Liên thông tình cảm

Một phần của tài liệu Nhân vật hề trong sự sáng tạo của Shkespeare (Trang 42 - 46)

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA HỀ SHAKESPEARE 2.1 Đặc điểm hề Shakespeare

2.2.2. Liên thông tình cảm

Kịch lễ thức xuất hiện ở Anh vào thế kỉ X, trong các tu viện dòng Benoit. Đến thế kỉ XII, nhà thờ bắt đầu xen kịch khôi hài để khuyến dụ tín đồ. Hề dần sát nhập như một biểu tượng sơ khai cho văn hóa dân gian. Qui luật hề trở nên quan trọng. “Anh ta chiếm một vị trí rất lớn trong sân khấu kịch

tiền hiện đại” (Weimann). Việc phụng sự diễn kịch này nhanh chóng lan rộng. Sự lập luận kinh thánh trở nên sinh động. Tuy nhiên hề bị hạn chế nhiều

bởi nơi chốn, dàn đồng ca, giáo đường và những ràng buộc lễ thức. Sự tham gia của công chúng còn hạn chế và không nhằm vào sự liên kết nào.

Những hình thức khánh tiết chính thức của nhà thờ Trung cổ giữ con người trong trật tự nghiêm khắc để thuần hóa, củng cố quyền lực bằng cách mượn quá khứ đè nén thực tại. Giá trị tôn giáo, luật pháp, thể chế là bất dịch. Mọi người phục sức theo đúng địa vị của mình. Tiếng cười xa lạ với sự trang nghiêm. Anh hề là kẻ thù của giáo hội. Nhưng bản chất chân chính của sân khấu hề không thể hủy diệt được. Bên cạnh các ngày hội chính thức, giai cấp thống trị bị ép buộc vẫn phải cho phép tổ chức các hình thức dân gian. Với anh hề, con người sống thật bản chất của mình. Hề Shakespeare đặc biệt xóa

đi sự cách biệt giữa sân khấu, nhân vật và khán giả, giữa kịch và đời vì tiếng nói của hề là tiếng nói của quần chúng. Khi có hề, khán giả rạp Theater Globe tăng lên đáng kể.

Anh hề nổi tiếng đầu tiên của Shakespeare là Falstaff.

Falstaff là nhân vật hề lấy cảm hứng từ nhân vật trong vở opera thứ ba của Giuseppe Verdi. Falstaff của Shakespeare lấy từ tên "John Oldcastle" và Lord Cobham có trong lịch sử. Hoàng tử Hal đề nghị Falstaff với tưa cách là

"my old lad of the castle" (người cha già sở hữu một lâu đài). Falstaff mập, hay khoe khoang, nhát gan… luôn đưa hoàng tử Hal vào những khó khăn nhưng cuối cùng chối bỏ lỗi lầm đó khi hoàng tử trở thành vua. Mỗi hành

động của con người dư thừa lượng mỡ và chuyên nói dối này là lúc nào cũng tỏ ra không thân thiện với mọi thời đại. Cái giúp ông tồn tại tới hôm nay là

bn cht rt người của ông: sự mở lòng trong những hành động tội lỗi, sự

thiếu trung thành quá thường xuyên, sự thành thật cần thiết (chứ không quá thành thật), cái cười xếch tự khẳng định, và biết cách quan sát… khiến ông trở nên rất gần gũi với khán giả bởi ông giống con người thực hơn là một người được lí tưởng trên sân khấu Ông ta quá hài hước đến nỗi làm mất đi ấn tượng tốt cho mình nhưng khán giả không hế ghét bỏ.Ông bắt đầu xuất giữa năm 1596 và 1597, từng bước tỏa sáng trên sân khấu, được nâng lên bởi sự bổ

sung của nhưng vệ tinh nhỏ hơn, kể cả Hoàng tử. Ông nhiệt tình xông pha khó khăn miễn nó không nguy hại tới tính mạng. Như lời Fenton, bạn Hoàng tử nói, ông mang lại không khí vui vẻ cho tất cả mọi người, kể cả khán giả bởi ông có thể chỉ ra bản thân bất cứ lúc nào và luôn có gì đó ẩn sau dòng chữ "Is

not the truth the truth?" . Trong vở kịch thứ ba, ông cố vươn lên tầng lớp quí tộc và tư sản. Sự thật là ông không hề thay đổi. Một kị sĩđầy rẫy tiếng xấu lại

đứng giữa hai quí bà xinh đẹp.

