Hề và Điên kiểu Shakespeare luôn chuyển hoá cho nhau

Một phần của tài liệu Nhân vật hề trong sự sáng tạo của Shkespeare (Trang 26 - 32)

“Fool” và “clown” đồng nghĩa với nhau theo cách giải thích của Từ điển bách khoa Wikipedia và Từ điển Oxford. Những người gây cười sớm nhất bị gọi là điên dù điều họ nói khéo léo đến mức tác động đến cả vua chúa.

Thời Shakespeare, để phân biệt điên thật hay điên giả, tòa án thường mời thấy thuốc để giám định người điên (lời Toby trong Twelfth Night).

Có nhiều kiểu điên khác nhau:

 Người điên là người từng sở hữu mọi thứ nhưng bất ngờ bị mất sạch, giống vua Lear trong King Lear.

 Người điên do tâm thần. Trong Macbeth, sự hoảng loạn trong tâm hồn sẽ tự tố giác tội ác “Macbeth biến thành tên hung bạo chỉ vì yếu đuối chứ

không phải vì quen làm điều ác. Macbeth là hung thủ nhưng là hung thủ có tâm hồn sâu sắc và mạnh khỏe, do đó thay vì sự ghê tởm lại gợi sự cảm thông. Ông ta là con người vừa có khả năng chiến thắng vừa có khả năng sa ngã. Và trong chiều hướng khác có thể trở thành con người khác” (Belinxki).

Trong thời kì “cải cách tôn giáo”, những người dùng quan điểm tiến bộ để thực hiện cải cách. Đó là những người đi trước thời đại bởi họ thực hiện những cuộc phát kiến, những phát minh khoa học… mà vạch trần những điều dối trá. Những gì kìm hãm con người đều bị phê phán. Khẩu hiệu” hiểu để mà

tin” được đề cao nhằm chống lại các niềm tin mù quáng không dựa vào các tri thức khoa học. Cuộc chiến giữa chủ nghĩa nhân văn và các thế lực phản

động diễn ra quyết liệt. More trong Không tưởng đã thừa nhận “con đường duy nhất để mưu hạnh phúc cho xã hội là thừa nhận nguyên lí bình đẳng về mặt của cải. Nhưng bình đẳng và tư hữu là những cái không thể dung hòa nhau được”. Những ai chống thần học, kinh viện, chống giáo hội… đều bị

xếp vào loại “tà đạo”, “tà thuyết”, đều bị coi là “điên rồ”.Lúc này, linh mục Erasmus (1469 - 1536) một trong những nhân vật quan trọng nhất trong thời kỳ Phục Hưng viết tác phẩm In praise of Folly (Ca ngợi sự điên rồ) bởi ông không tuân thủ hoàn toàn những tín điều (dogma) của Nhà thờ. Công trình này chính là nền tảng cho Chủ nghĩa nhân văn (Humanism) và những Tư

Người điên là người hi sinh tất cả để có sự hiền minh, là người khai tâm mẫu mực. Chính là lá bài Mat trong bài Tarot.Trong kinh Phúc Âm, sự

anh minh của loài người là điên rồ trong mắt chúa. Đằng sau từ điên ẩn dấu từ siêu nghiệm [18, 302]. Sebastian Brant trong quyển Ship of Fools, xuất bản năm 1494, cho rằng người điên chính là “đôi mắt của thượng đế”. Kẻ điên mà khăng khăng cố giữ lấy nó thì dễ dàng trở nên khôn ngoan.

