Rèn ý thức và kỹ năng lập ý thông qua các bài tập ở nhà

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc xây dựng chương trình văn học Nga ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới chương trình giáo dục (Trang 71 - 98)

-

3.2.4. Rèn ý thức và kỹ năng lập ý thông qua các bài tập ở nhà

Với lượng thời gian hết sức hạn hẹp dành cho môn làm văn, đặc biệt là phần thực hành làm văn mà phân phối chương trình đã định ra thì vấn đề rèn ý thức và kỹ năng lập ý thông qua các bài tập ở nhà cho học sinh là hết sức cần thiết. Qua việc làm các bài tập ở nhà, giáo viên có điều kiện giúp học sinh luyện tập và khắc sâu thêm những kiến thức các em được tiếp thu ở lớp; đồng thời giúp học sinh rèn giũa và cọ xát được với nhiều kiểu và dạng đề bài để kỹ năng làm bài của các em thuần thục hơn và giúp các em đạt hiệu quả cao trong quá trình làm bài.

Hơn thế, hình thành và rèn luyện cho học sinh có được một kỹ năng thành thạo đòi hỏi phải có thời gian thực hành thật nhiều và phải trải qua một quá trình lâu dài với tinh thần làm việc thật sự và kiên trì, đặc biệt đối với môn Ngữ văn. Nhà văn Nguyễn Công Hoan lúc sinh thời đã từng tâm sự: “Nghề viết văn không phải do đọc lắm kinh nghiệm và lý luận mà thành thạo được. Muốn thành thạo, trước hết phải làm và làm nhiều. Anh muốn biết bơi thì anh phải nhảy xuống nước mà tập, chỉđứng trên bờ mà nói thì thiên vạn cổ cũng chẳng biết bơi”. Các nghiên cứu của tâm lý – giáo dục học cũng chỉ ra rằng: “Quy trình công nghệ trong giáo dục rốt cục là thể hiện bằng một hệ thống thao tác. Hệ thống thao tác bằng tay là cơ sở vững chắc cho những thao tác trí óc. Muốn huấn luyện thao tác chỉ có một

cách làm duy nhất là thông qua hành động” (Hồ Ngọc Đại – Bài học là gì? NXBGDHN 1985)

Chính vì thếđể thực hiện thành công việc rèn luyện kỹ năng lập ý cho học sinh, nhất thiết phải kết hợp tiến hành nhiều hình thức và biện pháp khác nhau trong một thời gian dài. Và hình thức rèn kỹ năng lập ý bằng hệ thống bài tập ở nhà là một trong những hình thức cơ bản theo tinh thần đó. Trong khuôn khổ và phạm vi của luận văn, tác giả luận văn chỉ nêu lên một số nguyên tắc, một số đề bài tiêu biểu và hướng dẫn thực hành một vài đềđể người đọc có cơ sở tham khảo và dựa vào đó tự xây dựng cho mình một hệ thống bài tập ở nhà cụ thể phục vụ có hiệu quả cho việc rèn luyện kỹ năng lập ý cho học sinh.

3.2.4.1 Một vài nguyên tắc cơ bản khi xây dựng hệ thống bài tập ở nhà * Nguyên tắc toàn diện

Nguyên tắc này yêu cầu, khi soạn thảo bài tập về nhà để rèn kỹ năng lập ý phải giúp học sinh có được một hệ thống bài tập toàn diện, đầy đủ để sau một năm học, một khóa học, các em được tiếp xúc hầu hết với các kiểu bài, dạng đề mà tác giả luận văn đã trình bày ở trên.

* Nguyên tắc thống nhất

Nguyên tắc này yêu cầu, khi soạn thảo bài tập về nhà để rèn kỹ năng lập ý phải có sự thống nhất về nội dung, về mức độ, về khái niệm, về thuật ngữ, về mô hình dàn ý, về cách trình bày... Thống nhất giữa bài tập và lý thuyết về kỹ năng lập ý, thống nhất giữa bài tập và bài tập, thống nhất giữa lý thuyết làm văn nói chung và lý thuyết kỹ năng lập ý nói riêng, thống nhất giữa kỹ năng lập ý với các kỹ năng làm văn khác. Cũng như thế cần có cái nhìn thống nhất về vấn đề rèn kỹ năng lập ý giữa THCS và THPT, giữa các lớp trong cùng một cấp học.

