Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN PHONG CÁCH HỀ CỦA SHAKESPEARE
3.2. Cặp đôi song song
Thủ pháp này bắt nguồn từ văn hóa dân gian “cặp đôi nghịch dị”. Cái cao siêu, lí tưởng, thần thánh, trừu tượng bị anh hề lôi xuống bình diện trần tục nơi khán giả đang ngồi. Cái thượng tầng bị lôi xuống cái hạ tầng, nơi diễn ra sự tiêu diệt và tái sinh. Hai biện pháp chủ yếu là phóng đại và lố trớn. Cuộc sống luôn mâu thuẫn và biến đổi. Văn hóa dân gian chỉ biết tới cái chết khai sinh sự sống, thể hiện quan điểm tự phát duy vật
bước sang tự phát biện chứng tập thể.
Cặp đôi nghịch dị thể hiện tiếng cười nhị năng
của hề, trở thành công cụ nghệ thuật chủ yếu để Shakespeare thể hiện sự giác ngộ trỗi dậy rất mãnh liệt trong ý thức con người thời đó (Bathtin). Chúng
giữ vị trí quan trọng, biểu tượng sự mâu thuẫn từ
việc tả tới cách gợi (Falstaff và Hoàng tử Hal trong
Henry). Hề là một trong hai mặt đối lập của mỗi mâu thuẫn biện chứng, liên quan mật thiết tới lịch sử. Hề gắn bó với sự thao diễn về tương lai. Cặp đôi nghịch dị là môi trường tốt để phát tư do ngôn luận,
giải phóng tư tưởng tuyệt đối, chống mọi sự sợ hãi (Feste và Olivia trong
Twelfth Night, Fool và vua Lear trong King Lear…). Nó là chân lí của sự sống luôn đổi mới, là tiếng nói hoan hỉ của thời gian toàn năng (Bathin).
Sự kết hợp giữa tính hài hước của hề xiếc và tính phô trương của cung
đình là hết sức khó khăn. Shakespeare đã kết hợp tài tình và yêu cầu tính xã hội nơi khán giả. Sự điên loạn của Edgar, Lear cho thấy sự giao thoa đặc biệt này. Hềđiên trong King Lear nói với vua nếu Kent theo Lear thì ông ta là một người hợm hĩnh ám chỉ sự ngớ ngẩn nếu trung thành với một vị vua không sáng suốt. Anh nói tới sự độc quyền của người điên, đề cập tới "wise man and
a fool" (một người khôn ngoan và một kẻ điên) nhưng không nói rõ là ai mà chỉ nói Lear "going the fools among" (trở thành người điên) bởi Lear đã đổi chỗ cho Fool với tư cách là một người bị trừng phạt, báo trước về việc Lear
đã đánh mất sự khôn ngoan. Fool đạt cấp dộ cao nhất của “kingdom”. Mỉa mai thay người khôn lại là hề. Anh làm đường nối Lear và khán giả, giúp Lear có được sự cảm thông nơi khán giả. Anh hướng tới Lear với tình yêu và lòng trung thành sâu sắc. Hề cười không vì điên mà vì sự thật quá chua chát. Lear nói mình điên vì không biết được bản chất vấn đề. Lear nhận ra làm “fool” thật may mắn và muốn trở thành điên.
