Cách thức đánh giá

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc xây dựng chương trình văn học Nga ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới chương trình giáo dục (Trang 101 - 102)

-

3.3.5. Cách thức đánh giá

3.3.5.1.Mục đích và yêu cầu đánh giá

Tác giả luận văn chọn cuối đợt thực nghiệm để kiểm tra, đánh giá xuất phát vì một lẽ tất yếu ai cũng thừa nhận là: một kỹ năng muốn được rèn luyện có kết quả phải có một quá trình, không thể sau một vài bài dạy và một vài tuần luyện tập là thấy có kết quả ngay, nhất là đối với một kỹ năng như kỹ năng lập dàn ý ở bộ môn Ngữ văn.

Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá để thấy được mức độ tiến bộ của lớp thực nghiệm so với thực trạng ban đầu và hiệu quả của các hình thức, biện pháp luận văn đã đề xuất.

Các bài tập đưa ra kiểm tra đánh giá không lặp lại lần trước nhưng là đồng dạng, cùng kiểu, mức độ, yêu cầu chất lượng như nhau, khó – dễ tương đương nhau.

3.3.5.2.Cách thức đánh giá thứ nhất: Cho một đề văn, yêu cầu học sinh làm dàn ý trong thời gian 10 – 15 phút. Sau đó chấm dàn ý và thống kê, đánh giá kết quảđạt - không đạt yêu cầu về lập ý, kết quả các loại lỗi học sinh thường gặp; đồng thời có sự so sánh với kết quả kiểm tra ban đầu trước khi thử nghiệm giảng dạy.

3.3.5.3.Cách thức đánh giá thứ hai: Ra một đề văn yêu cầu HS làm dàn ý đại cương và triển khai dàn ý đại cương đó thành một bài văn hoàn chỉnh. Sau đó chấm dàn ý, bài văn và thống kê, đánh giá kết quảđạt - không đạt yêu cầu về lập ý, về làm văn; kết quả các loại lỗi học sinh thường gặp. Đồng thời có sự so sánh với kết quả kiểm tra ban đầu trước khi thử nghiệm giảng dạy.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc xây dựng chương trình văn học Nga ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới chương trình giáo dục (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)