Các chính sách khuyến khích/quản lý xuất nhập khẩu của các quốc gia

Một phần của tài liệu những yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu của các nhóm hàng của Việt Nam (Trang 25)

II. Mô hình hấp dẫn

2.2.1.Các chính sách khuyến khích/quản lý xuất nhập khẩu của các quốc gia

2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của từng nhóm hàng

2.2.1.Các chính sách khuyến khích/quản lý xuất nhập khẩu của các quốc gia

Các chính sách khuyến khích/quản lý hoạt động xuất khẩu của một nƣớc và chính sách khuyến khích/quản lý nhập khẩu của nƣớc đối tác gây tác động mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu. Những chính sách này có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến xuất nhập khẩu tùy thuộc vào công cụ mà các nƣớc sử dụng: các chính sách liên quan đến điều chỉnh các rào cản thƣơng mại, chính sách tỷ giá, và các chính sách khác. Trong giới hạn của bài Nghiên cứu, các tác giả chỉ đề cập đến các yếu tố tác động trực tiếp đến xuất khẩu: các chính sách liên quan đến điều chỉnh rào cản thƣơng mại, và chính sách tỷ giá hối đoái.

2.2.1.1. Các chính sách liên quan đến điều chỉnh những rào cản thương mại

Các rào cản thƣơng mại quốc tế bao gồm những biện pháp thuế quan và phi thuế quan, những rào cản này gây ảnh hƣởng đến xuất nhập khẩu một cách rõ ràng. Khi các rào cản thƣơng mại tăng lên nhƣ tăng thuế nhập khẩu hay yêu cầu các tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu cao hơn sẽ hạn chế luồng hàng hóa xuất nhập khẩu. Ngƣợc lại khi các rào cản này giảm đi (khi quốc gia tham gia vào các khu vực mậu dịch tự do, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế, giảm thuế, quy định tiêu chuẩn linh hoạt…) sẽ tạo thuận lợi hơn cho luồng thƣơng mại quốc tế, do vậy sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu nói chung. Điều này khớp với các nghiên cứu thực nghiệm đều chỉ ra thuế có tác động ngƣợc chiều đến giá trị xuất khẩu. Với trƣờng hợp của Việt Nam thì nghiên cứu của Đào Ngọc Tiến (2009) cũng chỉ ra rằng mức thuế cao của nƣớc đối tác có tác động tiêu cực tới tổng giá trị xuất khẩu của một quốc gia song tác động ấy là không đáng kể so với các rào cản thƣơng mại khác. Tuy vậy, cũng có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác động trái chiều nhau của việc giảm rào cản thƣơng mại thông qua tham gia hợp tác kinh tế hay các khu vực mậu dịch tự do. Nhƣ nghiên cứu của Céline Carrere (2003) chỉ ra giá trị trao đổi thƣơng mại giữa hai quốc gia sẽ chịu tác động có thể cả tích cực và tiêu cực bởi tham gia vào cùng một khối kinh tế. Theo nhƣ nghiên cứu đó, có khối kinh tế thúc đẩy xuất khẩu vào các nƣớc trong khối nhƣ NAFTA, ASEAN hay CACM, nhƣng cũng có những khối kinh tế lại hạn chế xuất khẩu tới các nƣớc trong khối nhƣ MECOSUR.

16 Nghiên cứu cho trƣờng hợp của Việt Nam thì Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008) đã chỉ ra việc tham gia khối ASEAN +3 với khu mậu dịch tự do AFTA có tác động tiêu cực đến trao đổi thƣơng mại của Việt Nam với các nƣớc trong khối này (tuy nhiên tác động này không đáng kể do xác suất ý nghĩa của hệ số tiêu cực tìm đƣợc là rất thấp) và giải thích tác động đó bởi hiệu quả của việc Việt Nam gia nhập ASEAN là không lớn. Trong khi đó nghiên cứu của K. Doanh Nguyen và Yoon Heo (2009) lại chỉ ra tác động của việc tham gia AFTA trong ASEAN tới xuất khẩu của Việt Nam tới các nƣớc trong khối là tích cực. Nhƣ vậy có thể thấy các nghiên cứu chƣa thống nhất nhau ở điểm này. Hơn nữa vẫn chƣa có nghiên cứu nào chỉ ra đƣợc tác động cụ thể của thuế hay các khối kinh tế tới từng nhóm hàng, liệu ở cấp độ nhóm hàng thì tác động của nhân tố này khác nhau nhƣ thế nào? các khối kinh tế sẽ thúc đẩy giá trị xuất khẩu nhóm hàng nào và hạn chế nhóm hàng nào? và nhìn chung thì các chính sách điều chỉnh rào cản thƣơng mại sẽ có tác động đến nhóm hàng nào nhiều hơn?