* Nguyên tắc đa dạng

Nguyên tắc này yêu cầu, bài tập về nhà để rèn kỹ năng lập ý phải đa dạng, gây được hứng thú và kích thích suy nghĩ của học sinh, tránh sự đơn điệu nhàm chán (Chẳng hạn sự đa dạng biểu hiện ở chỗ: mọi kiểu bài, dạng bài có thể ra đề bằng nhiều cách khác nhau)

* Nguyên tắc vừa sức

Nguyên tắc này yêu cầu, hệ thống bài tập về nhà để rèn kỹ năng lập ý phải vừa sức. Căn cứ vào lứa tuổi, đặc điểm và điều kiện cụ thể của mỗi trường mỗi địa phương... mà đề ra hệ thống bài tập tương ứng tạo được sự hứng thú cho học sinh khi rèn luyện. Vừa sức theo quan niệm của tác giả luận văn là việc giao cho học sinh một nhiệm vụ, đặt họ vào một tình huống có vấn đề mà yêu cầu giải quyết không quá khó và cũng không quá dễ.

* Nguyên tắc từ dễđến khó

Nguyên tắc này yêu cầu, hệ thống bài tập về nhà để rèn kỹ năng lập ý phải được xây dựng và giúp học sinh thực hành theo trình tự từđễđến khó, từđơn giản đến phức tạp, bài trước sẽ là cơ sở để làm bài sau... Dễđến khó trong mỗi kiểu và mỗi dạng bài tập; dễđến khó trong mỗi cấp học và năm học; dễđến khó cho từng loại học sinh, từng địa phương, từng trường, từng lớp...

3.2.4.2. Hệ thống đề bài tập ở nhà cho học sinh * Một sốđề bài thường gặp

Ở đây, tác giả luận văn chỉ làm công tác liệt kê những đề bài chung nhất, khái quát nhất mà giáo viên và học sinh có thể gặp trong quá trình dạy – học. Căn cứ vào những đề bài này, giáo viên có thể linh họat thiết kế thành những dạng bài tập chuyên biệt để phục vụ có hiệu quả cho việc rèn kỹ năng lập ý cho học sinh.

1) Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách. (Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2009)

2) Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”. (Theo sách

Dám thành công – Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr.90). ( Đề thi đại học năm 2009 - khối D)

3) Suy nghĩ của anh (chị) về cái danh và cái thực của con người trong cuộc sống. (Đề thi học sinh giỏi quốc gia khối 10 năm 2009)

5) Bình luận vềđức tính khiêm nhường.

6) Tục ngữ có câu “Có chí thì nên”. Em có suy nghĩ gì về vai trò, ý chí, nghị lực trong cuộc sống? [58, Phan Trọng Luận].

7) Trình bày quan điểm của anh/chị về vấn đề “tự học”

8) Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là việc vức rác ra ngoài đường hoặc nơi công cộng… Lấy nhan đề “Giữ gìn môi trường sống sạch-đẹp”, em hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.

9) Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm “Học đi đôi với hành” [95, Trần Thị Thìn].

10) Hãy viết một bài văn nghị luận bàn về cho và nhận.

11) Từ thái độ vội vàng của Xuân Diệu trong bài thơ cùng tên, hãy viết bài văn bàn về về mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ đối với mỗi con người.

12) Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.

13) Cuộc sống sẽ ra sao nếu nguồn nước sạch ngày càng vơi cạn? [86, Trần Đình Sử].

14) Mỗi truyện ngụ ngôn có thể rút ra nhiều bài học. [86, Trần Đình Sử] * Một vài đề bài tập gợi ý

Bài 1: Bài tập rèn kỹ năng tìm hiểu - phân tích đề:

Kiểu 1: Tìm hiểu và phân tích một sốđề văn sau

1/ Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm “Học đi đôi với hành” [95, Trần Thị Thìn].

2/ Suy nghĩ của anh chị về lời phát biểu của một nhạc sỹ: Năm 20 tuổi, tôi nói: “Tôi và Mô-da”. Năm 30 tuổi, tôi nói “Mô-da và tôi”. Năm 40 tuổi, tôi nói: “Chỉ có Mô- da” [47, Lê Huy-Ngô Thanh Tùng].

