lâu. Đó là tiếng cười rất mới. Mới trong những vấn đề cốt yếu của xã hội với tinh thần bảo vệ công lí. Mới trong những vấn đề cốt yếu của văn chương (phá vỡ những hình thức tượng trưng, công thức của văn cổ điển để đạt đến nghệ thuật mới). Shakespeare ca ngợi cuộc chiến nhưng không trực tiếp tham chiến. Ông gửi vào mỗi vai hề, nơi mà ngọn bút thực sự tung hoành.

Nụ cười Shakespeare tích cực đối với với bước tiến xã hội, với xu thế

của tầng lớp đã hết vai trò lịch sử. Ta còn trân trọng hơn khi thấy chỗ đứng của Shakespeare trên sân khấu chính là chỗ đứng của nhân dân. Hiếm có sân khấu kịch nào có đủ khả năng xây dựng những nhân vật hề bất hủ như

Shakespeare. Tên tuổi của một số vai hề thành công vẫn luôn được các học giả dày công nghiên cứu.

KẾT LUẬN

Thực tại xã hội đường thời tác động mạnh mẽ vào thế giới nội tâm của Shakespeare, từ những hài kịch thệ hiện sự hân hoan khi đón nhận ánh sáng Phực Hưng cho tới vở bi kịch đầy máu, nước mắt và điên loạn. Bằng tài năng, óc sáng tạo và nhiệt huyết thay đổi xã hội, Shakespeare gửi gắm mọi tâm sự

vào nhân vật hề.

Từ sân khấu quảng trường, hề bước lên sân khấu chuyên nghiệp của Shakespeare. Hề, nhận vật duy nhất với chức năng đã chọn từng bước khẳng

định vai trò quan trọng của mình. Hề tỏa chiếu trên sân khấu, đi vào cái tâm mỗi người. Chân lí được khám phá khi tìm hiểu tiếng cười hai mặt của nhân vật hề, nợi hội tụ những yếu tố văn hóa đặc biệt. Trong bối cảnh nền văn hóa dân gian hề không lạc lõng mà trở nên bừng sáng. Muốn hiểu đúng Shakespeare thì phải thay đổi thị hiếu về văn hóa trào tiếu. Shakespeare kế

thừa và nâng cao hình mẫu hề tiền hiện đại lên trình độ cao hơn, trở thành công cụ thâu tóm hiện thực, tạo cốt lõi cho quan niệm vị nhân sinh.

Hề Shakespeare, thực ra là một hiện tượng của sự đàn áp và kiềm chế bởi nhà thờ (Weimann). Trong phong trào The Reform of the Stage, hề kiểu Shakespeare xuất hiện và trở thành sao trên sân khấu với chương trình tạp kĩ, kịch vui, các trò hề, cung cấp những mảnh vỡ của thời đại, ảnh hưởng ngày càng sâu sắc đến kịch với mục đích thiết lập trật tự mới. Khi ấy, “Shakespeare

không chỉ thuộc về thời của mình mà thuộc về tất cả mọi thời đại” (Ben

Johnson).

Quan điểm sáng tác Shakespeare được nghiên cứu để ứng dụng cho việc nghiên cứu tư tưởng và thực tiễn trên sân khấu kịch. Hề Shakespearemang sinh khí của cuộc sống. Hề hạ bệ hết mọi thứ có thể. Hề Shakespeare ngập

chìm trong những giá trị văn hóa, chiết khúc những giá trị tinh hoa mang tính chất hài hước với những hình thức gây cười rất đặc biệt. Hề Shakespeare có chiều sâu, chiều rộng, có đủ chất hoạt động cho tất cả các kinh nghiệm của cuộc sống và tình cảm, nhiều màu sắc, nhiều vui buồn… một thế giới quan và nhân sinh quan nhân đạo chủ nghĩa, một phong cách hiện thực, một cái nhìn tinh tường vào những ngõ ngách sâu thẳm tâm hồn, kết hợp với một trí tưởng tượng có đôi cánh đại bàng, một bút pháp linh hoạt, vận dụng âm điệu và hình

ảnh một cách tài tình với một vốn hiểu biết rộng lớn. Hề làm kẻ ẩn sĩ có thể đánh giá thời đại bởi hề Shakespeare không nô lệ vào ý thức hệ tư tưởng nào. Shakespeare tỏ ra cẩn trọng để làm vừa lòng hơn là dạy dỗ, dường như không cần viện tới cứu cánh nào khi viết. Hề Shakespeare cho thấy sự thấu đáo về

con người và cuộc sống, sẻ chia sức mạnh của ngôn ngữ.

Shakespeare sáng tạo phong phú các nhân vật hề thuộc các kiểu loại khác nhau nhưng không có sự phân biệt rõ ràng giữa các lớp hề. Hề Shakespeare, không đơn thuần là thực hiện chức năng giải trí như hề tiền hiện đại mà quan trọng hơn là tính nghệ thuật – tư tưởng. Hề xuất hiện như một biểu tượng đặc biệt. Hề là khả năng tiềm ẩn, là bản ngã vô thức, hiện thân của nội tâm đa dạng và những mối bất hòa mà con người đang cố che đậy. Hề Shakespeare trở thành điển hình cho nhiều lớp hề sâu này. Hề với trang phục đặc biệt, xuất hiện bất ngờ, làm nền cho một nhân vật chính nào đó, thực hiện đủ trò trên sân khấu để gây cười và thể hiện tư tưởng. Mỗi lời nói, mỗi bài hát là mỗi vấn

đề cần suy ngẫm bởi tiếng cười để lại nhiều vị chua chát.

