Chính sách tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu những yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu của các nhóm hàng của Việt Nam (Trang 26 - 27)

II. Mô hình hấp dẫn

2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của từng nhóm hàng

2.2.1.2. Chính sách tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền này tính theo một đồng tiền khác, có rất nhiều cách phân loại tỷ giá hối đoái song trong phạm vi bài nghiên cứu này, tỷ giá hối đoái sẽ đƣợc đề cập cùng sức mua của đồng tiền cho các loại hàng hóa, do vậy, tỷ giá đƣợc nhắc đến sẽ đƣợc hiểu là tỷ giá thực của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ (Er).

Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái tới kim ngạch xuất khẩu thực ra chính là tác động mà những thay đổi trong mức tỷ giá hối đoái gây ra. Tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến giá cả hàng xuất khẩu - nhân tố quan trọng trong việc xác định mức cầu của thị trƣờng. Khi đồng nội tệ của một quốc gia giảm giá so với các ngoại tệ khác sẽ khiến cho giá cả của hàng hóa xuất khẩu tính theo ngoại tệ giảm đi, do vậy sẽ làm tăng lƣợng cầu, từ đó tăng khối lƣợng xuất khẩu. Ngƣợc lại, nếu đồng nội tệ giảm giá so với ngoại tệ thì sẽ khiến cho lƣợng xuất khẩu giảm. Tuy nhiên đó mới chỉ là tác động của tỷ giá tới khối lƣợng xuất khẩu, còn tác động của tỷ giá đến kim ngạch xuất khẩu nhƣ thế nào thì còn phụ thuộc vào độ co giãn của cầu hàng xuất khẩu đối với giá. Nếu cầu hàng hóa là co giãn đối với giá thì khi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ tăng lên sẽ khiến tổng kim ngạch xuất khẩu tính theo ngoại tệ tăng lên. Nếu cầu hàng hóa là ít co giãn thì khi tỷ giá tăng sẽ khiến kim ngạch xuất khẩu tính theo ngoại tệ giảm

17 đi. Nhƣ vậy đối với các nhóm hàng khác nhau có mức độ co giãn của cầu theo giá là không đồng nhất thì chịu tác động từ tỷ giá hối đoái cũng sẽ không đồng đều.

Cùng với việc tác động vào yếu tố cầu tại nƣớc nhập khẩu thì tỷ giá cũng có tác động đến cung hàng xuất khẩu. Khi tỷ giá thay đổi khiến doanh thu của doanh nghiệp tăng, chi phí đầu vào giảm thì sẽ thúc đẩy mở rộng sản xuất, tăng cung hàng cho xuất khẩu.

Bên cạnh việc tỷ giá tăng hay giảm có những tác động trực tiếp trái chiều nhau tới kim ngạch xuất khẩu thì biến động tỷ giá của các đồng tiền cũng ảnh hƣởng tới xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia. Theo nhƣ trong nghiên cứu của Frank (1991), tỷ giá biến động khiến cho nhà xuất khẩu phải tiến hành các biện pháp đề phòng rủi ro và khiến cho chi phí họ phải bỏ ra cao hơn, từ đó lại làm giảm động lực xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp ngừng xuất khẩu do rủi ro tỷ giá thì doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu chi phí rút lui khỏi thị trƣờng. Và Frank đã đƣa ra kết luận hai chiều tác động này sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải tối đa hóa lợi nhuận và lựa chọn tăng hay giảm xuất khẩu rất khác nhau. Do vậy, có thể nói biến động của tỷ giá gây những tác động không rõ ràng đến xuất khẩu.

Trƣờng hợp xét về hàng hóa của Việt Nam thì nghiên cứu thực nghiệm của Do Thai Tri (2006) cho tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn từ 1995 đến 2004 và nghiên cứu của Nguyễn Thị Quy cùng các cộng sự (2008) cho các mặt hàng chủ lực trong giai đoạn từ 1989 đến 2006 đã chỉ ra tỷ giá nội tệ so với ngoại tên có tác động ngƣợc chiều đến giá trị xuất khẩu, hay nói cách khác, tỷ giá thực của ngoại tệ so với nội tệ tăng lên thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam gia tăng. Tuy nhiên, lại một lần nữa, các nghiên cứu này hoặc không tách riêng các nhóm hàng hóa, hoặc không thể xem xét đến nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Một phần của tài liệu những yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu của các nhóm hàng của Việt Nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)