2.2.1.2. Chính sách tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền này tính theo một đồng tiền khác, có rất nhiều cách phân loại tỷ giá hối đoái song trong phạm vi bài nghiên cứu này, tỷ giá hối đoái sẽ đƣợc đề cập cùng sức mua của đồng tiền cho các loại hàng hóa, do vậy, tỷ giá đƣợc nhắc đến sẽ đƣợc hiểu là tỷ giá thực của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ (Er).

Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái tới kim ngạch xuất khẩu thực ra chính là tác động mà những thay đổi trong mức tỷ giá hối đoái gây ra. Tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến giá cả hàng xuất khẩu - nhân tố quan trọng trong việc xác định mức cầu của thị trƣờng. Khi đồng nội tệ của một quốc gia giảm giá so với các ngoại tệ khác sẽ khiến cho giá cả của hàng hóa xuất khẩu tính theo ngoại tệ giảm đi, do vậy sẽ làm tăng lƣợng cầu, từ đó tăng khối lƣợng xuất khẩu. Ngƣợc lại, nếu đồng nội tệ giảm giá so với ngoại tệ thì sẽ khiến cho lƣợng xuất khẩu giảm. Tuy nhiên đó mới chỉ là tác động của tỷ giá tới khối lƣợng xuất khẩu, còn tác động của tỷ giá đến kim ngạch xuất khẩu nhƣ thế nào thì còn phụ thuộc vào độ co giãn của cầu hàng xuất khẩu đối với giá. Nếu cầu hàng hóa là co giãn đối với giá thì khi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ tăng lên sẽ khiến tổng kim ngạch xuất khẩu tính theo ngoại tệ tăng lên. Nếu cầu hàng hóa là ít co giãn thì khi tỷ giá tăng sẽ khiến kim ngạch xuất khẩu tính theo ngoại tệ giảm

17 đi. Nhƣ vậy đối với các nhóm hàng khác nhau có mức độ co giãn của cầu theo giá là không đồng nhất thì chịu tác động từ tỷ giá hối đoái cũng sẽ không đồng đều.

Cùng với việc tác động vào yếu tố cầu tại nƣớc nhập khẩu thì tỷ giá cũng có tác động đến cung hàng xuất khẩu. Khi tỷ giá thay đổi khiến doanh thu của doanh nghiệp tăng, chi phí đầu vào giảm thì sẽ thúc đẩy mở rộng sản xuất, tăng cung hàng cho xuất khẩu.

Bên cạnh việc tỷ giá tăng hay giảm có những tác động trực tiếp trái chiều nhau tới kim ngạch xuất khẩu thì biến động tỷ giá của các đồng tiền cũng ảnh hƣởng tới xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia. Theo nhƣ trong nghiên cứu của Frank (1991), tỷ giá biến động khiến cho nhà xuất khẩu phải tiến hành các biện pháp đề phòng rủi ro và khiến cho chi phí họ phải bỏ ra cao hơn, từ đó lại làm giảm động lực xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp ngừng xuất khẩu do rủi ro tỷ giá thì doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu chi phí rút lui khỏi thị trƣờng. Và Frank đã đƣa ra kết luận hai chiều tác động này sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải tối đa hóa lợi nhuận và lựa chọn tăng hay giảm xuất khẩu rất khác nhau. Do vậy, có thể nói biến động của tỷ giá gây những tác động không rõ ràng đến xuất khẩu.