Điên có thể được xem như là một “kiểu nhân vật” của Shakespeare. Ý nghĩa của từ điên thay đổi đáng kể từ Shakespeare. Họ là người gây cười, thông minh nhằm cố gắng vạch ra nhận thức mới trong thế giới đảo điên. Rõ ràng hề điên là cả một kho tư liệu khổng lồ và“rất khó mới có thể đạt tới một

cái nhìn toàn diện đối với hai loại nhân vât hề và điên, bởi vì bản thân anh ta là cả thế giới, chứa đựng nhiều thứ mà một người khó có thể đếm hết, và mọi cố gắng để vạch ra tính hoàn chỉnh chỉ là sự phân rã và bóp méo bản chất cổ truyền của nó” (Empson). Hề điên trong vua Lear từng được gọi là “bơ và bánh mì” của mỗi diễn viên thế kỉ XVIII. Điên đạt vị trí cao trong xã hội Trung Cổ. Thực ra, không có sự phân chia rạch ròi giữa hề và điên. Tên của hề - điên được gọi theo công việc của họ: hề gia đình, hề thành thị, hề quá rượu, hề đạo đức… Loại cuối cùng còn được gọi là Vice, và trở thành nguồn gốc của hề trong kịch Shakespeare.

Sự khác biệt giữa hề và điên là rất nhỏ. Điên xuất hiện trong những gia

đình hoàng gia và quí tộc, ăn nói ngớ ngẩn, hành động điên loạn. Dựa trên tư

tưởng, hai người là một bởi họ cùng phá vỡ mọi luật pháp, trật tự, giáo lí… Họ nhìn thấy bạo hành, vũ lực, lòng tham của những thứ mà người khác tôn thờ. Họ có thể dùng lí trí thực sự để nhìn thẳng vào thực tại Điên thường biểu diễn ở mọi thời điểm trong kịch với những trò thất thường nhưng thể hiện kinh nghiệm sống ngày càng cao. Điên bắt đầu xuất hiện trong làng giải trí Anh một cách rầm rộ vào thế kỉ XIII và thực hiện chức năng của hề. Hề - điên

kiểu Shakespeare là người mang tính xây dựng, là người duy nhất chứng minh cho sự trần tục hóa, thuyết tương đối, thuyết phi đạo đức... Cả hai là hình ảnh gần giống nhau trong truyền thống dân gian Anh. Cả hai đều là cầu nối giữa thế giới ảo của kịch và thế giới thực tại bởi những phương thức biểu diễn rất gần gũi với khán giả đương thời. Ý nghĩa xã hội của người điên không được đánh giá đúng mức cho tới khi văn hóa dân gian đạt được sự

trưởng thành thời Phục Hưng, khi họ tạo ra tiếng cười đa diện. Nhân vật điên không nhằm tạo ra một giá trị mà là người mang một quan điểm. Sự điên rồ

bắt nguồn từ việc họ sở hữu thế giới quan trội hơn so với những người bình dân. Hề và điên trở thành biểu tượng lật tẩy sự giả đối của quyền lực và giáo lí.

Trong sách A Nest of Ninnies, Armin phân biệt người điên bẩm sinh (người chậm phát triển tinh thần so với người bình thường) và người giảđiên. Người giả điên nhằm cứu mình nhưng không làm bất cứ điều gì để hại chủ, hoặc đang cố làm hài lòng tất cả mọi người bởi tài ăn nói khéo léo. Điều này liên tưởng tới nhân vật Điên của Shakespeare với hai mức độ tương phản:

được công nhận là điên (thường là những nhân vật rất sáng suốt) và không

chịu thừa nhận là điên (những người luôn tự cao tự đại, muốn được người khác tôn thờ). Trong Twelfth Night, Fester là điên được công nhận nên anh có quyền nói thỏa sức những thứ mà người khác cho là điên rồ, có thể nhận thấy công lao đóng góp của anh đối với vở kịch. Andrews và Molvolio lại trở

thành người giải trí khán giả nhiều nhất bởi những hành động buồn cười, có khi điên rồ nhưng không bao giờ thừa nhận như thế.