Hiện nay, “sự không đều tay, sự cẩu thả, sự xấu xí của việc tân biên” (Puskin) thể hiện sự không hoàn hảo của các kịch bản Shakespeare. Thời Trùng Hưng, các vai hề Shakespeare được tách riêng ra thành những màn riêng (Bác thợ dệt Oxnova từ A Midsummer Night's Dream, cuộc trò chuyện của những phu đào huyệt trích từ Hamlet, những màn nói về Falfstaf trong

Henry IV…). Hề trở thành trò giải trí. Hiện còn giữ lại hai sưu tập của thời Cộng hòa nhưng vì bị giám sát nên kịch bản không phổ biến. Sau Phục Hưng, hề bị loại trừ ra khỏi thể loại văn học cao quí nên nương thân trong các hình thức hài hước hạ đẳng. Lớp hề trở nên nghèo nàn, ảnh hưởng xã hội bị thu hẹp. Hề trên sân khấu bị đưa vào các hoạt động nhà nước, dần dần mang tính phô tương. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế tư bản ngày càng chiếm ưu thế, hề bị cá thể hóa, tức là rời bỏ đừng phố, quảng tường để rút lui vào sinh hoạt chung của từng nhà. Dù nghèo nàn và hạn hẹp nhưng hề vẫn tiếp tục nuôi dưỡng đời sống văn hóa dân gian. Nửa thế kỉ XIX, văn học Châu Âu không thể hấp thụ trực tiếp ảnh hưởng của hề. Nhân sinh quan kiểu hề lưu truyền truyền thống văn học Phục Hưng. Hề bị hình thức hóa thành nhân vật hài hoặc sử dụng với các mục đích khác nhau. Nhà văn Đức, Lexing viết 104 bài số từ 1767 đến 1769 kêu gọi điển hình hóa theo kiểu Shakespeare. Alfred Jarry (1873-1903, Pháp) trình diễn bộ ba Ubu ( Ubu bị cắm sừng. Ubu là vua

và Ubu bị xiềng) là những tuồng hề phản kháng. Unu trở thành biểu tượng thế

giới hỗn mang, tàn bạo, đảo điên… sánh với Falstaff của Shakespeare, hình

ảnh của những xung lực hủy hoại nhân loại, dự cảm về những chế độ độc tài chuyên chính làm hạ giá phẩm chất con người, những món đặc sản của thế kỉ

XX. Apollinaire kế tục Jarry theo cách con rối hề máy Những bầu vú của

Tiresias trình diễn năm 1917. Hề trong hài kịch Guitry (1885-1957, Pháp), Marcel Achard (1899-1974, Pháp) lờ đi thực tại nặng nề. Ông thành công là nhờ viện đến diễn viên nổi tiếng. Kịch Ben Jonson dành cho tầng lớp học thức, biểu diễn ở các nhà hát tư. Phong cách của ông là sử dụng hề biếm họa hoặc trừu tượng hóa một nét cá tính (khác với sự phong phú và phức tạp của hề Shakespeare).

Hề Việt nam bắt nguồn từ những trò nhại thời Đinh Lê, phát triển thành hề chèo. Vị tổ nghề chèo là Đào Văn Só. Tú mỡ là người có công trong việc

khôi phục giá trị hề chèo dân tộc khi nó gần như bị quên lãng. Giống với vai trò hề Shakespeare, hề chèo nhấn mạnh cái bi "sâu" hơn, cười trong nước mắt. Anh cười xã hội mọt rỗng. Khổ hình tra tấn của triều đình rong cách kể của hề

trở nên sống động một cách tàn ác có dã tâm, và hình như người bị cực hình

đang giãy giụa trong máu và nước mắt ngay trước mặt ta. Tiếng cưới có chen một tiếng nấc. Hề đả kích hành động "vô đạo đức" của các bề trên, thói hợm hĩnh, những điều chướng tai gai mắt. Hề Chèo Việt Nam cũng như

Shakespeare luôn được tán thưởng, nơi khán giả. Hề trình bày bản thân sự

việc chứa đựng yếu tố gây cười, được hề phơi ra ánh sáng bằng lối mai phục, cách chơi chữ, sử dụng câu đố… Hề biểu hiện thái độ của tác giả. Trân trọng, thông cảm đối với người lao động, thái độ giễu cợt, châm biếm đối với giai cấp thống trị. Các đoàn hát hiên nay cạnh tranh nên đoàn nào cũng phải tự

phát hiện và tìm kiếm một anh hề làm trụ cột. Anh hề càng duyên dáng, diễn giỏi đoàn hát càng được mời nhiều. “Hề cải lương đôi khi chỉ là nhân vật phụ

(thường là vai ác, vai nịnh... ) nhưng góp phần tô đậm thêm xung đột, biết dẫn dắt khán giả, làm không khí sinh động, hài hòa hơn” ( Đạo diễn - NSND Huỳnh Nga). Khán giả xem có hề mới chịu mua vé. “Tình hình cải lương

ngày càng đìu hiu, chẳng hề cải lương nào tạo được dấu ấn. Hề di dân sang tấu hài” (ông Phan Quốc Hùng - giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang).

Hề thay hình đổi dạng để phù hợp với cuộc sống mới phức tạp hơn nhưng bản chất còn đó. Hiếm người nhận thức được thế giới như hề

Shakespeare đã nhận thức. Thế giới vốn trong suốt đột nhiên phơi bày những cái xấu, cái ác dưới con mắt hề. Tất cả những biến cố lớn của thế giới, nhưng phút giây kinh khủng, những điều con người sợ hãi được phơi bày một cách tự do và tất yếu. Hề nhận thức được cuộc sống mà bản thân chúng ta không thể nhận thức được hoặc sợ hãi khi nhận thức điều đó. Mới thấy sự can đảm trong mỗi vai hề Shakespeare.

Một phần của tài liệu Nhân vật hề trong sự sáng tạo của Shkespeare (Trang 75 - 81)