Trƣờng hợp xét về hàng hóa của Việt Nam thì nghiên cứu thực nghiệm của Do Thai Tri (2006) cho tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn từ 1995 đến 2004 và nghiên cứu của Nguyễn Thị Quy cùng các cộng sự (2008) cho các mặt hàng chủ lực trong giai đoạn từ 1989 đến 2006 đã chỉ ra tỷ giá nội tệ so với ngoại tên có tác động ngƣợc chiều đến giá trị xuất khẩu, hay nói cách khác, tỷ giá thực của ngoại tệ so với nội tệ tăng lên thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam gia tăng. Tuy nhiên, lại một lần nữa, các nghiên cứu này hoặc không tách riêng các nhóm hàng hóa, hoặc không thể xem xét đến nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

2.2.2. Khoảng cách giữa các quốc gia

Khoảng cách giữa các quốc gia đƣợc đề cập tới ở đây bao gồm cả khoảng cách theo nghĩa đen – khoảng cách địa lý và cả “khoảng cách” (sự khác biệt) ở một số điểm giữa nƣớc xuất khẩu và nƣớc đối tác nhƣ khoảng cách phát triển, khoảng cách về văn hóa, ngôn ngữ,.. Tác động của những khoảng cách này đến kim ngạch xuất khẩu của quốc gia sẽ đƣợc trình bày sau đây:

18

2.2.2.1. Khoảng cách địa lý

Khoảng cách địa lý giữa hai quốc ảnh hƣớng tới cƣớc phí vận chuyển, rủi ro trong quá trình vận chuyển … Khoảng cách càng gần thì cƣớc phí càng nhỏ, rủi ro đối với hàng hóa trong vận chuyển càng giảm, nhƣ thế càng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Đó là lý do tại sao các nƣớc hay chú trọng đến giao lƣu thƣơng mại đối với các nƣớc có cùng đƣờng biên giới hay các nƣớc trong cùng khu vực. Khoảng cách có ảnh hƣởng trực tiếp tới thời gian cũng nhƣ phƣơng thức vận chuyển hàng hóa, Do vậy, với từng nhóm hàng khác nhau thì yếu tố khoảng cách cũng có thể gây nên những tác động khác biệt.

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhƣ của Céline Carrere (2003), của K. Doanh Nguyen và Yoon Heo (2009), của Tiiu Paas (2000), của Đào Ngọc Tiến (2009) … đã đồng loạt chỉ ra rằng tác động của yếu tố khoảng cách địa lý giữa các quốc gia luôn là tác động ngƣợc chiều đến xuất khẩu hơn nữa trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Thủy và Jean-Louis Arcand (2009) còn chỉ ra yếu tố khoảng cách có tác động tiêu cực nhiều hơn tới xuất khẩu nhóm hàng đồng nhất (homogeneous goods). Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu chỉ ra tác động của khoảng cách là dƣơng với mức ý nghĩa không cao nhƣ trong nghiên cứu của Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008) và giải thích cho mức ý nghĩa thấp này là bởi giá xuất khẩu đƣợc tính theo giá FOB chƣa bao gồm chi phí vận chuyển, cũng có thể giải thích bởi trong số hàng hóa xuất khẩu có những mặt hàng không chịu tác động của yếu tố thời gian hay phƣơng thức vận chuyển do khoảng cách gây ra. Vậy khi xem xét đầy đủ với xuất khẩu từng nhóm hàng của Việt Nam thì tác động của yếu tố khoảng cách địa lý là nhƣ thế nào?

2.2.2.2. Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế

Sự tƣơng đồng về trình độ phát triển kinh tế có thể cản trở hoặc hấp dẫn đối với thƣơng mại giữa hai nƣớc. Nếu hai nƣớc có cùng trình độ phát triển thì nhu cầu về các mặt hàng chính, thị hiếu tiêu dùng, yêu cầu chất lƣợng sản phẩm cũng tƣơng đƣơng nhau, do vậy hàng hóa của nƣớc này dễ dàng đáp ứng các yêu cầu của nƣớc kia và thuận lợi cho việc thúc đẩy xuất khẩu. Ngƣợc lại, nếu hai nƣớc có sự cách biệt lớn về trình độ phát triển nhƣ trƣờng hợp các nƣớc kém phát triển, hàng hóa của họ sẽ khó đáp ứng đƣợc các yêu cầu ngày càng cao của các nƣớc phát triển, do vậy hạn chế khả năng xuất khẩu.