3/ Đức Phật dạy: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”. Anh chị nghĩ gì về lời dạy trên? [47, Lê Huy-Ngô Thanh Tùng].

Kiểu 2: Hãy xem xét cách phân tích đề của bạn mình, anh (chị) có nhận xét gì về

bài làm đó, có cần phải sửa chữa bổ sung gì không? Nếu có hãy sửa lại cho đúng và đầy đủ.

1/ Có ý kiến cho rằng: “Thói quen tạo nên tính cách, tính cách tạo ra số phận”. Quan niệm của anh chị về ý kiến đó.

Một HS phân tích đề như sau:

(1) Xác định kiểu/dạng đề bài: kiểu đề bài NLXH về một vấn đề tư tưởng-đạo lý, thuộc dạng đề bài mở

(2) Xác định vấn đề cần NL (luận đề): Tầm quan trọng của tính cách đối với số phận con người

(3) Xác định thao tác NL chính: Phát biểu ý kiến

(4) Xác định phạm vi tư liệu NL: thuộc mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội

2/ Có ý kiến cho rằng: “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích.”. Quan niệm của anh chị về ý kiến đó.

(1) Xác định kiểu/dạng đề bài: kiểu đề bài NLXH về một vấn đề tư tưởng-đạo lý, thuộc dạng đề bài đóng

(2) Xác định vấn đề cần NL (luận đề): Tình bạn (3) Xác định thao tác NL chính: Bình luận

(4) Xác định phạm vi tư liệu NL: Trong văn học, thơ ca, tục ngữ, truyện ngắn

3/ Có ý kiến cho rằng: Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống. Anh chị hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lý tưởng và lý tưởng riêng của mình.

(1) Xác định kiểu/dạng đề bài: kiểu đề bài NLXH về một vấn đề tư tưởng-đạo lý, thuộc dạng đề bài mở

(2) Xác định vấn đề cần NL (luận đề): Lý tưởng của con người (3) Xác định thao tác NL chính: Phát biểu cảm nghĩ

(4) Xác định phạm vi tư liệu NL: thuộc mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội

Kiểu 3: Tìm hiểu những đề bài dưới đây, dựa vào những gợi ý về cách xác định luận đề đã được hướng dẫn ở bài học (Xác định các từ ngữ, chi tiết then chốt (là những từ ngữ, chi tiết lặp đi lặp lại, gợi hình tượng, những thuật ngữ, những cụm từ ngữ đóng vai trò là câu chủ đề...) trong đề bài - Giải thích ý nghĩa của các từ ngữ, chi tiết then chốt vừa tìm được - Đặt ý nghĩa của các từ ngữ, chi tiết then chốt vào trong chỉnh thể của đề bài và khái quát thành luận đề.), hãy nêu rõ luận đề bằng một nhóm từ.

1/ Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” [47, Lê Huy- Ngô Thanh Tùng].

2/ “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”

3/ Phải chăng bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi Bài 2: Bài tập rèn kỹ năng tìm ý, lập dàn ý:

Kiểu 1: Anh chị hãy dựa vào các gợi ý hướng dẫn cách xác định các luận điểm chính cho luận đề đã được nêu ở phần bài học (Giải thích (từ ngữ, hình ảnh, thuật ngữ, chi tiết, khái niệm, câu trích dẫn, câu chủ đề...) - Nêu và phân tích các khía cạnh biểu hiện - Nhận định vấn đề đúng - sai hay vừa có khía cạnh đúng vừa có khía cạnh sai và giải thích tại sao lại như vậy? (có thể bằng cách nêu tác dụng – tác hại – đưa dẫn chứng – dùng lý lẽ) - Nêu và phân tích nguyên nhân (đối với những vấn đề xấu) - Nêu nhận thức, thái độ, hành động của bản thân và bài học được rút ra) để tìm ý cho những đề dưới đây.

1/ Bàn về lợi ích và hứng thú của việc tự học

2/ Một số người hiền lành nhút nhát thường lấy câu tục ngữ “Một sự nhịn chín sự lành” làm phương châm xử thế. Theo anh chị thì chúng ta nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này thế nào cho đúng? [59, Phan Trọng Luận].

