Rèn ý thức và kỹ năng lập ý trong giờ trả bài làm văn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc xây dựng chương trình văn học Nga ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới chương trình giáo dục (Trang 69 - 71)

-

3.2.3. Rèn ý thức và kỹ năng lập ý trong giờ trả bài làm văn

Trả bài làm văn là một công việc bắt buộc và được thực hiện theo số tiết qui định trong phân phối chương trình của bộ môn Ngữ văn. Mục đích của giờ trả bài là để giúp học sinh “xem lại” bài làm của mình, đồng thời cũng tạo điều kiện về thời gian cho giáo viên giúp học sinh nhận ra được những mặt ưu – khuyết điểm của bài làm và của bản thân học sinh trong quá trình làm bài, từđó tự rút ra được những kinh nghiệm quý giá phục vụ cho việc làm văn ở những bài tiếp theo đạt được kết quả tốt nhất. Thông thường, giờ trả bài làm văn cho học sinh giáo viên phải cơ bản đáp ứng được những yêu cầu như: từ một đề văn cụ thểđã làm, giáo viên phải hướng dẫn và giúp học sinh thấy rõ những yêu cầu về nội dung và hình thức mà đề bài yêu cầu phải đạt được. Từ đó giáo viên chỉ ra và giúp học sinh nhận thấy được những ưu – khuyết điểm của bài làm học sinh (như: thiếu ý, thừa ý, lạc ý, trùng ý, ý lôn xộn... cùng với lỗi về bố cục, kết cấu của hệ thống ý trong bài viết); đồng thời chỉ ra và giúp học sinh cách thức, biện pháp để khắc phục chúng. Do vậy, trước khi chấm, thậm chí trước khi quyết định sẽ cho học sinh làm bất kỳ một đề bài làm văn nào, giáo viên phải nêu lên được một dàn ý chuẩn (tức là phải thực hiện công việc lập ý). Và ở giờ trả bài, giáo viên phải cùng học sinh lập ý cho đề bài đã làm (tức là phải cùng học sinh phân tích đề, tìm ý, lập

dàn ý, ghi dàn ý trên bảng để học sinh đễ theo dõi, đối chiếu với bài làm của mình và tiếp thu. Hơn thế giờ trả bài làm văn còn là dịp rất tốt để giáo viên nhắc, củng cố và kiểm tra lại, học sinh ôn lại và thực hành những lý thuyết về làm văn đã học trong đó có lý thuyết về lập ý. Như vậy, trước khi trả bài, giáo viên cần phải chuẩn bị cho mình một dàn ý chuẩn xác cùng với những hướng dẫn cần thiết để học sinh có thể tự xác định và xây dựng được một dàn ý như thế sau khi đã viết bài, đồng thời xây dựng được dàn ý trước khi bắt tay viết những đề bài làm văn khác. Trên cơ sởđó, giáo viên hướng dẫn học sinh tựđánh giá bài làm của mình: Đã đạt được những điểm nào? Còn tồn tại những điểm nào? Mắc phải những lỗi nào về lập ý cùng với phương hướng khắc phục.

Tiến trình, nội dung và phương pháp của một giờ trả bài đã được trình bày, hướng dẫn ở sách giáo viên và các tài liệu khác. Tuy nhiên, vấn đềđặt ra ởđây chỉ là xem xét việc rèn kỹ năng lập ý cho bài văn nghị luận xã hội ở giờ trả bài như thế nào mà thôi. Và để góp phần giúp HS rèn luyện tốt kỹ năng lập ý cho loại bài NLXH theo tinh thần trên, tác giả luận văn cho rằng GV trong giờ trả bài làm văn nên tiến hành giờ dạy-học theo qui trình sau:

Bước 1: Yêu cu HS nêu li đề bài đã làm

Ở bước này, sau khi học sinh đã nhắc lại đề bài, giáo viên chép đề bài đã làm lên bảng để thuận tiện cho cả thầy và trò trong quá trình làm việc.

Bước 2: Hướng dn HS phân tích đề - tìm ý – lp dàn ý

Ở bước này, giáo viên kết hợp ôn lại các kiến thức lý thuyết về phân tích đề - tìm ý – lập dàn ý đã học ở tiết lý thuyết “Lập ý cho bài văn nghị luận” và hướng dẫn học sinh thực hành lập ý theo lý thuyết đã học một cách thật triệt để. Trong quá trình hướng dẫn, tổ chức cho học sinh thực hiện giáo viên nên ghi bảng những ý, những kiến thức, những vấn đề trọng tâm để học sinh dễ theo dõi và khắc sâu được kiến thức.

Bước 3: Gv tng kết và chép dàn ý chun lên bng

Sau khi đã hướng dẫn học sinh thực hiện được công việc phân tích đề - tìm ý – lập dàn ý, giáo viên bổ sung, tổng kết và lập thành một hệ thống kiến thức

chuẩn trên bảng cho học sinh dễ theo dõi, đối chiếu.

Bước 4: Hướng dn hc sinh đối chiếu kết qu bài làm ca mình vi dàn ý trên bng

Khi đã có được dàn ý chuẩn và chép chúng lên bảng, giáo viên phải tiến hành việc hướng dẫn, gợi ý cho học sinh đối chiếu kết quả bài làm của mình với dàn ý trên bảng để các em có thể nhận ra những ưu khuyết điểm về bài làm của mình.

Bước 5: Giáo viên nhn xét và sa li cho hc sinh (có li lp ý)

Đây là bước khá quan trọng trong việc giúp học sinh sửa chữa những lỗi mình đã mắc phải trong quá trình làm bài để có thể làm những bài sau tốt hơn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc xây dựng chương trình văn học Nga ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới chương trình giáo dục (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)