I. Khái quát tình hình xuất khẩu và những yếu tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu
1. Thực trạng xuất khẩu các nhóm hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2004 –
1.2.2. Nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế
1.2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng
Khác với tăng trƣởng xuất khẩu hàng thô hoặc mới sơ chế, tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu của nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế trong giai đoạn này khá ổn định và luôn trên mức 20%. (Hình 2.1) Nhờ vậy, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này cũng tăng mạnh từ 13927,6 triệu USD vào năm 2004 lên tới 26886,1 triệu USD vào năm 2008. Với tốc độ tăng trƣởng đều nhƣ vậy đã đƣa tỷ trọng xuât khẩu nhóm hàng chế biến và đã tinh chế trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên. Nếu năm 2004, tỷ trọng này là 49,17% thì sang năm 2008, tỷ trọng nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế tăng lên trên 50,3% (Hình 2.4). Điều này chủ yếu do sự dịch chuyển của cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Xét về tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu từng nhóm hàng cụ thể, ngoài nhóm hóa chất và các sản phẩm liên quan trong nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế biến đổi đồng đều nhau kể từ năm 2006 và đều có xu hƣớng giảm rõ rệt trong năm 2008 do chịu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới. Cùng xu hƣớng đó nhƣng có tốc độ tăng trƣởng luôn ở mức cao là xuất khẩu nhóm hàng hóa chất và các sản phẩm liên quan. Điều này là do kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này không lớn, do đó độ tăng về giá trị tuyệt đối nhỏ dễ dẫn đến tốc độ tăng trƣởng cao so với các nhóm khác.
1.2.2.2. Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu
Trong nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế thì tỷ trọng chính là nhóm hàng chế biến khác bao gồm nhiều mặt hàng khác nhau. đây là mặt hàng lợi thế của Việt Nam do có giá nhân công rẻ. Tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu luôn trên 40%. Năm 2004 tỷ trọng nhóm hàng chế biến khác (nhóm SITC 8) trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng đã qua chế biến đạt 41,49%, sau đó tăng lên 43,54% vào năm 2007 và giảm xuống còn trên 42% năm 2008 (Hình 2.4). Trong khi đó tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp (nhóm SITC 6: hàng chế biến chủ yếu phân loại theo nguyên liệu và nhóm SITC 7: máy móc và các phƣơng tiện vận tải và phụ tùng) luôn ở mức thấp, dƣới 10%.
28
Hình 2.4: Tỷ trọng xuất khẩu các nhóm SITC thuộc nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế trên tổng kim ngạch xuất khẩu tới 73 nƣớc bạn hàng chính giai đoạn 2004 – 2008
Nguồn: Nhóm tác giả lập dựa trên số liệu từ Tổng cục Hải Quan
Chú ý: các nhóm SITC ở đây chỉ bao gồm các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam 1.2.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu.
Nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế có cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu tập trung chính tới các nƣớc có thu nhập cao, đặc biệt mức độ tập trung của nhóm hàng này tới Hoa Kì là rất lớn với tỷ trọng của riêng thị trƣờng này luôn ở mức cao, năm 2008, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu trong nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế từ Việt Nam của Mỹ trong tổng số 73 nƣớc bạn hàng chính của Việt Nam lên tới 36%, cách xa so với thị trƣờng lớn thứ hai của Việt Nam là Nhật Bản với tỷ trọng này chỉ khoảng 13% (Hình 2.5). Có thể thấy mức độ tập trung hàng chế biến hoặc đã tinh chế của Việt Nam vào các thị trƣờng có thu nhập cao và cách biệt nhiều về kinh tế (SITC 8 – nhóm hàng có độ thâm dụng lao động trong sản xuất cao) là rất lớn.
Tuy nhiên, xu hƣớng hiện nay đối với các mặt hàng đã chế biến của Việt Nam, cũng giống nhƣ nhóm hàng thô, là các thị trƣờng phân tán dần. Trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008, ngoại trừ Hoa Kì thì tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa sang những thị trƣờng chính đều
0 10 20 30 40 50 60 2004 2005 2006 2007 2008 % Hàng chế biến hoặc đã tinh chế SITC 5: Hóa chất và các sản phẩm liên quan SITC 6: Hàng chế biến, phân loại chủ yếu theo nguyên liệu
SITC 7: Máy móc, phƣơng tiện vận tải và phụ tùng SITC 8: Hàng chế biến khác
29 giảm. Điều này cho thấy nỗ lực của chính phủ cũng nhƣ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm kiếm thị trƣờng mới nhằm phân tán rủi ro.
2004 2008
Hình 2.5: Tỷ trọng các thị trƣờng nhập khẩu hàng chế biến hoặc đã tinh chế từ Việt Nam năm 2004 và 2008
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán dựa trên số liệu từ Tổng cục Hải quan