3/ Anh chị nghĩ thế nào về câu nói của nhà văn Nga: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực, mà là nơi không có tình thương” [47, Lê Huy-Ngô Thanh Tùng].

Kiu 2: Anh chị hãy dựa vào các gợi ý hướng dẫn cách xác định các luận điểm chính cho luận đề đã được nêu ở phần bài học (Giải thích (từ ngữ, hình ảnh, thuật ngữ, chi tiết, khái niệm, câu trích dẫn, câu chủ đề...) - Nêu và phân tích các khía cạnh biểu hiện - Nhận định vấn đề đúng - sai hay vừa có khía cạnh đúng vừa có khía cạnh sai và giải thích tại sao lại như vậy? (có thể bằng cách nêu tác dụng – tác hại – đưa dẫn chứng – dùng lý lẽ) - Nêu và phân tích nguyên nhân (đối với những vấn đề xấu) - Nêu nhận thức, thái độ, hành động của bản thân và bài học được rút ra)để: xem xét dàn ý đại cương của phần thân bài và nêu nhận xét về chúng (phần dàn ý đó có gì sai sót không? Sai sót như thế nào?), từ đó hãy sửa chữa, bổ sung cho hoàn thiện.

1/ Trong một lần nói chuyện với HS, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng lời dạy đó như thế nào? [58, Phan Trọng Luận]. Một bạn xây dựng phần thân bài của dàn ý đại cương như sau:

Luận điểm 1: Giải thích khái niệm tài và đức

Luận điểm 2: Tại sao Bác Hồ lại nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng Luận điểm 3: Tại sao Bác Hồ lại nói: Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó

2/ Đacuyn đã nói về kinh nghiệm thành công của mình: “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đã thu nhận được bằng cách tự học”. Suy nghĩ của anh chị về câu nói trên và con đường tự học của mình. [47, Lê Huy-Ngô Thanh Tùng]. Một HS xây dựng phần thân bài của dàn ý đại cương như sau:

Luận điểm 1: Tự học mang đến thành công và giúp ta làm được những điều có ý nghĩa.

Luận điểm 2: Con người phải biết tự học; phải là con người có ước mơ, hoài bão, có đóng góp cho cuộc sống.

Luận điểm 3: Có hoài bão, ước mơ người ta mới kiên trì học tập, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn trở ngại để học tập.

Luận điểm 4: Muốn có kiến thức thật sự thì HS phải tự học từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

3/ Hãy trình bày quan điểm của anh (chị) về ý kiến : “Tuổi trẻ phải biết sống đẹp”. [11, Lương Duy Cán].

Luận điểm 1:Thế nào là sống đẹp?

Luận điểm 2: Sống có lý tưởng cao đẹp, đúng đắn với một tâm hồn nhân hậu, lành mạnh và một trí tuệ sáng suốt, luôn rộng mở

Luận điểm 3: Chúng ta nên có thái độ như thế nào đối với những con người chỉ biết sống đồng nghĩa với tồn tại?

Luận điểm 4: Tuổi trẻ là thời kì đẹp nhất và cho con người những điều kiện tốt nhất để thực hiện những gì mà con người mong muốn

Luận điểm 5: Vì sao tuổi trẻ phải biết sống đẹp?

Luận điểm 6: Những gì mà con người thành công hay thất bại thời tuổi trẻ sẽ để lại dấu ấn cho cả cuộc đời.

Luận điểm 7: Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp?

Kiu 3: Áp dụng hệ thống kiến thức lý thuyết về lập ý đã học, hãy lập dàn ý cho các

đề bài sau:

1/ Tình thương là hạnh phúc của con người.

2/ Anh chị suy nghĩ gì về câu nói của Tuân Tử (313 – 235 TCN): “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn của ta, những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”.

3/ Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết.

4/ Có ý kiến cho rằng: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn. Anh chị nghĩ như thế nào về ý kiến đó?

5/ Có ý kiến cho rằng: “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc xây dựng chương trình văn học Nga ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới chương trình giáo dục (Trang 71 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)