19 Tuy nhiên sự cách biệt lớn về kinh tế lại có thể biểu hiện cho việc dƣ thừa các yếu tố sản xuất là khác nhau và theo lý thuyết H – O thì lại tăng luồng trao đổi thƣơng mại hàng hóa với những mặt hàng có độ thâm dụng các yếu tố đầu vào khác nhau. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra tác động dƣơng của sự khác biệt theo chiều hƣớng này nhƣ có thể thấy trong Bảng 1 (trang sau). Theo nhƣ bảng này thì các nghiên cứu thực nghiệm cũng không thể khẳng định đƣợc xu hƣớng tác động của yếu tố khoảng cách kinh tế.

Bên cạnh hai yếu tố khoảng cách chính nhƣ đã trình bày: khoảng cách địa lý và khoảng cách kinh tế thì có rất nhiều các yếu tố khác gây ra những ảnh hƣởng gián tiếp đến trao đổi thƣơng mại giữa các quốc gia nhƣ văn hóa, lịch sử, thể chế chính trị… những yếu tố này chủ yếu tác động đến xuất khẩu thông qua quan hệ sản xuất làm ảnh hƣởng tới cung xuất khẩu và thông qua thị hiếu tiêu dùng làm ảnh hƣởng tới cầu xuất khẩu. Các yếu tố này gây ra những ảnh hƣởng trái chiều nhau không rõ ràng tới xuất khẩu của một nƣớc và rất khó có thể đƣa ra kết luận đó là tác động tích cực hay tiêu cực nếu chỉ dựa trên phân tích định tính.

Tổng hợp lại các yếu tố đƣợc đƣa vào mô hình hấp dẫn qua nhiều nghiên cứu gần đây, ta có Bảng 1 nhƣ dƣới đây. Bảng này đã một lần nữa khẳng định tác động của nhiều yếu tố tùy thuộc vào đối tƣợng cụ thể đƣợc nghiên cứu bởi mỗi nghiên cứu với một mẫu cụ thể lại cho những tác động trái chiều nhau.

Nhƣ vậy chƣơng 1 đã trình bày khá đầy đủ về xuất khẩu, vai trò của xuất khẩu, và các yếu tố ảnh hƣởng đến kim ngạch xuất khẩu của một nƣớc đƣợc xếp vào ba nhóm chính: các yếu tố cung, các yếu tố cầu, và các yếu tố cản trở hấp dẫn. Các yếu tố này tác động không đồng đều đến tất cả các nhóm hàng hóa chủ yếu bởi những đặc thù riêng của từng nhóm hàng. Trên những cơ sở lý thuyết nhƣ vậy, cùng với việc nhận thấy những điểm chƣa rõ ràng trong những phân tích thực nghiệm trƣớc đây, đặc biệt là việc chƣa có nghiên cứu chia tách tác động của từng nhân tố lên từng nhóm hàng hóa cho trƣờng hợp của Việt Nam, đề tài này trong chƣơng tiếp theo sẽ đi vào phân tích thực nghiệm ảnh hƣởng của từng yếu tố này tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng hóa của Việt Nam để thấy rõ đƣợc đâu là những nhân tố quan trọng, đâu là những nhân tố thứ yếu, đâu là những nhân tố nên tập trung tác động, đâu là những nhân tố không cần thiết phải quan tâm quá mức nhằm thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của nƣớc ta.