Hề điên là người duy nhất dám cười vào mặt vua “Của đáng tội, các vị vua chúa ở
đời không để cho kẻ điên này hưởng độc quyền về món đó. Các vị đòi ta phải nhường phần cho”. Anh biểu trưng cho lí trí nhân dân, lên tiếng chê trách quyền lực và đặt tên
cho sự ngạo quyền ấy là điên “sự phát triển của người này là do sự đau khổ và bị áp bức của người khác mà ra” (Anghen). Tính điên của nhà vua chỉ
dội trong nội tâm nhà vua trước thực tại tàn nhẫn bởi “rồi ai cũng bị điên hết
ráo!”. Sự thức tỉnh về lí trí, tình yêu thương … đã đưa vua ra khỏi cơn điên. Sự thức tỉnh ấy cũng là do ánh sáng của chủ nghĩa nhân văn soi rọi tới. Fool tố cáo sự hỗn loạn của thời đại “bánh xe lớn khi lăn xuống dốc thì buông tay
ra, kẻo cứ theo thì có ngày gãy cổ, nhưng khi bánh xe lên dốc thì bám theo cho nó kéo lên. Ai khôn ngoan dạy chú được điều khôn thì trả nó về cho tớ. Điều khôn của tớ chỉ để khuyên bọn ngốc bởi cái lẽ rằng nó là bài học của một thằng Điên” [48, 541]. Lần đầu tiên trong lịch sử, hề điên lẫn những người bình dân tổ chức phiên tòa bảo vệ công lí. Fool biểu dương và ca ngợi con người cao cả. Bọn trẻ hát theo bài hát của anh điên. Cymbeline lấy lại chủ đề King Lear nhưng ý nghĩa bị giảm sút đáng kể do thiếu tính phê phán của Fool.
Cặp nghịch dị thường được Shakespeare chia thành hai tuyến: Hề, theo hầu và giải trí cho những người tự cho là
“người khổng lồ” bởi họ thao túng mọi quyền lực, giàu sang tột đỉnh, tự cho mình thông thái. Điều này gây ra sự
khôi hài tự nhiên nhưng đủđể khẳng định “khổng lồ” không cần kích thước to lớn. Đây là kết quả do sự thâm nhập và tác động lẫn nhau giữa hai tính cách. Hề thể hiện rõ tính năng động thông qua sự tiến triển của tính cách nhân vật song song với hề (Fastaff và Hal, Fool và vua Lear, Fester và Viola...). Hề tác động đối với nhân vật song song và cả
hoàn cảnh xung quanh, hoàn toàn khác với hề của Kalidasa “Madovia là bạn
thân của vua Đosonla nhưng không có nhiệm vụ gì mà chỉ là cố vấn riêng về sinh hoạt cho vua và mua vui cho vua. Theo dõi vai này ta thấy nhiều nét hiện thực cho kịch Kalidasa. Hề xuất hiện là do ảnh hưởng của kịch dân gian”
(Sokuntala– Cao Huy Đỉnh dịch). Hề Malovia tỉnh táo nhận xét các vấn đề
lủi thủi theo một ông vua mê mệt săn bắn!”. Hề Shakespeare can đảm nói lớn với mọi người “Khi mà lão gia bẻ đôi bảo cái đem chia thì lão gia đã cật lực
cõng lừa đi qua bãi lội.” (48, 521). Madovia tham gia làm rối câu chuyện hơn và không là nhân vật tác động tới vua. Hề điên trong King Lear là nhân vật duy nhất với chức năng đã chọn: cách mạng hóa tư tưởng cho vua Lear.
Sự giễu nhại ý nhị của Shakespeare nhằm vạch rõ chính bộ mặt anh hề
và tính hai mặt của con người được cho là uy nghiêm và chuẩn mực. Hề là một mặt khác của hiện thực mà con người ở thế thủ đắc đã quên nhãng. Phương pháp hề của Shakespeare là quan trọng hóa những điều tầm thường và đùa cợt những điều uy nghiêm nhất. Lúc hề tỏ ra ân cần sốt sắng là lúc hề
giễu cợt. Lúc hề muốn nhắc nhở sai lầm người khác thì lại xun xoe khúm núm. Sau vẻ bề ngoài hài hước là lương tâm minh triết. Tự biết mình và đóng vai cái bóng bản thân, hề Shakespeare là nhân tố của công bằng và tiến bộ, nhất là những khi anh bị vấp ngã buộc phải tìm kiếm sự hài hòa của nội tâm ở
mức độ tích hợp cao hơn. Không chỉ đơn giản là chuyên gia gây cười, hề còn là hiện thân của nội tâm đa dạng và những mối bất hòa mà con người đang cố
che đậy.
King and clown, một bộ phim đang được yêu thích của Hàn Quốc hiện nay sử dụng lại thủ pháp này của Shakespeare.