Falstaff's là nhân vật cần hiết cho sự phát triển của nhân vật Hal cũng như tính khí Hotspur. Falstaff nhạy bén, hài hước là sự cần thiết để phát triển Hal, thông qua những mối quan hệ và những quyết định của ông ta. Falstaff không đơn thuần chỉ là một người nhát gan, háu ăn, chuyên gây khó khăn mà ông có những cảm nhận sâu xa và niềm tin chính trị hết sức sắc sảo. Vai trò của Falstaff's được khẳng định hơn 1200 dòng, trở thành nhân vt quan trng th hai có nhiu vn đề bàn cãi nht sau Hamlet. Ông là kẻ nghiện rượu, tên trộm, kẻ nối dối nhưng vẫn được yêu thích vì tính hài hước và lối sống tự do.

Hành động vẫn được lĩnh hội khi ông không xuất hiện nữa. Hal rất chịu đựng ôngVới Hal, ông là công sự tốt trong quân đội của vua khi ông là người duy nhất có khả năng làm đội quân nhát gan trở nên sa sút phẩm chất và làm thất thoát ngân khố. Ông chấp nhận hối lộ và giữ vua ra khỏi trận đánh. Ông lựa chọn giữa thức ăn và quyền lực. Trong trận Shrewsbury, sự nhát gan của ông trở nên đáng khinh. Ông nghĩ cuộc chiến chỉ kết thúc khi Hal chết nên tốt hơn là tự cứu mình. Ông lãnh đạo những đức bé nhếch nhác vào trận đánh khi biết rõ kẻ thù đã chết. Falstaff thể hiện đầy đủ bản chất của con người chính trị. Sự

loại bỏ Falstaff là đỉnh cao nhất trong chuỗi mưu mẹo của Hoàng tử, là đỉnh cao của sự chịu đựng những hành động xấu của Falstaff, là sự cần thiết đối với tiến trình đăng quang của Hoàng tử. Shakespeare chọn tên là Falstaff bởi gần với tên John Fastolf, một người lính tham chiến và bị bắt làm tù binh trong chiến tranh hoa hồng, nổi danh nhát gan. Ông là vật chắn đối với hoàng tử Hal, là một anh hề đáng được kính trọng hơn là một người cha lưu manh, côn đồ, rỗng tuếch, ích kỉ… liên quan tới chính trị với thái độ không mấy vinh quang. Tên Fafstaff là một sự nhại lại của lịch sử Anh. Cũng giống như

Socrates và Hamlet, tên tuổi ông trải qua bốn thế kỉ và trở thành thần tượng của người nghèo bị lãng quên, luôn khuấy động nhận thức mỗi người bởi ông là cái gương phản chiếu hình bóng mỗi người. Trong Henry IV, ông đối lập mình với xã hội. Trong The Merry Wives of Windsor, ông cố thích ứng với

đời sống thị dân nhưng không có phương tiện và không thể. Ông đánh mất tự

do, khiếu hài hước và bị cười nhạo. Fafstaff nối liền kịch biên niên với hài kịch.

Hề Shakespeare đề cập đến cá thể với sự đấu tranh thiện - ác, chung – riêng. Ý nghĩa không còn thể hiện qua thiện thần và lời răn sau cùng mà xuất hiện trong từng câu chữ của hề. Nhưng điều này chưa được công khai hoan nghênh, cũng như chuyện người ta chỉ trích Thomas More là kẻ rồ đại “lưỡi

rìu thì được ở nhà còn cái đầu thì nằm ngoài phố” (Wyatt). Cải cách tôn giáo mang lại nhiều đổi mới. Kịch thế tục lộ diện, lẽ phải ra khỏi chuyện ngụ ngôn và những hình tượng huyền bí của Spencer mà lẽ phải hiện ngay trước mắt. Shakespeare khám phá một cách sâu sắc những mâu thuẫn thời đại, thế lực mới nguy hiểm hơn. Giai cấp tư bản câu kết phong kiến từng bước bần cùng hóa nhân dân nhưng không thể qua mắt anh hề. Quan niệm nhân đạo của thời kì Phục Hưng bịđổ vỡ cùng với con người lí tưởng trong Shakespeare. Và sự đổ vỡ này cũng ngày càng tăng lên nơi khán giả.

Hề phải được thể hiện dưới một cái nhìn mới để truyền tải những vấn

đề tồn tại trong xã hội đương thời. Những vấn đề mà Shakespeare đưa ra cần một câu trả lời hay nỗ lực trả lời nơi khán giả để vững bước đi vào chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo mà xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu Nhân vật hề trong sự sáng tạo của Shkespeare (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)