20

Yếu tố Xu hƣớng tác động Nghiên cứu

Các yếu tố cung và cầu

GDP gộp chung hai nƣớc Cùng chiều Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008), Do Thai Tri (2006), Đào Ngọc Tiến (2009), Tiiu Paas (2000), Nguyễn Thanh Thủy và Jean-Louis Arcand (2009)

GDP nƣớc xuất khẩu Cùng chiều Céline Carrere (2003), H. Mikael Sandberg (2004), Inmaculada Martínez-Zarzoso và Felicitas Nowak-Lehmann D. (2003),

GDP nƣớc nhập khẩu Cùng chiều Céline Carrere (2003), H. Mikael Sandberg (2004), Inmaculada Martínez-Zarzoso và Felicitas Nowak-Lehmann D. (2003)

Dân số gộp chung hai nƣớc Cùng chiều Đào Ngọc Tiến (2009), Do Thai Tri (2006), Dân số nƣớc xuất khẩu Cùng chiều

Ngƣợc chiều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

K. Doanh Nguyen và Yoon Heo (2009) và của H. Mikael Sandberg (2004)

Inmaculada Martínez-Zarzoso và Felicitas Nowak-Lehmann D. (2003), Jacob A. Bikker (2009)

Dân số nƣớc nhập khẩu Ngƣợc chiều Inmaculada Martínez-Zarzoso và Felicitas Nowak-Lehmann D. (2003), Céline Carrere (2003), Jacob A. Bikker (2009)

Các yếu tố hấp dẫn/cản trở

Chính sách khuyến khích/ quản lý xuất nhập khẩu của các nước

Thuế Ngƣợc chiều Đào Ngọc Tiến (2009)

Tham gia các khu mậu dịch tự do, khối hợp tác kinh tế

Cùng chiều

Ngƣợc chiều

Céline Carrere (2003) (NAFTA, ASEAN, CACM)

Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008) (ASEAN), Céline Carrere (2003)

21

Tỷ giá Cùng chiều Do Thai Tri (2006), Nguyễn Thị Quy cùng các cộng sự (2008), Inmaculada Martínez- Zarzoso và Felicitas Nowak-Lehmann D. (2003)

Khoảng cách

Khoảng cách địa lý Ngƣợc chiều Céline Carrere (2003), K. Doanh Nguyen và Yoon Heo (2009), Tiiu Paas (2000), Đào Ngọc Tiến (2009)

Khoảng cách kinh tế Cùng chiều Ngƣợc chiều

Egger (2000), Di Mauro (2000), Freund (2000), Gilbert, Scollay and Bora (2001)

Inmaculada Martínez-Zarzoso và Felicitas Nowak-Lehmann D. (2003)

Liền kề biên giới Cùng chiều Li (2000), Soloaga và Winters (2001), Clark và Tavares (2000), Freund (2000), Gilbert, Scollay và Bora (2001)

Chung ngôn ngữ Cùng chiều Boisso và Ferrantino (1997), Frankel (1997), Fink và Primo Braga (1999), Krueger (1999a), Soloaga và Winters (2001), Clark và Tavares (2000)

Chi phí vận tải (tính bằng giá CIF/FOB)

Ngƣợc chiều Geraci and Prewo (1977) Cùng đồng tiền trao đổi Cùng chiều Rose (2000)

Bảng 1 : Tổng hợp các yếu tố và tác động trong các nghiên cứu kinh tế

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp và từ Đào Ngọc Tiến (2009). "Determinants to Vietnam’s export flows and government implications under the global crisis" (Nghiên cứu các nhân tố tác động tới xuất khẩu của Việt Nam và hàm ý chính sách). Hội thảo Nghiên cứu về chính sách thương

22

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁC NHÓM HÀNG CỦA VIỆT NAM GIAI

ĐOẠN 2004 - 2008

I. Khái quát tình hình xuất khẩu và những yếu tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2008 khẩu các nhóm hàng của Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2008

Nhƣ vậy phần cơ sở lý luận trên đây đã trình bày các nhân tố ảnh hƣởng tới xuất khẩu các nhóm hàng hóa. Trong chƣơng 2, vẫn dựa trên cơ sở đó, thực trạng các nhân tố cũng nhƣ tác động của chúng tới xuất khẩu của Việt Nam sẽ đƣợc phân tích rõ hơn trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, cụ thể là trong giai đoạn 2004 – 2008 với sự tăng trƣởng ổn định của

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu những yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu của các nhóm hàng của Việt Nam (Trang 25)