Trước thế kỉ XV, Điên biểu biểu diễn rất thông minh, nhằm qua mắt kiểm duyệt và có thể sinh tồn. Cuối thế kỉ XVI, Điên được gọi là hề. Họ khác nhau bởi cách ăn mặc. Vai trò của hề trong kịch là vai trò của Điên trong xã hội. Đầu năm 1590, hầu hết các kịch đều có hề - điên và khán giả luôn

mong đợi điều gì đó từ sân khấu. Có ba diễn viên hề điên nổi tiếng thời bấy giờ tác động to lớn tới phong cách sáng tạo hề của Shakespeare.

Richard Tarleton, người đầu tiên diễn Điên một cách chuyên nghiệp

với thái độ hết sức chính trực. Ông kết hợp độc đáo giữa cá tính với tài diễn xuất. Ông hành động như một anh hề trong khi giữ vai trò của một anh Điên bởi ông kêu gọi những người dân chống đối tình trạng đô thị hóa nông thôn.

William Kemp, chứng minh hùng hồn cho sự thay đổi phong cách của

điên bẩm sinh và người giả điên. Ông còn là vũ

công chuyên nghiệp, biết sử dụng nhiều nhạc cụ

truyền thống. Kemp có tài độc diễn, nổi tiếng về tài

ứng biến nhanh và cải biến các bài hát hiện thời thành gia sản của mình.

Robert Armin thay thế Kemp với tư cách là nhân vật Điên. Điều này giúp Shakespeare sáng tạo hàng loạt nhân vật điên và giải quyết được độ căng giữa chất liệu, chủ đề và tính giải trí của nhân vật điên. Armin thể hiện hiệu quả mối quan hệ giữa nhân vật điên và khán giả.

Shakespeare sáng tạo mỗi vai hề đều để lại một dấu ấn riêng và phong cách không trùng lặp. Launcelot Gobbo trong The Merchant of Venice được gọi là

“patch” (mảnh bất kì để che đậy vết thương hay chỗ

xấu) và “fool” (điên). Đây cũng là bằng chứng cho việc Shakespeare đã không nhất thiết phải phân biệt khắt khe ranh giới của hề và điên. Hề gia đình Launce và Speed trong Two Gentlemen of Verona lại mang

nét hiện thực với tâm lí sâu sắc, hỗ trợ rất lớn cho đề

anh ta đã có giá trị hơn tất cả những vở hài kịch của nước Đức cộng lại”

[C.Mac và Anghen toàn tập, tập XXIV, trang 42]. Speed là một người phục vụ thông minh khéo léo, trong khi Launce thì cục mịch quê mùa. Hề trong

Measure for Measure làm việc cho một nhà thổ. Anh ta nên được coi là hề điên. Còn Costard trong Love's Labours Lost được giới thiệu là Điên trong màn V cảnh 2, nhưng trường hợp này chỉ đề cập đến một người điên bình thường chứ không đủ bằng cớ để chứng minh là giả điên. Lavache trong All's

Well That Ends Well cũng là một hề điên như Touchstone. Trinculo trong The

Tempest được coi là một jester chuyên say xỉn hoặc là một hề gia đình với vẻ

bề ngoài rất phù hợp. Anh không có những hoạt động sân khấu để đạt phẩm chất của Điên truyền thống. Tuy nhiên, cuối kịch tiết lộ rằng ông làm việc cho Stephano và vua Naples, trở thành hề thân cận của vua. Còn hề trong The

Winter's Tale đơn giản là một hề nông thôn.

Hề Shakespeare trở thành tài sản chung của thế giới bởi phản ánh được sự bất tử của nhân loại khi lên tiếng bênh vực con người. Giữa xã hội mà

đồng tiền vừa là vị thần linh vừa là con đĩ của cả thế giới, hề Shakespeare xuất hiện như một hiện tượng nhân dân sâu sắc, khẳng định sự vượt trội của mình so với các bậc tiền bối khi phản ánh được số phận của nhân dân và vai trò của họ.

Một phần của tài liệu Nhân vật hề trong sự sáng tạo của Shkespeare (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)